Soạn bài Cảm xúc mùa thu sgk Ngữ văn 10 tập 1

Nội dung bài Soạn bài Cảm xúc mùa thu sgk Ngữ văn 10 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


CẢM XÚC MÙA THU

(Thu hứng)

ĐỖ PHỦ

TIỂU DẪN

Đỗ Phủ (712 – 770) tự là Tử Mĩ, quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam, xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời. Ông sống trong ngheo khổ, chết trong bệnh tật.

Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, là danh nhân văn hóa thế giới. Thơ Đỗ Phủ hiện con khoảng 1500 bài, có nội dung rất phogn phú và sâu sắc. Đó là những bức tranh hiện thực sinh động và chân xác đến mức được gọi là “thi sử” (lịch sử bằng thó); đó cũng là niềm đồng cảm với nhân dân trong khổ nạn, chứa chan tình yêu nước và tinh thận nhân đạo. Giọng thơ Đỗ Phủ trầm uất, nghẹn ngào. Ông sành tất cả các thẻ thơ nhưng đặc biệt thành công ở thể luật thi. Với nhân cách cao thượng, tài năng nghệ thuật trác việt, Đỗ Phủ được người Trung Quốc gọi là “Thi thánh”.


VĂN BẢN

Phiên âm:

Ngọc lộ diêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lên,
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thanh cao cấp mộ châm.

Dịch nghĩa:

Sương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong (1),
Núi Vu, kẽm Vu (2) hơi thu hiu hắt.
Giữa lòng sông, sóng vọt lên tân lưng trời,
Trên cửa ải, mây sà xuống giáp mặt đất âm u.
Khóm cúc nở hoa đã hai lân [làm] tuôn rơi nước mắt ngày trước,
Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhơ nơi vườn cũ.
Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét,
Về chiệu, thành Bạch Đế cao, tiếng chày đập áo (3) nghe càng dồn dập.

Dịch thơ:

Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khi thu lòa.
Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,
Thành Bạch, chay avng bóng ác tà.

Nguyễn Công Trứ dịch (Thơ Đường tập II, Sđd)

Dưới đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Cảm xúc mùa thu sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Nội dung chính:

Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.


1. Câu 1 trang 147 Ngữ văn 10 tập 1

Theo anh (chị), bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần.

Trả lời:

– Bố cục: 2 phần

+ Bốn câu đầu: cảnh thu.

+ Bốn câu sau: Cảm hứng khi thu về trên đất khách.

– Cách chia bố cục hai phần là dựa vào nội dung cụ thể của bài thơ.


2. Câu 2 trang 147 Ngữ văn 10 tập 1

Nhận xét sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?

Trả lời:

– Bài thơ có sự thay đổi từ tầm nhìn xa (không gian xa) (không gian cận kề) trong bốn câu đầu đến tầm nhìn gần trong bốn câu cuối.

– Có sự thay đổi ấy bởi có sự vận động trong chính tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, đó là sự vận hành thi tứ từ miêu tả ngoại cảnh đến việc thể hiện cái tình sâu kín trên nền phong cảnh vừa tạo dựng.


3. Câu 3 trang 147 Ngữ văn 10 tập 1

Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng.

Trả lời:

– Mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ cuối: là mối quan hệ giữa xa và gần, giữa cảnh và tâm, giữa thu và hứng, giữa thị giác và thính giác, giữa không gian và thời gian. Bức tranh mùa thu hiu hắt, lạnh lẽo, dữ dội, dồn nén cũng là bức tranh đất nước điêu tàn, tang thương dù loạn An Lộc Sơn đã trải qua được 11 năm và bức tranh số phận tha phương thê thảm của bản thân nhà thơ.

– Mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng: có thể nói 4 câu đầu tả thu, 4 câu sau thể hiện hứng nhưng xét toàn bài, câu nào cũng là thu – hứng. Bởi lẽ, trong cảnh có tình và trong tình có cảnh.


LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 147 Ngữ văn 10 tập 1

Thử đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và dịch nghĩa

Trả lời:

– Ưu điểm: Bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần của bài thơ. Bản dịch có thể coi là khá đạt.

– Nh­ược điểm: Bản dịch còn có một số vênh lệch so với bản phiên âm:

+ Trong câu đầu, bản dịch thơ ch­ưa chuyển tải được ý nghĩa của từ “điêu thương” – đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh – chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sư­ơng móc đối với rừng phong.

+ Chữ “thẳm” trong câu ba (bản dịch) ch­ưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.

+ Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ  “l­ỡng khai” – là một từ quan trọng của bản phiên âm – nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ “cô” ch­a dịch được làm cho câu thơ ch­a thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ li hương.


2. Câu 2 trang 147 Ngữ văn 10 tập 1

Theo anh (chị) , chữ “lệ” trong câu 5 chỉ nước mắt của nhà thơ hay nước mắt của “khóm cúc”?

Trả lời:

Chữ “lệ” trong câu “tùng cúc lưỡng khai tha nhạt lệ” đều được hiểu theo cả hai cách nước mắt của nhà thơ và nước mắt của “hoa cúc”

– Mỗi khi ngắm hoa cúc, nhà thơ rơi nước mắt và nhớ về quê nhà.

– Những cánh hoa cúc nở tựa như cúc rơi nước mắt.


3. Câu 3 trang 147 Ngữ văn 10 tập 1

Học thuộc lòng bài thơ (phần phiên âm và dịch thơ).


CÁC BÀI VĂN HAY


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Cảm xúc mùa thu sgk Ngữ văn 10 tập 1  đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com