Soạn bài ÔN TẬP trang 16 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn soạn Bài 6: TÌNH YÊU TỔ QUỐC (THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ VÀ TỨ TUYỆT LUẬT ĐƯỜNG). Nội dung bài Soạn bài ÔN TẬP trang 16 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 8, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


ÔN TẬP

Câu 1 trang 16 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Tóm tắt các đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường.

Trả lời:

Đặc điểm Thơ thất ngôn bát cú Thơ tư tuyệt luật Đường
Khái niệm Là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường
Hình thức Mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ. Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ.
Bố cục 4 phần: đề – thực – luận – kết 4 phần: Khai – thừa – chuyển – hợp.

Câu 2 trang 16 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Đọc lại các văn bản đã học trong bài và điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở).

Văn bản Từ ngữ, hình ảnh Mạch cảm xúc Cảm hứng chủ đạo
Nam quốc sơn hà
Qua Đèo Ngang
Chạy giặc

Trả lời:

Văn bản Từ ngữ, hình ảnh Mạch cảm xúc Cảm hứng chủ đạo
Nam quốc sơn hà Nam quốc, Nam đế, tiệt nhiên, thiên thư, nghịch lỗ… đi từ niềm tự hào dân tộc đến quyết tâm chiến thắng giặc ngoại xâm. Tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm thể hiện qua việc khẳng định chủ quyền và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ.
Qua Đèo Ngang Lom khom, lác đác, đau lòng, mỏi miệng, tình riêng… có sự vận động từ nỗi buồn giữa không gian hoang vắng đến tâm trạng nhớ nhà, nhớ nước, cô đơn, lẻ loi. Nỗi buồn, nỗi cô đơn, lẻ loi của nhà thà khi đứng trước khung cảnh hoang vắng, cô liệu của Đèo Ngang, chạnh lòng nhớ nhà, nhớ nước của một thời quá vãng.
Chạy giặc Lơ xơ, dáo dác, tan bọt nước, nhuốm màu mây… Mạch cảm xúc trong bài thơ Chạy giặc có sự vận động từ sự vận động từ sự bàng hoàng, thoảng thốt khi nghe tiếng súng giặc và chứng kiến cảnh loạn lạc sang cảm xúc suy tư sâu lắng về vận mệnh dân tộc. Sự đau đớn, xót thương cho cảnh chạy giặc của người dân và lòng mong mỏi những người có trách nhiệm đứng ra gánh vác trọng trách với nước nhà.

Câu 3 trang 16 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Nhận xét về bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ sau:

  Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
  Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
  Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
  Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)

Trả lời:

Các phương diện Nhận xét
Bố cục Hai phần:

– Câu 1 – 2: tả khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.

– Câu 3 – 4: khắc hoạ hình ảnh con người ưu tư vì dân vì nước.

Niêm Chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niệm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”.
Luật Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật trắc vần bằng theo luật Đường.
Vần Hiệp một vần (xa – hoa – nhà).
Nhịp Cách ngắt theo nhịp 3/4 ở câu đầu “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” và nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 ở các câu sau.

Câu 4 trang 16 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Xác định biện pháp đảo ngữ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong trường hợp sau:

  Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
  Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

(Hồ Xuân Hương, Tự tình II)

Trả lời:

– BP đảo ngữ:

+ Đảo cụm từ: “rêu từng đám” – “đá mấy hòn”

+ Đảo câu: “xiên ngang mặt đất” – “đâm toạc chân mây”

⇒ Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh sự vật, làm cho cách diễn đạt thêm gợi cảm và giàu âm hưởng.


Câu 5 trang 16 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Câu hỏi trong đoạn thơ dưới đây có phải là câu hỏi tu từ không? Nhận xét hiệu quả của câu hỏi này trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ.

  Năm nay đào lại nở,
  Không thấy ông đồ xưa.
  Những người muôn năm cũ
  Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

Trả lời:

– Câu hỏi “Hồn ở đâu bây giờ?” là câu hỏi tu từ.

– Hiệu quả: Nhấn mạnh cảm xúc bồi hồi nhớ thương, tiếc mối những hình ảnh đẹp của những con người, câu chuyện đã qua, không còn gặp lại.


Câu 6 trang 16 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Em rút ra được bài học gì khi viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng?

Trả lời:

– Cần thực hiện lần lượt theo các bước chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết bài, chỉnh sửa.

– Trình bày các sự việc có logic, hợp lí.

– Kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm để bài viết sinh động hơn….


Câu 7 trang 16 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Ghi lại ít nhất hai kinh nghiệm về cách nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.

Trả lời:

– Tập trung lắng nghe, chú ý những từ nối như “thêm nữa, nói cách khác, thứ nhất, thứ hai,…” để ghi chép ý chính.

– Hỏi hỏi cách trình bày nhanh, khoa học.

– Sử dụng hình ảnh minh học, sơ đồ trong quá trình lắng nghe.


Câu 8 trang 16 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Từ những nội dung đã học trong bài này, em hiểu thế nào là tình yêu Tổ quốc?

Trả lời:

Tình yêu Tổ quốc là:

– Yêu quê hương, nguồn cội, nơi mình sinh ra và lớn lên.

– Đấu tranh để bảo vệ, phát triển những điều tốt đẹp, loại bỏ những điều tiêu cực ảnh hưởng kìm hãm đất nước.

– Cống hiến hết mình để góp phần làm nên những điều tích cực, phát triển đất nước.

Hoặc:

– Tình yêu Tổ quốc là yêu nguồn cội của mình

– Yêu Tổ quốc là đấu tranh cho những điều tốt đẹp được gìn giữ và sinh sôi, loại bỏ những cái xấu đang kìm hãm đất nước phát triển.


Bài trước:

👉 Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Bồng chanh đỏ sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài ÔN TẬP trang 16 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 8 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com