Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn soạn Bài 6: TÌNH YÊU TỔ QUỐC (THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ VÀ TỨ TUYỆT LUẬT ĐƯỜNG). Nội dung bài Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 8, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


NÓI VÀ NGHE

NGHE VÀ TÓM TẮT NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH CỦA NGƯỜI KHÁC

Em được tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng. Hãy lắng nghe và ghi tóm tắt nội dung của bài thuyết trình.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe

● Xác định mục đích nghe: để hiểu về ý nghĩa của hoạt động xã hội, để học cách thuyết trình…

● Tìm hiểu về hoạt động xã hội mà em sẽ được nghe thuyết trình.

● Chuẩn bị giấy, bút (bút màu, bút dạ quang…) để ghi chép và đánh dấu những thông tin quan trọng.

Bước 2: Nghe và ghi chép

● Theo dõi các từ ngữ được lặp lại nhiều lần, những từ diễn giả sử dụng để chuyển ý như: thứ nhất là, thứ hai là, ngoài ra, bên cạnh đó, tóm lại… để nắm được bố cục bài thuyết trình.

● Quan sát các hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu được sử dụng trong bài thuyết trình (nếu có).

● Sử dụng sơ đồ, dấu gạch ngang (…), dấu cộng (+), dấu sao (*) hoặc bút màu để tóm tắt, đánh dấu các ý chính, ý phụ mà người nói thể hiện trong bài thuyết trình.

● Ghi những câu hỏi hoặc vấn đề mà em muốn trao đổi với người thuyết trình.

Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và phản hồi

• Đọc lại bản ghi chép, trao đổi với người thuyết trình những nội dung em chưa hiểu rõ hoặc không đồng ý.

• Sử dụng bảng kiểm Kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác (phần Nói và Nghe, bài Những gương mặt thân yêu, Ngữ văn 8, tập một) để tự đánh giá kĩ năng nghe và tóm tắt của bản thân.

Bảng kiểm kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

Tiêu chí Đạt Chưa đạt
Chuẩn bị trước khi nghe Liệt kê những gì đã biết và muốn tìm hiểu thêm về đề tài của bài thuyết trình.
Xác định mục đích nghe.
Xác định đề tài của bài thuyết trình.
Nghe ý chính và ghi tóm tắt Xác định được đầy đủ các ý chính của bài thuyết trình
Trình bày tóm tắt các ý chính dưới dạng từ khóa, sơ đồ, kí hiệu.
Trình bày lại các ý chính một cách rõ ràng, mạch lạc.
Hỏi lại những thông tin chưa hiểu rõ trong khi nghe

Bài nói tham khảo:

Quyên góp cho học sinh vùng lũ lụt

Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi chào cờ ngày hôm nay, tôi rất vinh dự có cơ hội thuyết trình kể lại những hoạt động xã hội có ích cho cộng đồng. Hoạt động hôm nay tôi muốn kể lại là hoạt động từ thiện quyên góp cho học sinh vùng lũ lụt được diễn ra tại trường mình tháng sáu vừa qua và tôi đã có cơ hội trực tiếp lên vùng núi Cao Bằng để quyên góp ủng hộ cho các bạn học sinh nơi đây.

Hôm trước buổi từ thiện chúng tôi đã họp rất nhiều lần để xem nên làm từ thiện gì cho các bạn nơi đây. Được sự góp ý của các thầy cô giáo và bố mẹ chúng tôi biết được các bạn trên đó thiếu thốn rất nhiều thứ như sách vở quần áo nhưng thiếu nhất đó là thức ăn do địa điểm mà chúng tôi ghé thăm là một điểm trường vùng cao, nơi đây các bạn ở lại tạm trú nên cuộc sống rất khó khăn. Biết được tình trạng của các bạn nơi đây chúng tôi quyết định thu gom tất cả những đồ dùng cũ để đem cho các bạn. Đó là những quyển sách hay cái bút và cả cặp sách cũ nữa. Bên cạnh đó chúng tôi cũng góp thêm một ít tiền để mua một số lương thực và cả thuốc men cho các bạn do sống xa nhà nên hầu như những bữa cơm của các bạn rất đạm bạc.

Đúng sáu giờ sáng ngày hôm sau chúng tôi đã có mặt đông đủ để chuẩn bị cho buổi từ thiện vùng cao. Chúng tôi vui lắm. Khi đến nơi ấn tượng đầu tiên đập vào mắt tô là chúng tôi được các bạn và các thầy cô giáo nơi đây chào đón rất nhiệt tình khiến chúng tôi cảm thấy rất thân thiện. Các thầy cô giáo bắt tay từng đứa một khiến chúng tôi cảm nhận được tuy ở đây rất khó khăn nhưng cái tình nơi đây thật khiến cho chúng ta cảm thấy cần học hỏi.

Bắt đầu buổi từ thiện chúng tôi đưa những vật dụng mà chúng tôi đã thu hoạch được sau khi kêu gọi tất cả những người thân chung tay ủng hộ cho các bạn nơi đây. Các bạn nơi đây nhận được những phần quà này ai nấy đều rất xúc động và cảm ơn chúng tôi rất nhiều. Các thầy cô giáo nơi đây xúc động chia sẻ “các thầy cô và các bạn ở đây lâu lắm rồi mới được đón những đoàn ủng hộ như các em đến nên mọi người vui lắm. Biết được hôm nay các em đến ai nấy đều chuẩn bị tươm tất thậm chí các em ở đây còn bận những quần áo đẹp nhất để đón các em đấy. Có các em đến mọi người đều cảm thấy mình không bị lãng quên bởi sống xa nhà sống xa quê hương không được tiếp thu những tri thức mới nên các em đến như đem lại một nguồn sáng mới cho nơi đây vậy”. Chúng tôi cũng tặng rất nhiều những bao gạo những thùng mì tôm và cả những cân thịt được đem đến từ đồng bằng. Các bạn thích lắm ai nấy đều phấn khởi. Sau đó, như dự định, chúng tôi quyết định sẽ nấu một bữa ăn ở đây. Các thầy cô giáo và các bạn mỗi người xúm vào một tay giúp chúng tôi chuẩn bị cho bữa cơm được tươm tất. Sau khi hoàn thiện cũng là lúc đã quá trưa chúng tôi nhanh chóng dọn cơm. Lúc này ai cũng đã đói, nhìn mọi người ăn ngon lành chúng tôi vui lắm ai nấy đều phấn khởi.

Sau khi thu dọn xong cũng là lúc chúng tôi sắp phải ra về để chuẩn bị cho ngày mai đi học. Nhìn tất cả mọi người lưu luyến chẳng ai muốn về khiến chúng tôi đều cảm thấy chuyến đi thật ý nghĩa và nhất định chúng tôi sẽ quay lại nơi đây một lần sớm nhất.

Buổi từ thiện đã để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng khó quên. Nó cho tôi rất nhiều bài học đáng nhớ rằng hãy biết quý trọng những gì chúng ta đang có bởi với rất nhiều người đó lại là những thứ rất xa vời.

Trên đây là phần thuyết trình của tôi về chuyến thiện nguyện lên vùng núi Cao Bằng. Rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.


BÀI NÓI THAM KHẢO

Cho đi mà không cần nhận lại

11h trưa, trước cổng nhà số 26 Hàng Trống, chị Nguyễn Phương Bảo Ngọc (32 tuổi) lựa từng xuất thực phẩm gồm gạo, mì gói trao cho chú công an và bạn trẻ mặc áo xanh thanh niên.

Nhiều năm gắn bó với hoạt động từ thiện, nhưng chưa lần nào chị thấy cuộc sống bà con lao động nghèo lại khốn khó như lúc này. Suốt 2 năm trời chiến đấu với dịch bệnh, cuộc sống của họ càng kiệt quệ hơn

Để đảm bảo giãn cách, các phường đều chủ động đến tận địa chỉ các nhà hảo tâm để nhận lương thực thực phẩm và chuyển đến tận tay cho bà con tại địa phương mình

Chị mua khoảng 2 – 3 tấn gạo, dự định phát 1.500 suất ở Hàng Trống, chỉ trong 2 ngày đã phát sạch trơn. Trên mạng xã hội chia sẻ, người nọ truyền tai người kia, người kéo đến xin nhận quà ngày một đông.

Lo sợ không đảm bảo giãn cách, chị Ngọc quyết định chuyển đổi cách thức, kết hợp với chính quyền địa phương để phát nhu yếu phẩm đến cho bà con nghèo tại địa phương đó. Mỗi ngày điện thoại, Facebook có rất nhiều trường hợp lao động tự do gọi đến xin giúp đỡ, với các trường hợp này chị Ngọc cho biết có thể phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương đó xác minh hoàn cảnh cụ thể.

“Kho lương” của chị chứa được hơn 45 tấn gạo, hàng ngàn thùng mì. Chị cho biết các phường sẽ chủ động đưa xe đến nhận gạo, mì tại Hàng Trống và trao tận tay cho bà con để vừa đảm bảo giãn cách, vừa đúng người đúng đối tượng.

Bản thân chị và những người tham gia hỗ trợ phân chia lương thực thực phẩm cứ cách 2 – 3 ngày đi xét nghiệm COVID-19 một lần để đảm bảo an toàn cho mình cũng như những người xung quanh.

“Mong muốn những hoàn cảnh khó khăn vượt qua được đại dịch, đó là niềm vui nhất. Cho đi mà không cần nhận lại, chỉ muốn san sẻ giúp đỡ mọi người, chỉ mong bà con biết rằng trong khó khăn vẫn có người sẵn sàng đưa tay ra”, chị Ngọc tâm niệm.


Bài trước:

👉 Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài ÔN TẬP trang 16 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 8 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com