Soạn bài Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm sáng tạo cho Góc truyền thông của trường? sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn soạn BÀI 11: BẠN SẼ GIẢI QUYẾT VIỆC NÀY NHƯ THẾ NÀO?. Nội dung bài Soạn bài Soạn bài Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm sáng tạo cho Góc truyền thông của trường? sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 6, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.


Tình huống 3

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HIỆN MỘT SẢN PHẨM SÁNG TẠO CHO GÓC TRUYỀN THÔNG CỦA TRƯỜNG?

Trước thực trạn môi trường bị tàn phá, ô nhiễm nghiêm trọng, nhân ngày Môi trường thế giới, Câu lạc bộ Truyền thông của trường phát động cuộc vận động thực hiện sản phẩm sáng tạo (sáng tác thơ, vẽ tranh cổ động,…) với chủ đề Lắng nghe lời thở than của thiên nhiên. Các sản phẩm sáng tạo này sẽ được đăng ở Góc truyền thông của trường.

Trong số các sản phẩm gửi về, Câu lạc bộ nhận được một hình vẽ với lời nhắn:

Các bạn trong Câu lạc bộ Truyền thông thân mến!

Mình sưu tầm được tấm hình này và mong muốn biến tấm hình này thành một bài viết hay sản phẩm sáng tạo gì đó cho phù hợp với Góc truyền thông nhưng mình vẫn chưa làm được. Thế nên mình gửi tấm hình này đến các bạn với hi vọng nó sẽ gợi cảm hứng sáng tạo nơi các bạn. Các bạn hãy giúp mình nhé!

Cảm ơn các bạn thật nhiều! Chúc các bạn thành công!


Câu hỏi trang 104 Ngữ Văn 6 tập 2 CTST

Nếu em là thành viên câu lạc bộ, em sẽ giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Nếu em là thành viên câu lạc bộ, trước hết em gửi lời cảm ơn tới người gửi đã đóng góp ý tưởng cho hoạt động.

Từ tấm hình được sưu tập các thành viên có thể lấy đó làm cảm hứng sáng tác một câu chuyện, một bài thơ hay một bài hát tuyên truyền cho hoạt động lần này. Nó có thể gần gũi hơn vì được gửi từ chính một trong số các bạn và lan tỏa thông điệp một cách tích cực hơn.


HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

a. Đọc hiểu tình huống

• Em biết gì về Góc truyền thông trong trường học?

Góc truyền thông là nơi cập nhật, thông báo các tin tức quan trọng nhanh nhất tới các bạn học sinh trong trường.

• Em hiểu thế nào về các từ “lắng nghe” và “lời thở than” trong tên chủ đề?

– Lắng nghe: Là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói; phân tích những gì họ nói rồi đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện.

– Lời thở than: Dùng lời để thổ lộ những nỗi buồn rầu đau khổ.

• Hình vẽ trong tình huống có thể được miêu tả lại như thế nào?

Hình vẽ trong tình huống có thể được miêu tả dưới một sản phẩm sáng tạo như sáng tác thơ, vẽ tranh cổ động,…

• Em liên tưởng đến bài thơ, câu chuyện, đoạn phim nào khi xem hình vẽ trên?

Em có liên tưởng đến: Phim Rừng thiêng; When Elephants Were Young; Khi đàn chim trở về; Whispers: An Elephant’s Tale…

• Thông điệp mà em nhận được từ hình vẽ trên là gì?

Thông điệp mà em nhận được: Cần bảo vệ rừng, bảo vệ động vật.

• Người bạn đã nhờ các thành viên CLB thực hiện việc gì?

Người bạn nhờ CLB gợi cảm hứng sáng tạo về một sản phẩm từ tấm hình được gửi.

b. Nhận biết vấn đề trọng tâm

• Vấn đề trọng tâm của tình huống này là gì?

Gợi cảm hứng về sản phẩm từ tấm hình.

• Dựa trên căn cứ nào để xác định vấn đề trọng tâm?

Vấn đề được xác định dựa trên yêu cầu viết trong thư của người viết, bức ảnh, các gợi ý sản phẩm từ người viết.

Bước 2: Tìm kiếm và lựa chọn giải pháp

a. Thu thập thông tin, ý tưởng

• Liệt kê những hiểu biết mà em cho là cần thiết để giải quyết tình huống.

– Các thông tin về nạn chặt phá rừng và những tác hại của việc chặt phá rừng.

Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria. Tổng cục Lâm nghiệp thống kê khoảng 22.800 ha rừng bị thiệt hại giai đoạn 2011-2019, trong đó nguyên nhân cháy rừng gần 14.000 ha, phá rừng hơn 9.000 ha. Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm (2012-2017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; còn lại là do phá rừng trái pháp luật làm mất 11%. Từ tổng hợp của 58 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy, trong khoảng 5 năm qua, các cơ quan nhà nước đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng gần 38.300 ha/1.892 dự án. Trong đó rừng tự nhiên gần 19.000 ha, rừng trồng hơn 15.800 ha, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp trên 3.500 ha.

– Những yêu cầu đối với việc vẽ tranh, kể câu chuyện, sáng tác bài hát, bài thơ,…

+ Về kiến thức: vẽ tranh (phối màu, đường nét,…), kể chuyện (câu chuyện, kĩ năng kể chuyện,…), sáng tác bài hát (cao độ, trường độ,…), bài thơ (niêm, luật, vần,…).

+ Về công cụ: vẽ tranh (màu sắc, bút,…), kể chuyện (câu chuyện, sách, giọng nói,…), sáng tác bài hát (bút, ý tưởng, đàn,…), bài thơ (bút, ý tưởng,…).

• Lựa chọn những cách thức phù hợp để thu thập thông tin, ý tưởng:

– Nhớ lại xem mình đã viết bài hoặc thực hiện một sản phẩm sáng tạo nào liên quan đến vấn đề môi trường chưa, kết quả ra sao?

Em đã từng thực hiện sản phẩm liên quan đến mối trường: bài viết nghị luận về môi trường. Bài viết được điểm cao.

– Tìm kiếm thông tin và khơi nguồn cảm xúc bằng cách đọc thêm về chủ đề thiên nhiên, xem phim, ảnh về thế giới động vật, về môi trường rừng, tham gia các hoạt động trồng cây xanh, bảo vệ rừng,…

b. Tìm kiếm giải pháp

Một vài gợi ý:

• Sáng tác bài thơ hoặc kể câu chuyện về rừng xanh bị tàn phá.

• Vẽ tiếp một chuỗi các hình ảnh để kể câu chuyện về những hậu quả khi rừng xanh bị tàn phá.

• Viết bài văn bày tỏ cảm xúc trước thực trạng cây rừng bị đốn hạ, môi trường sống của muông thú bị phá hủy.

• Sáng tác bài hát nói về nỗi đau của muông thú khi rừng xanh bị tàn phá.

c. Lựa chọn giải pháp

Cần cân nhắc:

• Thế mạnh của em là gì (khả năng viết, vẽ, thực hiện đoạn phim ngắn,…)?

• Nên sử dụng kiểu bài nào trong các kiểu bài mà em đã học để thể hiện giải pháp? Em có những hiểu biết và kỹ năng gì để có thể tạo lập các kiểu bài ấy?

Ví dụ:

– Làm thơ: Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, áp dụng luật và vần,…

– Bài hát: Kĩ năng về cao độ, trường độ,…

– Vẽ tranh: kĩ năng vẽ, phối màu,…

• Sản phẩm của giải pháp có phù hợp để đăng tải ở góc truyền thông không?

Sản phẩm phù hợp phải có nội dung đúng chủ đề, ngắn gọn, thu hút,…

• Em có các điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian như thế nào để thực hiện?

– Cơ sở vật chất: Các dụng cụ cần thiết.

– Thời gian: Sắp xếp thời gian phù hợp để cân đối giữa học tập và thực hiện sản phẩm.

Bước 3: Thực hiện

Lập kế hoạch thực hiện giải pháp bằng dàn ý, sơ đồ. Tiến hành thực hiện sản phẩm theo giải pháp đã lựa chọn.

Ví dụ: Vẽ truyện về bảo vệ môi trường.

Đọc, xem phim, tìm tài liệu để tạo ý tưởng.→ Thực hiện vẽ tranh từ ý tưởng được hình thành.→ Hoàn thiện, tham khảo ý kiến để chỉnh sửa cho phù hợp.


NÓI VÀ NGHE

TRÌNH BÀY GIẢI PHÁP VÀ SẢN PHẨM

Tham khảo các hướng dẫn về nói và nghe ở Tình huống 1 để thực hiện tình huống này.

Bước 1: Chuẩn bị

• Xác định không gian trình bày (lớp học, sân trường, phòng học bộ môn, thư viện,…) và những điều kiện vật chất (máy tính, máy chiếu,…) để chuẩn bị nội dung và cách thức trình bày phù hợp.

• Xác định cụ thể thời gian quy định trong phần trình bày của mình để chuẩn bị nội dung cho phù hợp (trình bày cụ thể, chi tiết hoặc tóm tắt khái quát).

• Tìm ý tưởng cho phần mở đầu và phần kết sao cho hấp dẫn.

Bước 2: Trình bày giải pháp và sản phẩm

• Để trình bày mạch lạc cần dựa vào dàn ý hoặc sơ đồ về kế hoạch thực hiện giải pháp mà em đã chuẩn bị ở trên.

• Trình bày sản phẩm theo giải pháp mà em đã chuẩn bị (lá thư, bài văn trao đổi, sáng tác văn học, đoạn phim ngắn truyền thông,…).

• Hãy trình bày cần chú ý khi sử dụng giọng điệu, cử chỉ, nét mặt để thể hiện cảm xúc, sự tương tác với người nghe.

Bước 3: Trao đổi

Trong vai trò người nói.

• Biết lựa chọn một số câu hỏi, ý kiến phản biện quan trọng để phản hồi.

• Trao đổi với người nghe với tinh thần cầu thị để hoàn thiện giải pháp và sản phẩm.

Trong vai trò người nghe.

• Truyện lắng nghe và tiếp nhận các ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc.

• Đánh giá tình huống, giải pháp giải quyết tình huống và sản phẩm từ những góc nhìn khác nhau.


Bài nói tham khảo

Kính chào thầy cô và các bạn! Trước khi vào với bài Nói và nghe của mình, xin mời các bạn cùng theo dõi clip sau đây:

Qua clip trên, chúng tôi muốn đưa ra những chứng cứ xác thực nhất về vấn nạn chặt phá rừng. Với lá thư trong tình huống thực hiện sản phẩm truyền thông, chúng tôi xác định vấn đề qua bức ảnh là nạn phá rừng. Chúng tôi nhận định rằng đây là một vấn đề vô cùng quan trọng trong thời điểm hiện tại. Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria. Tổng cục Lâm nghiệp thống kê khoảng 22.800 ha rừng bị thiệt hại giai đoạn 2011-2019, trong đó nguyên nhân cháy rừng gần 14.000 ha, phá rừng hơn 9.000 ha. Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm (2012-2017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; còn lại là do phá rừng trái pháp luật làm mất 11%. Từ tổng hợp của 58 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy, trong khoảng 5 năm qua, các cơ quan nhà nước đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng gần 38.300 ha/1.892 dự án. Trong đó rừng tự nhiên gần 19.000 ha, rừng trồng hơn 15.800 ha, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp trên 3.500 ha. Điều này đã đem đến vô vàn những hậu quả như cháy rừng, động vật bị mất môi trường sống, hiện tượng nóng lên toàn cầu,…

Về sản phẩm mà bạn muốn thực hiện, trước hết bạn cần phải xác định được thế mạnh của mình (năng khiếu hội họa, âm nhạc hay văn học) để có thể thực hiện tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về nạn phá rừng, xem một vài bộ phim liên quan và chuẩn bị những công cụ cần thiết phục vụ cho nhu cầu sáng tạo sản phẩm. Nếu như bạn có khả năng vẽ, hãy thực hiện một câu chuyện về việc bảo vệ môi trường. Nếu như bạn có khả năng âm nhạc, hãy sáng tác một bài hát ngắn tuyên truyền bảo vệ rừng. Nếu như bạn giỏi văn, hãy viết một bài nghị luận tranh biện về vấn đề trên. Cần lưu ý rằng, các sản phẩm này nên bắt mắt, thu hút sự chú ý cũng như ngắn gọn để phù hợp với Góc truyền thông. Góc truyền thông được thực hiện dưới hai dạng chính: phát thanh (đối với bài hát, bài viết) và bảng tin (đối với tranh vẽ, bài viết).

Chúng tôi sẽ gửi một số đường link về sản phẩm mẫu cho bạn tham khảo và chúc bạn thành công. Trên đây là ý kiến của chúng tôi về hoạt động thực hiện một sản phẩm sáng tạo cho góc truyền thông. Rất mong nhận được nhận xét và sự đóng góp của mọi người. Xin chân thành cảm ơn!


Bài trước:

👉 Soạn bài Làm thế nào để bày tỏ tình cảm với ba mẹ? sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Ôn tập cuối học kì II sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm sáng tạo cho Góc truyền thông của trường? sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com