Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 57 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Hướng dẫn soạn Bài 2. Thơ bốn chữ, năm chữ. Nội dung bài Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 57 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

Câu 1 trang 57 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Ghi hoặc lưu lại một số thông tin mà em cho là hữu ích để hiểu hơn về các tác giả, tác phẩm đã học ở Bài 2 từ nhiều nguồn khác nhau (Internet, sách, báo,…).

Trả lời:

– Đỗ Trung Lai sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp khoa Vật lý, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, nhà thơ Đỗ Trung Lai từng làm giáo viên trường Văn hoá quân đội, phóng viên rồi Phó trưởng phòng báo Quân đội Nhân dân cuối tuần. Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày.

Nội dung chính của “Mẹ”: Bài thơ là cảm xúc của người con trước sự ngày càng già đi của mẹ mình qua việc đối chiếu hình ảnh mẹ với cây cau.

– Vũ Đình Liên (1913-1996), quê ở Hải Dương. Ông là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới và là nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.

Nội dung chính của “Ông đồ”: Bài thơ kể về sự ngày càng mai một của một nét đẹp truyền thống dân tộc “xin chữ Nho”.

– Xuân Quỳnh (1942-1988), là một nữ nhà thơ Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Bà nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như Thuyền và biểnSóngThơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa. Bà được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học Việt Nam.

Nội dung chính của “Tiếng gà trưa”: Bài thơ kể về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả gắn với hình ảnh tiếng gà và người bà trìu mến.


Câu 2 trang 57 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Đọc thêm một số bài thơ bốn chữ, năm chữ có cùng đề tài hoặc chủ đề với các bài thơ đã học ở Bài 2. Với mỗi bài thơ đó, hãy ghi lại ngắn gọn điều mà em thích hoặc ấn tượng nhất.

Trả lời:

– Bài thơ Dáng mẹ ngày xưa

Bài thơ là lời tâm sự của tác giả về hình ảnh người mẹ của mình còn lưu lại trong ký ức tuổi thơ đầy thân thương. Dáng mẹ gầy gò thể hiện một con người đã trải qua sóng gió, khó khăn của cuộc đời. Nhưng trong tâm trí của người con, mẹ hiện lên với nụ cười dịu dàng, trìu mến khiến con không thể nào quên.

– Bài thơ Nếu ngày mai mẹ có già

Bài thơ là lời tâm sự của người mẹ với con mình khi tuổi già đang đến. Người mẹ đã hy sinh cho con suốt những năm tháng thanh xuân của cuộc đời và bây giờ khi đang dần bước vào tuổi xế bóng, mẹ vẫn luôn lo nghĩ, dõi theo con của mình.


Bài trước:

👉 Soạn bài Tự đánh giá: Một mình trong mưa sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 58 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 57 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com