Soạn bài Ôn tập học kì I sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Hướng dẫn soạn Ôn tập học kì I. Nội dung bài Soạn bài Ôn tập học kì I sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 6, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.


ÔN TẬP HỌC KÌ I

Câu 1 trang 131 Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Trong học kỳ I, em đã học các bài: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xử sở. Hãy chọn một bài văn mà em cho là tiêu biểu và lập theo bảng mẫu sau:

Bài Văn bản Tác giả Thể loại Đặc điểm nổi bật
Nghệ thuật Nội dung

Trả lời:

Bài Văn bản Tác giả Thể loại Đặc điểm nổi bật
Nghệ thuật Nội dung
Tôi và các bạn Bài học đường đời đầu tiên Tô Hoài Tiểu thuyết Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc. Ngôn ngữ chính xác, giàu tạo hình. Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.
Gõ cửa trái tim Mây và sóng Ta-go Thơ tự do Hình thức đối thoại lồng trong lời kể kết hợp với hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng. Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.
Bức tranh của em gái tối Tạ Anh Duy Truyện ngắn Nghệ thuật miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật qua ngôi kể thứ nhất. Tình cảm trong sáng hồn nhiên và tấm lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra hạn chế ở chính mình.
Yêu thương và chia sẻ Cô bé bán diêm An-đéc-xen Truyện cổ tích Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí. Truyện gợi ra những số phận bất hạnh trong cuộc sống và truyền cho người đọc lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh
Quê hương yêu dấu Chuyện cổ nước mình Lâm Thị Mỹ Dạ Thơ lục bát Thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca kết hợp với việc sử dụng từ láy, biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc… Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.
Cây tre Việt Nam Thép Mới Bút kí Nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.
Những nẻo đường xứ sở Cô Tô Nguyễn Tuân Bút kí Ngôn ngữ điêu luyện, sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc. Bài văn thể hiện vẻ đẹp của cảnh và người Cô Tô. Vẻ đẹp đặc biệt của cảnh Cô Tô: tinh khôi mà dữ dội, đa dạng mà khác biệt. Vẻ đẹp của con người Cô Tô: sống cùng sự kì vĩ mà khắc nghiệt của thiên nhiên, bền bỉ và lặng lẽ bám biển để lao động sản xuất và giữ gìn biển đảo quê hương.

Câu 2 trang 131 Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Em đã thực hành viết các kiểu bài: kể lại một trải nghiệm của bản thân, nêu cảm xúc về một bài thơ, tập làm thơ lục bát, tả cảnh sinh hoạt. Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây:

a. Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài

b. Nêu đề tài mà em lựa chọn nếu thực hành viết một trong các kiểu bài.

Trả lời:

a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:

– Kể lại một trải nghiệm của bản thân:

+ Được kể từ ngôi thứ nhất.

+ Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ, tập trung vào sự việc đã xảy ra, thực hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể.

– Nêu cảm xúc về một bài thơ:

+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

+ Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ, nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ.

+ Đánh giá ý nghĩa của chúng đối với sự thể hiện tình cảm của tác giả trong bài thơ, chỉ ra nét độc đáo của bài thơ.

– Tập làm thơ lục bát:

+ Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.

+ Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám. Trong dòng sáu dòng tám, tiếng thứ sáu là thanh bằng, tiếng thứ tư là thanh trắc.

+ Thường ngắt nhịp chẵn 2/2/,4/4.

– Tả cảnh sinh hoạt:

+ Giới thiệu được cảnh sinh hoạt.

+ Tả bao quát quang cảnh.

+ Tả hoạt động cụ thể của con người, sử dụng những từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt.

+ Nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt.

b. Nếu được lựa chọn, em sẽ viết về đề tài tả cảnh sinh hoạt trong gia đình em.


Câu 3 trang 131 Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Nêu qua những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kỳ vừa qua. Những nội dung này có liên quan thế nào với những gì em đã đọc và viết?

Trả lời:

Bài Nói và nghe Liên quan đến phần đọc Liên quan đến phần viết
Tôi và các bạn Kể lại một trải nghiệm của em. Phần đọc đưa ra những bài học và trải nghiệm có được từ tình bạn. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.
Gõ cửa trái tim Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình. Phần đọc đưa ra những bài học về tình cảm gia đình. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
Yêu thương và chia sẻ Kể lại một trải nghiệm của em. Phần đọc đưa ra những bài học về tình yêu thương trong cuộc sống, qua đó cũng gửi gắm đến các bạn về tình yêu thương qua những trải nghiệm của các nhân vật. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.
Quê hương yêu dấu Trình bày suy nghĩ về tình cảm con người đối với quê hương. Phần đọc đưa ra những bài học về quê hương, đất nước. – Tập làm một bài thơ lục bát.
– Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát.
Những nẻo đường xứ sở Chia sẻ trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến. Phần đọc đưa ra những bài học về xứ sở, các vùng miền của Việt Nam. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.

Câu 4 trang 131 Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Tóm tắt các kiến thức tiếng Việt mà mà em đã học trong học kỳ I theo mẫu gợi ý sau:

Bài Kiến thức tiếng Việt
Gõ cửa trái tim – Ẩn dụ: biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

Cha lại dắt con đi trên cát mịm
Ánh nắng chảy đầy vai.

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

Trả lời:

Bài Kiến thức tiếng Việt
Tôi và các bạn – Từ đơn: là từ chỉ có một tiếng.

Ví dụ: bàn, ghế, bút, thước,…


– Từ phức: là từ có từ hai tiếng trở lên.

+ Những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép.

Ví dụ: học sinh, nhà trường, bàn ghế,…

Những từ phức mà tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần) được gọi là từ láy.

Ví dụ: long lành, lung linh, mênh mông,…


– So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên cả đất.

(Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên)


– Điệp từ: là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, … để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

Ví dụ:

Chẳng ai cảm hóa các bạn và các bạn chẳng cảm hóa ai.

(Ê-xu-pe-ri, Nếu cậu muốn có một người bạn)

Gõ cửa trái tim – Ẩn dụ: biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

Cha lại dắt con đi trên cát mịm
Ánh nắng chảy đầy vai.

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)


– Dấu hai chấm: báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Ví dụ:

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài được?”.

(Ta-go, Mây và sóng)


– Đại từ: là các từ ngữ được dùng để xưng hô hay dùng để thay thế các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

Ví dụ:

“tớ”, “bọn tớ”,….

(Ta-go, Mây và sóng)

Yêu thương và chia sẻ – Cụm danh từ: là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Ví dụ:

Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.

(An-đéc-xen, Cô bé bán diêm)


– Cụm động từ: là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Ví dụ:

Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)


– Cụm tính từ: là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Ví dụ:

Mẹ cái Hiên rất nghèo.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

Quê hương yêu dấu – Từ đồng âm: là loại từ có cách phát âm, cấu tạo âm thanh giống nhau, hoặc trùng nhau về hình thức viết, nói, đọc nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ: Con ngựa đá con ngựa đá.


– Từ đa nghĩa: là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.

Ví dụ: Phố cổ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội.


– Hoán dụ: là cách gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

Áo nâu cùng với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

(Tố Hữu)

Những nẻo đường xứ sở – Dấu ngoặc kép: thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó hoặc dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Ví dụ:

Họ vẫn còn giữ lễ hội “ăn én”.

(Hà My, Hang én)


Câu 5 trang 131 Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Luyện tập, củng cố kĩ năng nghe, nói, đọc, viết theo hướng dẫn của giáo viên.

Trả lời:

Các em luyện tập trên lớp theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo.


Bài trước:

👉 Soạn bài Nghìn năm tháp Khương Mỹ sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập học kì I sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com