Soạn bài Ôn tập cuối học kì II sgk Ngữ Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn soạn BÀI ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II. Nội dung bài Soạn bài Ôn tập cuối học kì II sgk Ngữ Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 8, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

I. ĐỌC

Câu 1 trang 114 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Nối nội dung ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B (làm vào vở):

A B
1. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường a. là một bộ phận của văn học trào phúng, trong đó nhà thơ tạo ra tiếng cười và sử dụng tiếng cười để châm biếm, phê phán xã hội, cũng như tự phê bình bản thân, giáo dục con người.
2. Thơ tứ tuyệt luật Đường b. thuộc thể loại văn bản thông tin, trong đó người viết cung cấp thông tin của bản thân về một cuốn sách hoặc một bộ phim nhằm giới thiệu, trình bày cảm nhận, đánh giá của bản thân; khuyến khích người đọc, xem, nghe cuốn sách hoặc bộ phim đó.
3. Truyện lịch sử c. là thể thơ có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ.
4. Bài văn giới thiệu một cuốn sách và một bộ phim d. là loại truyện lấy đề tài lịch sửu (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân,…) làm nội dung chính.
5. Thơ trào phúng e. là thể thơ mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ có quy định chặt chẽ về vần, niêm, luật.

Trả lời:

1 – đ 2 – c 3 – d 4 – b 5 – a

Câu 2 trang 114 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Hoàn thành bảng sau để làm rõ một số đặc điểm của văn bản truyện (làm vào vở):

STT Thuật ngữ Khái niệm/ đặc điểm
1 Cốt truyện đơn tuyến
2 Cốt truyện đa tuyến
3 Nhân vật chính
4 Chi tiết tiêu biểu

Trả lời:

STT Thuật ngữ Khái niệm/ đặc điểm
1 Cốt truyện đơn tuyến Cốt truyện chỉ có một nhân vật chính, đặt trong mối quan hệ với tất cả các nhân vật khác, thường hướng về một chủ đề.
2 Cốt truyện đa tuyến Cốt truyện có nhiều nhân vật chính và có nhiều câu chuyện và nhân vật với nhau nhưng hướng tới chủ đề chung của tác phẩm
3 Nhân vật chính Nhân vật chính là nhân vật chiếm phần lớn câu chuyện hoặc là điểm nhìn của câu chuyện. Nhân vật chính cũng là trung tâm của câu chuyện.
4 Chi tiết tiêu biểu Là chi tiết đặc sắc, tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.

Hoặc:

STT Thuật ngữ Khái niệm/ đặc điểm
1 Cốt truyện đơn tuyến Là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính, tạo thành một tuyến truyện duy nhất
2 Cốt truyện đa tuyến Là cốt truyện có từ hai chuỗi sự kiện trở lên, gắn với hai hay hơn hai tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyến truyện đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau.
3 Nhân vật chính Là nhân vật quan trọng nhất của truyện, có những hành động, quyết định tác động đến cốt truyện và diễn tiến các sự kiện trong truyện, thể hiện rõ tư tưởng, chủ đề của truyện.
4 Chi tiết tiêu biểu Là những chi tiết chọn lọc, có giá trị biểu đạt và thẩm mĩ vượt trội trong truyện, có thể mang lại sự bất ngờ, gây chú ý hoặc sự thích thú, đối với người đọc và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Câu 3 trang 115 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Nêu một số đặc điểm của truyện lịch sử.

Trả lời:

Một số đặc điểm của truyện lịch sử là:

Bối cảnh (thời gian – không gian): Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ. Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể. Trong bối cảnh ấy, cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian, không gian khác.

Cốt truyện: Truyện lịch sử thường sử dụng cốt truyện đa tuyến. Đó là kiểu cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, liên quan đến nhiều tuyến nhân vật vận động, phát triển đồng thời. Các tuyến sự kiện này có thể được kể song hành, đan xen nhau trong cùng một chương/ hồi của truyện.

Nhân vật: nhân vật chính thường là những nhân vật mà cuộc sống, sự nghiệp của họ có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia, … tên tuổi, công trạng được ghi chép trong lịch sử. Nhân vật phụ trong truyện thường do người viết bổ sung, có thể không có vai trò quan trọng về lịch sử, nhưng cần thiết cho việc làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính.

Ngôn ngữ: Ngôn ngữ tác phẩm thường mang đậm sắc thái lịch sử. Sắc thái này thể hiện qua các hệ thống chi tiết miêu tả thiên nhiên, đồ vật, ngoại hình nhân vật, cách sử dụng từ ngữ của người kể chuyện, cách nghĩ, cách nói năng của nhân vật trong một bối cảnh lịch sử cụ thể.


Câu 4 trang 115 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Giữa truyện cười và thơ trào phúng có điểm gì tương đồng và khác biệt? Em hãy trả lời dựa vào bảng sau:

Truyện cười Thơ trào phúng
Nét tương đồng
Đặc điểm riêng

Trả lời:

Truyện cười Thơ trào phúng
Nét tương đồng Đều mang lại tiếng cười hài hước và vui vẻ cho người đọc.
Đặc điểm riêng Câu chuyện dân gian kể về các câu truyện hài của cuộc sống hay câu chuyện kể ra để ví về điều gì đó. Những câu chuyện châm biếm, khinh thường và sử dụng ngôn từ cười nhân vật, câu chuyện muốn nhắm tới. Từ đó đưa ra thông và bài học cho người đọc.

Hoặc:

Truyện cười Thơ trào phúng
Nét tương đồng Tạo ra tiếng cười, mỉa mai, sâu cay.
Đặc điểm riêng Tiếng cười nhằm mỉa mai châm biếm. Tiếng cười thể hiện thái độ của người viết, có khi còn là cười chính bản thân mình.

II. TIẾNG VIỆT

Câu 1 trang 115 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Cho đọan trích sau:

Chồng đành rút xuống lần nữa:

– Ừ thôi, tôi nói thật nhé! Quả tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!

Lúc này vợ mới bò lăn ra cười:

– Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra con rắn vuông bốn góc à?

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)

a. Theo em, câu “Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?” có phải là câu hỏi tu từ không? Dựa vào đâu em nhận xét như vậy?

b. Cho biết sắc thái nghĩa của các từ “ừ”, “nhé” trong đoạn trích. Trong giao tiếp, em có thể sử dụng các từ này với những đối tượng nào, trong những tình huống nào?

Trả lời:

a. Câu “Thì ra con rắn vuông bốn góc à?” là câu hỏi tu từ vì có dấu hỏi chấm ở cuối câu. Nó ngầm ẩn ý khẳng định về con rắn vuông bốn góc.

b. Sắc thái nghĩa của các từ “ừ”, “nhé” trong đoạn trích là: tự nhiên, thoải mái

Trong giao tiếp, em có thể sử dụng các từ này với những đối tượng bằng vai hoặc ít tuổi hơn, giao tiếp trong tình huống xã giao, nói chuyện.


Câu 2 trang 115 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

   Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
   Đâu ruồng tre mát thở yên vui
   Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
   Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

(Tố Hữu, Nhớ đồng)

Trả lời:

– BPTT đảo ngữ: Cả 4 câu thơ.

– Tác dụng: nhấn mạnh nỗi hiu quạnh, nhớ thương của tác giả với quê hương, làng xóm. Sử dụng điệp từ “Đâu” vừa liệt kê vừa như hỏi han mà lại vô cùng cảm thán.


Câu 3 trang 116 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Đọc câu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Nhưng có lẽ là tôi không thể nào bỏ đi cho dù là một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được.

(Nguyễn Quang Thiều, Tôi khóc những cánh đồng rau khúc)

a. Câu trên thuộc kiểu câu kể, câu hỏi, câu khiến hay câu cảm? Dựa vào đâu em xác định như vậy?

b. Xác định thành phần biệt lập có trong câu trên.

Trả lời:

a. Câu trên thuộc kiểu câu kể.

Dấu hiệu nhận biết: kết thúc bằng dấu chấm, nội dung của câu là thông báo một sự việc.

b. Thành phần biệt lập: Thành phần tình thái “có lẽ là” biểu thị ý khẳng định một cách dè dặt về điều người nói nghĩ rằng như thế.


III. VIẾT

Câu 1 trang 116 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Điền vào bảng sau thông tin về các kiểu bài viết đã học ở học kì II (làm vào vở):

Kiểu bài Khái niệm Đặc điểm Bố cục
Bài văn phân tích một tác phẩm văn học.
Bài văn giới thiệu một cuốn sách.
Bài văn kể lại chuyến đi hay một hoạt động xã hội .

Trả lời:

Kiểu bài Khái niệm Đặc điểm Bố cục
Bài văn phân tích một tác phẩm văn học Là kiểu bài làm văn trình bày những nhận định, đánh giá về tác phẩm trên cơ sở xem xét từng bộ phận, từng mặt của tác phẩm ấy rồi tổng hợp lại. Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là về nhân vật, chi tiết, ngôn từ, đề tài, chủ đề. – Mở bài: giới thiệu nhân vật cần bàn luận và thể hiện ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật.

– Thân bài: giới thiệu về tác giả, tác phẩm để giúp người đọc hiểu thêm về nhân vật cần phân tích. Khẳng định ý kiến về các đặc điểm của nhân vật, đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến; các lí lẽ và bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

– Kết bài: khẳng định lại ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật, nêu cảm nghĩ của người viết về nhân vật.

Văn bản giới thiệu một cuốn sách Mang tính chất mô tả, cung cấp thông tin cần thiết về cuốn sách đó. Loại bài viết này được thực hiện bằng cách người viết nêu rõ các ý tưởng, thông điệp hay mục đích của tác giả muốn truyền tải đến người đọc mà mình cảm nhận được khi đọc sách, trong đó có trích dẫn những đoạn nổi bật (có trong sách). Bài viết truyền tải được đầy đủ thông điệp của tác giả đến độc giả, hình thành và nâng cao tình yêu với sách, khuyến khích được mọi người tìm mua/mượn và đọc sách. – Mở bài: nêu một số thông tin về tên sách, tên tác giả, nêu cảm nhận hoặc ấn tượng về cuốn sách.

– Thân bài: Tóm tắt ngắn gọn nội dung và trình bày nhận xét của người viết về giá trị của cuốn sách. Trích dẫn một vài chi tiết từ cuốn sách để làm rõ ý kiến.

– Kết bài: khẳng định giá trị của cuốn sách, khuyến khích/ đề nghị mọi người nên đọc cuốn sách đó.

Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội Kể về một hoạt động trải nghiệm của bản thân và bạn bè Những trải nghiệm chân thật để kể lại qua chính nhật vật đó. – Mở bài: Giới thiệu về chuyến đi; nêu ấn tượng ban đầu về chuyến đi.

– Thân bài: Kể lại những thông tin cơ bản, diễn biến chi tiết và ấn tượng đặc biệt về chuyến đi.

– Kết bài: Khẳng định lại tình cảm/ suy nghĩ sâu sắc của bản thân về chuyến đi.


Câu 2 trang 116 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Đánh dấu vào ô Đúng, Sai tương ứng với các ý kiến dưới đây.

STT Ý kiến về quy trình viết các kiểu bài Đúng Sai Lí giải nếu sai
1 Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, cần phải tách riêng luận điểm về chủ đề và về các đặc sắc nghệ thuật.
2 Với bài phân tích một tác phẩm văn học, cần nêu càng nhiều bằng chứng càng tốt.
3 Với bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là phần kể lại nội dung của tác phẩm.
4 Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là những lí giải, đánh giá, phân tích về các bằng chứng trong văn bản, giúp làm sáng tỏ luận điểm.
5 Khi viết bài văn kể vể một hoạt động xã hội, có thể tùy ý sử dụng ngôi kể.
6 Đối với bài văn kể về một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, cần kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm để bài văn thêm sinh động, chân thực.
7 Có thể kể về một chuyến đi và một hoạt động mà bản thân không trực tiếp tham gia.
8 Khi viết bài thuyết minh giới thiệu về một cuốn sách yêu thích, cần tóm tắt nội dung sách và nêu các thông tin về cuốn sách.
9 Trong bài thuyết minh giới thiệu về một cuốn sách, cần trực tiếp nêu khuyến nghị mọi người nên đọc cuốn sách.

Trả lời:

STT Ý kiến về quy trình viết các kiểu bài Đúng Sai Lí giải nếu sai
1 Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, cần phải tách riêng luận điểm về chủ đề và về các đặc sắc nghệ thuật. Có thể tách riêng luận điểm về chủ đề và về các đặc sắc nghệ thuật; cũng có thể vừa phân tích chủ đề và đặc sắc nghệ thuật trong một luận điểm.
2 Với bài phân tích một tác phẩm văn học, cần nêu càng nhiều bằng chứng càng tốt. Bằng chứng cần được nêu vừa đủ, chính xác, sao cho làm sáng tỏ được các luận điểm.
3 Với bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là phần kể lại nội dung của tác phẩm. Lí lẽ không phải là phần kể lại nội dung tác phẩm mà là phần phân tích, lí giải các bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.
4 Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là những lí giải, đánh giá, phân tích về các bằng chứng trong văn bản, giúp làm sáng tỏ luận điểm.
5 Khi viết bài văn kể vể một hoạt động xã hội, có thể tùy ý sử dụng ngôi kể. Khi viết bài văn kể một hoạt động xã hội, cần kể bằng ngôi thứ nhất vì đây là hoạt động do chính bản thân trải nghiệm, để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc.
6 Đối với bài văn kể về một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, cần kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm để bài văn thêm sinh động, chân thực.
7 Có thể kể về một chuyến đi và một hoạt động mà bản thân không trực tiếp tham gia. Cần kể về chuyến đi và hoạt động mà bản thân đã trực tiếp tham gia để đảm bảo sự sinh động, chân thực, đáng tin cậy cho bài viết.
8 Khi viết bài thuyết minh giới thiệu về một cuốn sách yêu thích, cần tóm tắt nội dung sách và nêu các thông tin về cuốn sách.
9 Trong bài thuyết minh giới thiệu về một cuốn sách, cần trực tiếp nêu khuyến nghị mọi người nên đọc cuốn sách. Có thể khuyến nghị mọi người đọc sách bằng cả hình thức trực tiếp lẫn gián tiếp.

Hoặc:

STT Ý kiến về quy trình viết các kiểu bài Đúng Sai Lí giải nếu sai
1 Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, cần phải tách riêng luận điểm về chủ đề và về các đặc sắc nghệ thuật.
2 Với bài phân tích một tác phẩm văn học, cần nêu càng nhiều bằng chứng càng tốt. Cần nêu càng nhiều bằng chứng càng tốt, phù hợp cho bài nghị luận xã hội.
3 Với bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là phần kể lại nội dung của tác phẩm.
4 Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là những lí giải, đánh giá, phân tích về các bằng chứng trong văn bản, giúp làm sáng tỏ luận điểm.
5 Khi viết bài văn kể vể một hoạt động xã hội, có thể tùy ý sử dụng ngôi kể. Sử dụng ngôi kể thứ nhất để kể
6 Đối với bài văn kể về một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, cần kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm để bài văn thêm sinh động, chân thực.
7 Có thể kể về một chuyến đi và một hoạt động mà bản thân không trực tiếp tham gia. Nếu không tham gia thì người viết sẽ không có trải nghiệm và những thông tin chuẩn xác.
8 Khi viết bài thuyết minh giới thiệu về một cuốn sách yêu thích, cần tóm tắt nội dung sách và nêu các thông tin về cuốn sách.
9 Trong bài thuyết minh giới thiệu về một cuốn sách, cần trực tiếp nêu khuyến nghị mọi người nên đọc cuốn sách.

Câu 3 trang 117 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Đối với các kiểu bài viết của học kì II, có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ như thế nào để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn?

Trả lời:

Cách sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ viết bài văn:

– Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu…

– Phân tích kết nối nội dung các phương tiện phi ngôn ngữ ấy với bài viết, tránh trường hợp các phương tiện phi ngôn ngữ đưa ra không liên quan.

– Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ hợp lí, đúng thời điểm, chú thích rõ ràng…

Hoặc:

– Lựa chọn hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ, liên quan trực tiếp đến các luận điểm của bài viết.

– Sử dụng đúng thời điểm.

– Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết.

– Chú thích cho các hình ảnh, sơ đồ,… trong bài viết rõ ràng.


IV. NÓI VÀ NGHE

Câu 1 trang 117 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số phương pháp ghi chép hiệu quả để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.

Trả lời:

Một số phương pháp ghi chép hiệu quả để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác là:

– Ghi chép theo dạng sơ đồ tư duy.

– Ghi chép theo kĩ thuật KWL

– Ghi chép dưới dạng từ khóa.

Hoặc:

Phương pháp ghi chép hiệu quả: sơ đồ tư duy – là phương pháp dùng hình ảnh sinh động, từ ngữ ngắn gọn giúp con người tiếp cận thông tin nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn.


Câu 2 trang 117 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Khi trình bày, giới thiệu vềmột cuốn sách, làm thế nào để trình bày được hấp dẫn, sinh động? Em hãy trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Cách trình bày Tác dụng
Cầm theo cuốn sách và giới thiệu Giúp phần giới thiệu được trực quan, lối cuốn đối với người nghe.
Mở đầu bài giới thiệu bằng trò chơi liên quan đến cuốn sách Khơi gợi sự tò mò, tạo hứng thú cho người nghe.

Trả lời:

Cách trình bày Tác dụng
Cầm theo cuốn sách và giới thiệu Giúp phần giới thiệu được trực quan, lối cuốn đối với người nghe.
Mở đầu bài giới thiệu bằng trò chơi liên quan đến cuốn sách Khơi gợi sự tò mò, tạo hứng thú cho người nghe.
Dẫn dắt vào nội dung cuốn sách Sử dụng phương thức hỏi đáp, hướng đến những trải nghiệm cá nhân.
Tổ chức các trò chơi Khơi gợi sự tò mò, thu hút người xem
Nêu ngắn gọn nội dung của cuốn sách Tóm tắt nội dung cuốn sách
Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ Thêm hình ảnh minh họa cho cuốn sách
Giá trị cuốn sách Phân tích một số khía cạnh về nội dung và nghệ thuật quan trọng của cuốn sách để tạo ấn tượng.

Câu 3 trang 117 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST

Ghi lại các kinh nghiệm của bản thân sau khi thực hiện thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống.

Trả lời:

Các kinh nghiệm của bản thân sau khi thực hiện thảo luận về một vấn đề của đời sống:

– Cần xây dựng hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng.

– Rút ra kinh nghiệm của bản thân sau khi thảo luận.

– Xây dựng kế hoạch phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế…

Hoặc:

– Xác định rõ vấn đề cần nghị luận

– Tìm luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ vấn đề.

– Tìm hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả, vai trò, giải pháp

– Bàn luận rút ra bài học.


Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài ÔN TẬP trang 113 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập cuối học kì II sgk Ngữ Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 8 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com