Soạn bài Ca Huế sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Hướng dẫn soạn Bài 5. Văn bản thông tin. Nội dung bài Soạn bài Ca Huế sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Ca Huế

Nội dung chính:

Văn bản giúp người đọc hiểu được nguồn gốc, môi trường và giá trị của ca Huế, đồng thời giúp người đọc hiểu được các quy tắc, luật lệ trong hoạt động ca Huế.


1. Chuẩn bị

Câu hỏi trang 103 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Văn bản thông tin này giới thiệu về hoạt động hay trò chơi gì?

Trả lời:

Văn bản thông tin này giới thiệu về hoạt động của Ca Huế trên sông Hương.


Câu hỏi trang 103 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Hoạt động hay trò chơi đó có những quy tắc, luật lệ nào cần lưu ý?

Trả lời:

Hoạt động Ca Huế có những quy tắc, luật lệ cần chú ý là:

– Môi trường: không gian hẹp.

– Không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh Mặt Trời.

– Số lượng người trình diễn: 8 – 10 người.

– Số lượng nhạc công: 5 – 6 người.

– Biên chế của dàn nhạc: 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển.


Câu hỏi trang 103 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Cách trình bày của văn bản (nhan đề, sa pô, các tiểu mục, sự kết hợp kênh chữ và kênh hình,…) có tác dụng gì?

Trả lời:

Tác dụng: thuật lại, trình bày lại sự kiện theo trật tự thời gian nhằm thu hút người đọc vào thông tin đưa ra.


Câu hỏi trang 103 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Các thông tin trong văn bản có ý nghĩa như thế nào với xã hội nói chung và với cá nhân em nói riêng?

Trả lời:

Các thông tin trong văn bản đã cung cấp cho em những hiểu biết về thể loại âm nhạc ca Huế.


Câu hỏi trang 103 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Đọc trước văn bản Ca Huế; tìm hiểu thêm (qua sách báo, internet, thực tế, …) về hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương.

Trả lời:

– Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam, hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhặn, trang trọng, uy nghi.

– Hệ thống bài bản phong phú theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam.

– Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, mang nhiều yếu tố “chuyên nghiệp” bác học.

– Dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.


2. Đọc hiểu

Câu hỏi trang 103 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Chú ý nguồn gốc của ca Huế.

Trả lời:

Ca Huế có nguồn gốc từ hát cử quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật.


Câu hỏi trang 104 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Ở phần (2) những thông tin nào thể hiện quy tắc và luật lệ của ca Huế.

Trả lời:

– Diễn xướng thưởng ở trong không gian hẹp, số lượng người trình diễn và người nghe hạn chế do tính chất của âm nhạc mang tính tâm tình, tự sự.

– Số lượng người trình diễn ca Huế từ 8 đến 10 người, trong đó, số lượng nhạc công có từ 5 đến 6 người.

– Biên chế của dàn nhạc ngũ nhạc phải sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển, bao gồm: đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tranh, đàn tam… nhị, nguyệt, tranh, bầu.

– Buổi biểu diễn không bị lệ thuộc vào quy trình cứng nhắc giữa người thường thức và người trình diễ mà có sự hiểu biết lẫn nhau giữa chủ và khách, thể hiện bằng hai phong cách: biểu diễ truyền thống, biểu diễn cho du khách.


Câu hỏi trang 104 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Hai phong cách trình diễn ca Huế có gì khác nhau?

Trả lời:

Biểu diễn truyền thống Biểu diễn cho du khách
Người biểu diễn và người thưởng thức có mối quan hệ thân thiết, có quen biết nhau hoặc có nghe về tài nghệ biểu diễn của nhau. Có người giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển cũng như giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân.
Buổi biểu diễn được xen kẽ với các nhận xét, đánh giá, bình phẩm giống như một cuộc tọa đàm nhỏ về nghệ thuật ca Huế. Mới xuất hiện trong khoảng nửa cuối thế kì XX, là loại hình biểu diễn ca Huế trong các hội làng, cưới hỏi và sau này phổ biến trong phục vụ du lịch trên sông Hương.

Câu hỏi trang 105 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Thông tin chính của phần (3) là gì?

Trả lời:

Đoạn cuối đưa ra thông tin về thành tựu của ca Huế ngày nay.


TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 105 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Văn bản Ca Huế giới thiệu về hoạt động nào?

Trả lời:

Văn bản Ca Huế giới thiệu về đặc điểm, tính chất, quy luật của nhã nhạc cung đình Huế.


Câu 2 trang 105 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Văn bản Ca Huế gồm 3 phần. Có ý kiến cho rằng: Phần (1) nêu giá trị, phần (2) nói về nguồn gốc, phần (3) nêu môi trường diễn xướng của ca Huế. Ý kiến này chưa đúng, em hãy xác định lại nội dung từng phần cho phù hợp.

Trả lời:

– Phần 1: nguồn gốc của ca Huế.

– Phần 2: những quy định, luật lệ trong quá trình chuẩn bị cũng như cách biểu diễn ca Huế.

– Phần 3: giá trị của ca Huế ngày nay.


Câu 3 trang 105 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Văn bản giới thiệu các đặc điểm của ca Huế, nhưng cũng chính là nêu lên các quy tắc, luật lệ trong hoạt động ca Huế. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cách nêu quy định cụ thể của các quy tắc, luật lệ ở phần (2) theo mẫu sau:

Nội dung hoạt động Quy định, luật lệ
Môi trường diễn xướng
Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế Khoảng từ 8 đến 10 người
Số lượng nhạc công
Số lượng nhạc cụ
Phong cách biểu diễn
Số lượng người nghe ca Huế

Trả lời:

Nội dung hoạt động Quy định, luật lệ
Môi trường diễn xướng Không gian hẹp
Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế Khoảng 8-10 người
Số lượng nhạc công 5 đến 6 người
Số lượng nhạc cụ 4 hoặc 5 nhạc cụ
Phong cách biểu diễn Tao nhã, phải có sự hiểu biết về văn hóa và ẩm thực
Số lượng người nghe ca Huế Hạn chế

Câu 4 trang 105 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Câu văn nào trong văn bản đã khái quát được giá trị của hoạt động ca Huế?

Trả lời:

Câu văn đã khái quát được giá trị của hoạt động ca Huế: “Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam, ca Huế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 6 năm 2015”.


Câu 5 trang 105 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Dựa vào các thông tin từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 6 – 8 dòng, tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế.

Trả lời:

Ca Huế là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo, mang phong cách cổ điển, thấm đượm văn hóa truyền thống Việt Nam. Ca Huế thường gắn với nhã nhạc xung đình Huế, một thứ khiến du khách không thể bỏ lỡ mỗi dịp đến thăm cố đô Huế. Thưởng thức ca Huế trên thuyền, trôi nhẹ trên dòng sông Hương là một thú vui tao nhã, du khách có thể thưởng thức những làn điệu dân ca Huế ngọt ngào, sâu lắng, thẩm thấu trọn vẹn cái hồn, cái tình của người dân Huế. Nó khiến ai nghe xong cũng đều cảm nhận được vẻ đẹp cổ kính nơi xứ Huế.

Hoặc:

Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cùng vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật, theo thời gian đã dần được dân gian hóa để có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam đuợc Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn họa phi vật thể quốc gia năm 2015.


Câu 6 trang 105 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Hãy nêu một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế.

Trả lời:

Ở quê hương em cũng có một hoạt động ca nhạc truyền thống diễn ra vào lễ hội đầu năm của làng. Tại đó thường diễn ra các hoạt động trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà… Và không thể thiếu đó là âm nhạc. Cùng với làn điệu ca Huế nhẹ nhàng, thân thương, đó là làn điệu dân ca quan họ của các liền anh, liền chị trên chiếc thuyền rồng. Bởi dân ca quan họ cũng giống như ca Huế là một hình thức văn hóa nghệ thuật đặc trưng của vùng đất Kinh Bắc quê em. Bởi vậy, dù có đi đâu, về đâu em cũng không thể quên được những làn điệu quan họ nhẹ nhàng, thân thuộc mang đậm hương vị quê hương mình.

Hoặc:

– Dân ca Quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam, được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa.

– Trang phục quan họ bao gồm: trang phục của các liền anh, liền chị.

+ Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối, thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài.

+ Trang phục liền chị thường được gọi là “áo mớ ba mớ bảy”, nghĩa là có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy áo dài lồng vào nhau (mớ bảy); bên trong mặc chiếc yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ viền (dùng cho thanh nữ), ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân.

– Văn hóa quan họ là cách ứng xử thật khéo léo, tế nhị, kín đáo và mang đầy ý nghĩa như các làn điệu mời nước, mời trầu thật chân tình, nồng thắm mỗi khi có khách đến chơi nhà.

– Ngày 30 tháng 9 năm 2009. tại kỳ họp lần thứ tư của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn họa phi vật thể, Dân ca quan họ đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.


Bài trước:

👉 Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 102 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Hội thi thổi cơm sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Ca Huế sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com