Soạn bài Gặp lá cơm nếp sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Hướng dẫn soạn Bài 2. KHÚC NHẠC TÂM HỒN. Nội dung bài Soạn bài Gặp lá cơm nếp sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


VĂN BẢN 2

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1 trang 43 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông).

Trả lời:

Các bài thơ thuộc thể 5 chữ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh).


Câu 2 trang 43 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.

Trả lời:

Xôi là món ăn dân dã quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam đặc biệt trong những mâm cỗ thì khó có thể thiếu món xôi nếp. Xôi nếp ngoài nguyên liệu chính là gạo nếp thì còn có rất nhiều nguyên liệu kết hợp như: đậu xanh, lạc, ngô, sắn,…. Xôi nếp là 1 món ăn ngon, dễ ăn, đậm vị hòa quyện mùi gạo thơm dẻo với các nguyên liệu để làm nên một món ăn đặc trưng.

Hoặc:

Xôi là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân Việt Nam. Xôi được nấu từ hạt gạo nếp thơm lừng và kết hợp các món ăn khác như lạc, gấc, ngô,… để làm nên những hương vị đặc trưng. Đối với em, món xôi là một món ăn gần gũi, dân dã và gợi nhiều thương nhớ vì món xôi gắn liền với mỗi nhà trong những mâm cỗ gia đình, là món ăn quen thuộc của mỗi trẻ em trong suốt hành trình lớn lên, xôi còn gắn bó với người nông dân Việt Nam và để lại hương vị khó quên với mùi thơm nồng nàn của gạo nếp. Đối với em, xôi vừa là món ăn ngon bổ dưỡng, vừa gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ ngọt ngào và ăm ắp tình thương.
– Xôi là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân Việt Nam.

Hoặc:

– Xôi được nấu từ hạt gạo nếp thơm lừng và kết hợp các món ăn khác như lạc, gấc, ngô,… để làm nên những hương vị đặc trưng.

– Là một món ăn gần gũi, dân dã, gắn liền với mỗi nhà trong những mâm cỗ gia đình

– Là món ăn quen thuộc của mỗi trẻ em trong suốt hành trình lớn lên, xôi còn gắn bó với người nông dân Việt Nam và để lại hương vị khó quên với mùi thơm nồng nàn của gạo nếp.


ĐỌC VĂN BẢN

Gặp lá cơm nếp

Theo dõi trang 43 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.

Trả lời:

– Số tiếng: 5 tiếng.

– Gieo vần: vần liền (bếp – nếp).

– Nhịp thơ: nhịp 2/3; 1/4; 3/2 tùy theo từng câu.


Hình dung trang 43 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.

Trả lời:

Người mẹ hiện lên với hình ảnh hiền từ, đảm đang, thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn.

Hoặc:

Mẹ nhặt lá về đun bếp để thổi nồi cơm nếp cho con. Người mẹ tảo tần, thương con.


Theo dõi trang 43 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước.

Trả lời:

Tình cảm người con dành cho mẹ và quê hương đất nước đó là nỗi nhớ thương.


SAU KHI ĐỌC

Nội dung chính:

Bài thơ là tình cảm nhớ thương của người con dành cho mẹ và đất nước. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.


TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1 trang 44 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác so với bài thơ Đồng dao mùa xuân?

Trả lời:

Tiêu chí Gặp lá cơm nếp Đồng dao mùa xuân
Số tiếng 5 tiếng 4 tiếng
Cách gieo vần vần chân vần chân
Nhịp thơ Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/2 Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/3
Chia khổ 4 khổ, trong đó có 1 khổ đặc biệt 9 khổ, trong đó có 2 khổ đặc biệt

Hoặc:

Tiêu chí Đồng dao mùa xuân Gặp lá com nếp
Số tiếng 4 tiếng 5 tiếng
Vần vần cách Vần liền
Nhịp 1/3, 2/2 1/4, 2/3, 3/2
Chia khổ thơ mỗi khổ bốn dòng thơ, khổ 2 có 2 dòng mỗi khổ có 4 dòng thơ, khổ 4 có hai dòng thơ.

Câu 2 trang 44 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?

Trả lời:

– Hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ: Trên đường hành quân ra trận, anh gặp lá cơm nếp.

→ Nhận xét: Hoàn cảnh đặc biệt mà người lính trải qua trong những năm chiến tranh.

– Hình ảnh người mẹ trong kí ức con: hiền từ, đảm đang, chịu thương chịu khó, thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn.


Câu 3 trang 44 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

Trả lời:

– Trong khổ 3, người con đã dành những tình cảm nhớ thương và kính yêu dạt dào dành cho mẹ và đất nước.

– Những tình cảm, cảm xúc ấy cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” vì đây chính là mùi vị của quê hương anh.


Câu 4 trang 44 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Trả lời:

Em cảm nhận về hình ảnh người con trong bài thơ: là một người giàu tình cảm, yêu quê hương đất nước, yêu mẹ.

Hoặc:

Người con trong bài thơ không trực tiếp xuất hiện mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua những cảm xúc thể hiện trong bài. Từ đó, ta có thể hình dung chủ thể trữ tình trong bài thơ là một người lính xa nhà nhiều năm và có những tình cảm sâu sắc dành cho mẹ cũng như quê hương, đất nước. Anh là một người con giàu tình cảm, có hiếu khi nhớ thương về mẹ với những điều bình dị và không quên được những món ăn quen thuộc mà mẹ đã dành trọn tình cảm để nấu cho anh. Người lính ấy đồng thời cũng là người con yêu nước, khi trong long anh luôn dạt dào tình cảm với làng quê, dân tộc.


Câu 5 trang 44 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

Trả lời:

– Cách ngắt nhịp linh hoạt, dễ dàng truyền đạt những suy tư của tác phẩm đến người đọc.

– Là thể thơ quen thuộc của người Việt Nam, mang đến sự gần gũi, dễ đọc, dễ nhớ và dễ truyền tải tình cảm của tác giả trong bài thơ.

Hoặc:

Thể thơ 5 chữ mỗi dòng năm tiếng; nhịp 3/2, 2/3 linh hoạt, sử dụng vần chân… → góp phần thể hiện một cách hàm súc tình cảm, tấm lòng của người con đối với quê hương, đất nước và mẹ của mình.


VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp

Bài tham khảo 1:

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời.

Bài tham khảo 2:

Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Thanh Thảo cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Gặp lá cơm nếp. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Câu thơ “Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương” như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

Bài tham khảo 3:

Cha mẹ là người có công sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người, vì thế dù có đi bất cứ nơi đâu thì chúng ta cũng luôn hướng về cha mẹ. Thanh Thảo đã khéo nói hộ chúng ta nỗi nhớ ấy thông qua bài thơ Gặp lá cơm nếp. Khi xa nhà, bỗng dưng gặp lá nếp mà nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương cứ thế ùa về. Nhớ về mẹ là nhớ món xôi của mẹ “bát xôi mùa gặt/ mùi xôi sao lạ lùng”. Mùi xôi của mẹ hay chính là vị quê hương quen thuộc luôn thường trực trong con “thơm suốt đường con”. Tình yêu mẹ, yêu quê hương đất nước không chỉ được thể hiện qua món xôi, qua mùi vị quê hương, tình yêu thương đó đã dâng trào bộc trực ra lời nói “ôi mùi vị quê hương/ con làm sao quên được/ mẹ già và đất nước/ chia đều nỗi nhớ thương”. Mẹ được đặt ngang với đất nước, được người con chia đều nỗi nhớ thương, qua đó chúng ta thấy được tình cảm sâu nặng của người con dành cho người mẹ già yêu quý của mình.


Bài trước:

👉 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Trở gió sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Gặp lá cơm nếp sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com