Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Hướng dẫn soạn Bài 2. KHÚC NHẠC TÂM HỒN. Nội dung bài Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


Thực hành tiếng Việt

BIỆN PHÁP TU TỪ

Câu 1 trang 42 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây? Nêu tác dụng của biện pháp tu tu đó.

Một ngày hoà bình
Anh không về nữa

Trả lời:

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh: Từ “không về” sử dụng thay cho từ “chết” chỉ cái chết của người chiến sĩ.

→ Tác dụng: nhằm mục đích giảm nhẹ, để tránh đi phần nào sự đau buồn.


Câu 2 trang 42 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Hãy tìm thêm một số ví dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa.

Trả lời:

Ví dụ:

Có người lính, Mùa xuân ấy ra đi từ đó không về… (Lời bài hát Màu hoa đỏ – Thuận Yến).

Sau cơn bạo bệnh, nội tôi đã ra đi mãi mãi và không về với anh em tôi nữa.


Câu 3 trang 42 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng:

a. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Trả lời:

a. – Biện pháp nói giảm nói tránh “nhắm mắt” sử dụng thay cho từ “chết”.

→ Tác dụng: thể hiện cách nói chuyện tế nhị, tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ khi Dế Choắt nói về cái chết sắp tới của mình.

– Biện pháp tu từ liệt kê những tính xấu của Dế Mèn “có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ”.

→ Tác dụng: nhấn mạnh những thói xấu trong tính cách của Dế Mèn, chính những thói xấu ấy đã gây nên nhiều tai họa.

– Biện pháp tu từ điệp từ “có”.

→ Tác dụng: làm cho câu văn có nhịp điệu, nhấn mạnh những thói xấu của Dế Mèn.

b. Biện pháp nói giảm nói tránh “nghèo sức” sử dụng thay cho từ “cơ thể yếu ớt”.

→ Tác dụng: thể hiện cách nói chuyện tế nhị của một người đang nói chuyện với người khác một cách lịch sự.


Câu 4 trang 42 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân và nêu tác dụng.

Trả lời:

– Điệp ngữ: “Có một người lính”

→ Tác dụng: Như một lời nhắc nhở ngời đọc luôn nhớ về anh – một con người từng sống, chiến đấu và đã anh dũng hi sinh

– Điệp từ: “anh không về nữa”, “anh ngồi”

→ Tác dụng: Khắc họa trong lòng người đọc về sự ra đi của người lính trẻ, khiến hình tượng người lính hiện lên như một bức tượng giữa rừng núi Trường Sơn hùng vĩ.


NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

Câu 5 trang 42 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Xác định nghĩa của các từ ngữ núi xanhmáu lửa trong khổ thơ:

Có một người lính
Đi vào núi xanh
Những năm máu lửa.

Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Trả lời:

– Núi xanh: chỉ chiến trường, nơi diễn ra những trận chiến ác liệt → Căn cứ các từ: rừng chiều, Trường Sơn, núi cũ, đại ngàn, núi non.

– Máu lửa: chỉ những năm tháng chiến tranh khốc liệt → Căn cứ các từ: hòa bình, bom nổ, khói đen, ngọn lửa.

Hoặc:

– Núi xanh: chỉ những dải núi xanh, cây cối phát triển um tùm.

– Máu lửa: chỉ máu của những người lính đã đổ xuống trong khói lửa của chiến tranh đồng thời thể hiện sự khốc liệt trong những năm tháng quân ta chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Căn cứ vào ngữ cảnh của bài thơ.


Câu 6 trang 42 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT

Cho biết sự khác biệt về nghĩa của từ xuân trong các cụm từ ngày xuân, tuổi xuân, đồng dao mùa xuân.

Trả lời:

– Ngày xuân và tuổi xuân: nghĩa chuyển, chỉ tuổi thanh xuân, tức tuổi trẻ của con người

– Đồng dao mùa xuân: nghĩa gốc, chỉ một mùa trong năm, là mùa đầu tiên của năm, mùa làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc.

Hoặc:

– Ngày xuân và tuổi xuân: Từ “xuân” ở đây mang nghĩa chuyển, chỉ tuổi thanh xuân, tức tuổi trẻ của con người (Ngày xuân ngọt lành – Đồng dao mùa xuân).

– Đồng dao mùa xuân: Từ “xuân” ở đây mang nghĩa gốc, chỉ một mùa trong năm, là mùa đầu tiên của năm, mùa làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. (Đồng dao mùa xuân được hiểu là bài ca trong mùa xuân).


Bài trước:

👉 Soạn bài Đồng dao mùa xuân sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Gặp lá cơm nếp sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com