Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ sgk Ngữ văn 12 tập 1

Nội dung bài Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ sgk Ngữ văn 12 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 12 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề bài

Đề 1. Phân tích bài thơ sau của Hồ Chí Minh:

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

1947

Đề 2. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

Gợi ý thảo luận:

♦ Đề 1: Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

a) Tìm hiểu đề

+ Hoàn cảnh ra đời bài thơ: viết vào mùa đông 1947, năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Phân tích tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ trong hoàn cảnh lớn và hoàn cảnh nhỏ của bài thơ để thấy hết giá trị.

b) Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Thân bài:

– Vẻ đẹp huyền ảo, lung linh của núi rừng đêm trăng (trăng, hoa, cây cổ thụ, tiếng suối).

– Nhân vật trữ tình mải mê lo việc nước đến tận khuya, tình cờ bắt gặp tiếng suối dưới trăng (khác các ẩn sĩ tìm đến thiên nhiên để lánh đời, dưỡng tính).

– Bài thơ hiện đại ở chỗ con người nổi bật giữa bức tranh thiên nhiên, cổ điển ở bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình.

Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ trong bài thơ.

♦ Đề 2: Phân tích đoạn thơ trích trong bài Việt Bắc của Tố Hữu.

a) Tìm hiểu đề

Khí thế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dũng mãnh, hào hùng (thể hiện qua lực lượng tham gia, những con đường và thời điểm tổng tiến công sôi nổi,…)

b) Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (xuất xứ, trích dẫn nguyên văn đoạn thơ).

Thân bài:

– Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc: 8 câu đầu.

– Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác: 4 câu sau.

– Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ tài tình PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả trong đoạn thơ.

Kết bài: Đoạn thơ thể hiện thành công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.


2. Đối tượng, nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

– Đối tượng của bài nghị luận rất đa dạng (bài thơ/đoạn thơ/hình tượng thơ…).

– Nội dung bài nghị luận bao gồm: giới thiệu khái quát về bài thơ/đoạn thơ, bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ, đánh giá chung về bài thơ/đoạn thơ.


LUYỆN TẬP

Câu hỏi trang 86 Ngữ văn 12 tập 1

Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu Huy Cận, bài thơ Tràng giang và đoạn thơ phân tích.

Thân bài:

♦ Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, cảm xúc bao trùm bài thơ.

– “Tràng giang” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận, sáng tác năm 1939, rút từ tập “Lửa thiêng”, tập thơ đầu tay của Huy Cận, sáng tác khoảng 1937- 1940. Tập thơ đã đưa Huy Cận trở thành một gương mặt tiêu biểu trong phong trào thơ mới thời kì đầu phát triển.

– Huy Cận là thi sĩ thơ lãng mạn có nỗi buồn “ảo não”, “ngẩn ngơ” trước cái không gian bao la và thời gian thăm thẳm. Đó là nỗi buồn “sông núi”, nỗi buồn trước cảnh nước mất, nhà tan và nỗi buồn cô đơn của một thế hệ nhà “thơ mới” nằm tròn trong vòng một “chữ tôi” bế tắc, luôn luôn có niềm khao khát được hoà hợp cảm thông trong tình đất nước và tình nhân loại.

♦ Nội dung đoạn thơ bao quát cảnh và tình trong toàn bộ bài thơ.

Bài thơ này là phân tích một bức tranh thiên nhiên sông nước hầu như đã trở thành cổ điển mà linh hồn của nó là một nỗi buồn đìu hiu mênh mang. Qua mỗi khổ thơ, tác giả điểm thêm một nét buồn nào đó. Tất cả những nét buồn ấy cứ trở đi trở lại vẫn là bát ngát, mênh mông mà hoang vắng và có một cái gì đó tàn tạ, lụi tắt, cô đơn, bơ vơ, nổi trôi, chia lìa, phiêu dạt. Đây là nỗi buồn cô đơn rợn ngợp của cá thể trước cái không gian ba chiều bao la, luôn luôn có niềm khao khát được hoà hợp cảm thông giữa người và người trong tình đất nước và tình nhân loại.

♦ Phân tích khổ thơ.

Khổ thơ ta bình giảng là khổ thứ nhất của bài thơ. Nó mở ra bằng một hình ảnh sông nước mênh mông trước một bức tranh thiên nhiên “Tràng giang” tàn tạ, quạnh hiu, nổi trôi, chia lìa, phiêu dạt.

– Câu 1: Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tác giả không viết về “núi cao”, “mây bạc”, mà viết “mây cao”, “núi bạc”. Đó là cách làm lộn dòng cảm giác khiến người đọc choáng ngợp… Động từ “đùn” tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ.

– Câu 2: Cánh chim chiều hôm mang theo nắng chiều sa xuống mặt sông. Hình ảnh cánh chim chiều hôm gợi nỗi nhớ nhà và cái buồn cô liêu của người lữ khách (so sánh).

– Hai câu sau thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê dâng ngập lòng người (tựa như con sóng bao phủ dòng sông). Đó là nỗi khát khao tìm một chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống trải (nó không phải là nỗi nhớ nhà thông thường của một người xa quê).

Nghệ thuật dùng từ láy âm “dợn dợn” lấy cái không có ở ngoại cảnh (không khói hoàng hôn) để nói cái có ở lòng người (nhớ nhà).

♦ Đánh giá nội dung và nghệ thuật đoạn thơ.

– Sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn của Thơ mới.

– Đoạn thơ nói lên được nỗi niềm bơ vơ, buồn bã của “cái tôi” trữ tình. Cảm xúc hướng về quê hương cũng là một cách gửi gắm nỗi niềm yêu nước thâm kín của nhà thơ.

– Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển ở hình thức ngôn ngữ, ở bút pháp tả cảnh, tả tình.

Kết bài: Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn thơ.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ sgk Ngữ văn 12 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com