Soạn bài Đọc mở rộng trang 129 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Hướng dẫn soạn Bài 5. MÀU SẮC TRĂM MIỀN. Nội dung bài Soạn bài Đọc mở rộng trang 129 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


ĐỌC MỞ RỘNG

Câu 1 trang 129 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Tìm đọc một số bài thơ, tùy bút, tản văn viết về tình yêu quê hương và vẻ đẹp đời sống ở các vùng miền trong và ngoài nước. Ghi vào nhật kí đọc sách những nội dung đáng chú ý của các văn bản mà em đã đọc.

Trả lời:

Tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân nổi bật hình ảnh con song Đà và hình ảnh người lái đò.

Hoặc:

– Em có thể tìm đọc một số bài thơ, tuỳ bút, tản văn viết về tình yêu quê hương và vẻ đẹp đời sống ở các vùng miền trong và ngoài nước như: “Hà Nội 36 phố phường” (Thạch Lam), bài thơ “Việt Nam quê hương ta” (Nguyễn Đình Thi), “Quê hương” (Đỗ Trung Quân), …

– Ghi vào nhật kí đọc sách những nội dung đáng chú ý của các văn bản mà em đã đọc như: nội dung chính, thể loại, nghệ thuật, từ ngữ gây ấn tượng với em, …


Câu 2 trang 129 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Trao đổi với các bạn về:

– Nội dung chính và chủ đề của mỗi văn bản.

– Những nét độc đáo từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong một bài thơ.

– Chất trữ tình, cái tôi của nhà văn và ngôn ngữ được sử dụng trong một bài tùy bút hay tản văn.

Trả lời:

Đất nước Mùi của kí ức
Nội dung chính Bài thơ thể hiện cách nhìn mới mẻ, độc đáo về đất nước trên nhiều góc độ khác nhau: văn hóa, lịch sử, địa lí…Từ đó, làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân” Nói về hương vị ẩm thực của quê hương làng Chùa. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ của tác giả về hương vị thân thuộc của tuổ thơ.
Chủ đề Tình yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương.
Từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biệp pháp tu từ – Từ ngữ, hình ảnh bình dị, gần gũi, giàu chất liệu văn hóa dân gian
– Thể thơ tự do
– Giọng thơ trữ tình, chính luận.
– BPTT: điệp cấu trúc, liệt kê.

Hoặc:

Trao đổi với các bạn về bài thơ “Việt Nam quê hương ta” (Nguyễn Đình Thi)

– Nội dung chính: Ca ngợi vẻ đẹp quê hương ta.

– Nét độc đáo: Thể thơ lục bát cùng giọng văn nhẹ nhàng, tha thiết, tràn đầy cảm xúc.

– Cái tôi nhà văn thể hiện cảm xúc yêu và tự hào về quê hương Việt Nam tươi đẹp.


Câu 3 trang 129 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ em yêu thích.

Trả lời:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ? “
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được…
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi…
***
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên – (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại…
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…
***
Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa…
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng…
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi…
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi!

(Giang Nam, Quê hương)


Bài trước:

👉 Soạn bài Những khuôn cửa dấu yêu sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Ôn tập học kì I sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Đọc mở rộng trang 129 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com