Soạn bài ÔN TẬP HỌC KÌ II sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nội Dung

Hướng dẫn soạn ÔN TẬP HỌC KÌ II. Nội dung bài Soạn bài ÔN TẬP HỌC KÌ II sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


ÔN TẬP HỌC KÌ II

A. ÔN TẬP KIẾN THỨC

Câu 1 trang 117 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Em đã được học về những loại, thể loại văn bản nào trong học kì II? Hãy trả lời câu hỏi này bằng một bảng tổng hợp hay sơ đồ phù hợp

Trả lời:

Em đã được học về những loại, thể loại văn bản nào trong học kì 2:

– Truyện ngụ ngôn.

– Thành ngữ, tục ngữ.

– Truyện khoa học viễn tưởng.

– Văn bản nghị luận.

– Văn bản thông tin.


Câu 2 trang 117 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Với Ngữ văn 7 tập hai, em đã được tìm hiểu sâu về một số thể loại văn bản mới, chưa học trước đó. Nêu tên và đặc điểm nổi bật của các thể loại này kèm danh mục văn bản cụ thể vào bảng sau:

STT Tên thể loại văn bản Đặc điểm nội dung Đặc điểm hình thức Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học

Trả lời:

STT Tên loại, thể loại văn bản Đặc điểm nội dung Đặc điểm hình thức Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học
1 Truyện ngụ ngôn Thuyết minh cho một chủ đề luân lí, triết lí một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người. – Tự sự cỡ nhỏ.
– Thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.
Đẽo cày giữa đường.
Ếch ngồi đáy giếng.
2 Tục ngữ Đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống. – Là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu. Một số câu tục ngữ Việt Nam.
3 Truyện khoa học viễn tưởng – Viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán.
– Đề tài: thường là những cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian,…
– Không gian: Không gian Trái Đất, ngoài Trái Đất,…
– Thời gian: thời gian trong tương lai xa, xét từ mốc ra đời của tác phẩm.
– Cốt truyện: gồm một chuỗi tình huống, sự kiện hoàn toàn tưởng tượng, dựa trên những giả thuyết.
– Nhân vật chính: thường có sức mạnh thể chất phi thường, có trí thông minh để tạo ra những phát minh,…
– Thường có tính chất li kì.
– Sử dụng cách viết lô-gíc
Cuộc chạm trán trên đại dương.
Đường vào vũ trụ.

Câu 3 trang 118 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Trong học kì II, những kiến thức tiếng Việt nào được ôn lại và những kiến thức tiếng Việt nào lần đầu được học? Hãy điền thông tin phù hợp vào bảng được lập theo mẫu gợi ý sau:

STT Bài học Kiến thức được ôn tập Kiến thức mới

Trả lời:

STT Bài học Kiến thức được củng cố Kiến thức mới
1 Bài 6: Bài học cuộc sống – Thành ngữ.
– Nói quá.
2 Bài 7: Thế giới viễn tưởng Dấu ngoặc kép. – Mạch lạc và liên kết của văn bản.
– Dấu chấm lửng.
3 Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành – Phương tiện liên kết.
– Thuật ngữ.
4 Bài 9: Hòa điệu với tự nhiên – Cước chú.
– Tài liệu tham khảo.

Câu 4 trang 118 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Nêu những kiểu bài viết mà em đã thực hành với Ngữ văn 7, tập hai. Kiểu bài nào được xem là mới và yêu cầu cụ thể của những kiểu bài đó là gì? Hãy lập một sơ đồ phù hợp để thể hiện lời giải đáp của em.

Trả lời:

– Những kiểu bài viết mà em đã thực hành với Ngữ văn 7, tập hai:

+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành).

+ Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.

+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).

+ Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

– Trong chương trình lớp 6 và lớp 7 ta đều được học về kiểu bài kể lại sự việc, thuyết minh, nghị luận, tuy nhiên đối tượng của các bài giữa hai chương trình là khác nhau.


Câu 5 trang 118 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Lập bảng nhắc lại những đề tài viết (theo kiểu từng bài) mà em đã chọn thực hiện và nêu dự kiến về những đề tài khác có thể viết thêm. Gợi ý mẫu bảng:

STT Kiểu bài viết Đề tài đã chọn viết Đề tài khác có thể viết

Trả lời:

STT Kiểu bài viết Đề tài đã chọn viết Đề tài khác có thể viết
1 Văn nghị luận Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành). Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối).
2 Văn thuyết minh Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong chơi hay hoạt động.


Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

Thuyết minh về một bộ phim hay một cuốn sách hay, …


Kể lại sự việc có thật liên quan đến một dấu ấn lịch sử.

3 Văn phân tích Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học mà em thích.


 

Phân tích một chi tiết văn học yêu thích trong cuốn sách đã học.


Câu 6 trang 118 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Trong học kì II, hoạt động nói và nghe đã được thực hiện với những nội dung gì? Nội dung nào trong đó khiến em cảm thấy hứng thú nhất? Vì sao?

Trả lời:

– Trong học kì II, hoạt động nói và nghe đã được thực hiện với nội dung:

+ Kể lại một truyện ngụ ngôn.

+ Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người.

+ Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

+ Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.

+ Ngày hội sách.

– Nội dung nào trong đó khiến em cảm thấy hứng thú nhất: Ngày hội sách. Vì em được chia sẻ về cuốn mình tự đọc và mình yêu thích.

Hoặc:

Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động khiến em cảm thấy hứng thú nhất vì qua nội dung này, em hiểu được cách để giải thích, thuyết minh quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động một cách đúng nhất.


B. LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. ĐỌC

Chọn phương án đúng

Câu 1 trang 119 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Đoạn trích lấy từ văn bản thuộc loại hay thể loại nào?

A. Văn bản nghị luận

B. Truyện khoa học viễn tưởng

C. Truyện đồng thoại

D. Văn bản thông tin

Trả lời:

Đoạn trích lấy từ văn bản thuộc: Truyện khoa học viễn tưởng.

⇒ Đáp án: B.


Câu 2 trang 119 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Lời của nhà khoa học trong đoạn trích thể hiện khát vọng gì?

A. Khám phá đại dương và khai thác những nguồn lợi to lớn từ đại dương

B. Sửa chữa lại cấu trúc cơ thể của con người, giúp con người hoàn thiện hơn

C. Cải tạo thể chất con người, giúp con người chinh phục thế giới ngầm của đại dương

D. Chiến thắng nước – một lực lượng hùng mạnh của thiên nhiên

Trả lời:

Lời của nhà khoa học trong đoạn trích thể hiện khát vọng: Cải tạo thể chất con người, giúp con người chinh phục thế giới ngầm của đại dương.

⇒ Đáp án: C.


Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 119 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Theo đoạn trích, nhận thức khoa học nào đã được dùng làm cơ sở để giáo sư Xan-va-tô theo đuổi những dự án lớn lao của mình?

Trả lời:

Theo đoạn trích, nhận thức khoa học làm thành điểm tựa hành động cho giáo sư Xan-va-tô là: “con người chưa được hoàn thiện” và việc cải tạo thể chất của con người không chỉ phù hợp với khả năng của khoa học mà còn không làm trái với những gì thực tế đã diễn ra trong quá trình tiến hóa dài lâu của các sinh vật.

Hoặc:

Theo đoạn trích, nhận thức khoa học đã được dùng làm cơ sở để giáo sư Xan-va-tô theo đuổi những dự án lớn lao của mình là: Qua lịch sử phát triển động vật, tất cả những muông thú sống trên cạn đều thoát thai từ những loài sống dưới nước.


Câu 2 trang 119 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Tìm trong đoạn trích những dấu hiệu hoặc căn cứ cho phép ta xác định được loại hay thể loại của văn bản chứa đựng chính đoạn trích này.

Trả lời:

Để khẳng định văn bản chứa đựng đoạn trích là truyện khoa học viễn tưởng:

– Đoạn trích chứa đựng những thông tin đích thực mang tính khoa học.

– Thành tựu mà nhân vật đã đạt được là thành tựu mà cho đến hiện nay, khoa học vẫn chưa chạm tới.

– Không khí nghệ thuật bao trùm cả đoạn trích là động cơ khoa học, khát vọng phát triển khoa học để đưa cuộc sống con người phát triển lên tầm cao mới.

Hoặc:

Những dấu hiệu hoặc căn cứ trong đoạn trích cho phép ta xác định được loại hay thể loại của văn bản chứa đựng chính đoạn trích này: Nhà khoa học đang làm phẫu thuật cho con cá heo Lét-đinh thành người cá. Hiện tại khoa học chưa phát triển đến mức này. Như vậy văn bản dựa vào khoa học để nói về câu chuyện tưởng tượng ở tương lai. Vì vậy nó thuộc truyện khoa học viễn tưởng.


Câu 3 trang 120 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Trong đoạn trích có câu: “Là người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá, Ích-chi-an không thể không cảm thấy cô đơn”.

– Hãy viết lại câu văn trên theo một cấu trúc khác, không làm thay đổi nội dung thông báo chính trong câu

– Chỉ ra điểm khác biệt về nghĩa giữa câu em vừa viết với câu văn gốc

Trả lời:

– Có thể thay đổi theo các trường hợp sau:

+ “Ích-chi-an – người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá – không thể không cảm thấy cô đơn”.

+ “Ích-chi-an là người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá nên cậu ta không thể không cảm thấy cô đơn”.

– Điểm khác biệt: Câu thứ nhất chú ý nêu hiện trạng cô đơn của Ích-chi-an, còn câu sau nghiêng về xác định lí do đã khiến nhân vật người cá cô đơn như vậy.

Hoặc:

– Viết lại câu văn theo một cấu trúc khác, không làm thay đổi nội dung thông báo chính trong câu: “Ích-chi-an không thể không cảm thấy cô đơn khi mình là người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá.”

– Điểm khác biệt về nghĩa giữa câu em viết với câu văn gốc:

+ Câu văn gốc: Là một câu chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả, trong đó việc là người cá là nguyên nhân và “không thể không cảm thấy cô đơn là kết quả”, nguyên nhân được nêu trước, kết quả nêu sau.

+ Câu văn em viết: Là một câu có kết quả đứng trước, nguyên nhân đứng sau. Nguyên nhân làm vai trò trạng ngữ trong câu.


Câu 4 trang 120 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Nêu nhận xét về tính thuyết phục của lời giải thích được giáo sư Xan-va-tô đưa ra.

Trả lời:

Nhận xét: Lời giải thích của giáo sư Xan-va-tô đưa ra thuyết phục vì nếu hiểu và làm chủ được biển cả thì con người sẽ đạt được nhiều điều có lợi và phát triển.

Hoặc:

Lời giải thích được giáo sư Xan-va-tô đưa ra hoàn toàn thuyết phục. Bởi cá sự khác biệt hoàn toàn sẽ khiến không ai có thể hiểu và đồng cảm được với Ích-chi-an cũng như Ích-chi-an sẽ cảm thấy lạc lõng, cô đơn.


2. VIẾT

Từ những gợi ý của nội dung đoạn trích, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về chủ đề: Đại dương vẫy gọi

Bài tham khảo 1:

Vạn vật trên thế giới này rất phong phú và đa dạng, chinh phục tự nhiên vốn là khát khao cháy bỏng và mãnh liệt trong mỗi con người. Con người đã đạt được rất nhiều thành tựu trong việc chinh phục tự nhiên, làm chủ Trái đất và các hành tinh khác. Với khát vọng chinh phục mãnh liệt thì con người chưa bao giờ thôi dâng trào trong tim sự yêu thích khám phá. Đại dương mênh mông với những bí ẩn đang chờ đợi con người dùng trí tuệ để khám phá hết. Dưới đại dương có những gì? Đại dương vẫn đang vẫy gọi con người khám phá.

Bài tham khảo 2:

Chúng ta không ngần ngại để nói rằng khát vọng chinh phục tự nhiên của con người đã đạt được nhiều thành tựu. Con người đang làm chủ Trái Đất, thậm chí đang thăm dò các hành tinh khác. Tuy nhiên, dù nói là làm chủ Trái Đất thì con người vẫn còn những phần chưa thể chinh phục. Đó chính là nước. Các đại dương mênh mông chưa được con người khám phá hết. Con người cũng chỉ có thể sống được trên cạn mà chưa sống được dưới nước. Dưới đại dương có những gì? Con người có thể sinh sống dưới đại dương hay không? Đại dương vẫn đang vẫy gọi con người khám phá.

Bài tham khảo 3:

Đại dương của chúng ta thật bao la, rộng lớn với nhiều loài sinh vật biển thú vị. Chúng ta cần trân trọng môi trường biển vì “Đại dương vẫy gọi” ta. Hiện nay, môi trường biển đang đối mặt với những nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng: tình trạng nước biển đen ngòm, xác động vật nổi lềnh phềnh trên mặt nước, mặt nước lênh láng những dầu biển, rác thải nhựa. Thực trạng đáng buồn này đang khiến cuộc sống con người chịu nhiều ảnh hưởng. Sự ô nhiễm của môi trường biển đã phần nào trở thành thước đo đánh giá sự phát triển của một quốc gia cũng như ý thức của con người. Vì thế, mỗi người cần phải ý thức mình để bảo vệ môi trường biển thông qua từng hành động dẫu nhỏ nhất để gìn giữ, phát triển đất nước Việt Nam ngày một tốt đẹp cho xứng danh: rừng vàng biển bạc.


3. NÓI VÀ NGHE

Phác thảo những ý chính cho bài nói về đề tài: Khai thác và bảo vệ tài nguyên biển

Bài tham khảo 1:

Phác thảo những ý chính cho bài nói về đề tài: Khai thác và bảo vệ tài nguyên biển:

– Biển là gì?

– Tài nguyên biển có vị trí và vai trò gì trong đời sống con người.

– Hiện trạng của biển hiện nay đang như thế nào?

– Nguyên nhân của việc ô nhiễm trên biển?

– Hệ quả của ô nhiễm môi trường biển.

– Sự tuần hoàn của cuộc sống: con người làm ảnh hưởng môi trường biển cũng chính là đang làm ảnh hưởng đến bản thân mình.

– Giải pháp để khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.

– Liên hệ bản thân về hành động của chính mình.

Bài tham khảo 2:

Phác thảo những ý chính cho bài nói về đề tà: Khai thác và bảo vệ tài nguyên biển:

– Biển là nơi cung cấp tài nguyên phong phú: dầu khí, điện năng, thủy hải sản,…

– Biển chính là một nguồn khai thác đầy tiềm năng bên cạnh đất đai, núi rừng.

– Thực trạng ô nhiễm môi trường biển.

– Hệ quả của ô nhiễm môi trường biển dẫn đến làm thay đổi hệ sinh thái và phá hủy tài nguyên.

– Sự tuần hoàn của cuộc sống: con người làm ảnh hưởng môi trường biển cũng chính là đang làm ảnh hưởng đến bản thân mình.

– Giải pháp để khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. ĐỌC

Chọn phương án đúng

Câu 1 trang 121 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Văn bản trên thuộc loại văn bản gì?

A. Văn bản thông tin

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản văn học

Trả lời:

Văn bản trên thuộc loại: Văn bản nghị luận.

⇒ Đáp án: B.


Câu 2 trang 122 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Theo tác giả, mỗi người cần “tự chịu trách nhiệm” về những sai lầm của bản thân để đạt được mục đích chính gì?

A. Từng bước hoàn thiện bản thân

B. Biết khoan dung với người khác

C. Đạt được thành công về sau

D. Thiết lập những quan hệ tốt

Trả lời:

Theo tác giả, mỗi người cần “tự chịu trách nhiệm” về những sai lầm của bản thân để: Đạt được thành công về sau.

⇒ Đáp án: C.


Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 122 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Vẽ sơ đồ đơn giản thể hiện mối quan hệ giữa vấn đề đặt ra và các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được tác giả trình bày trong văn bản.

Trả lời:

Khi thất bại: → Người thành công tìm lý do ở mình/ Người thất bại đổ lỗi cho hoàn cảnh → Thay đổi các sai lầm/ Không dám nhìn nhận sự yếu kém của bản thân → Mạnh mẽ, không ngừng phát triển bản thân/không thay đổi được kết quả → Thành công/ không thể phát triển bản thân trở lên tốt hơn.

Hoặc:

(1) Khi thất bại: → Người thành công tìm lý do ở mình → Thay đổi các sai lầm → Mạnh mẽ, không ngừng phát triển bản thân → Thành công.

(2) Khi thất bại: → Người thất bại đổ lỗi cho hoàn cảnh → Không dám nhìn nhận sự yếu kém của bản thân à không thay đổi được kết quả → không thể phát triển bản thân trở lên tốt hơn.


Câu 2 trang 122 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Phân tích cách triển khai, củng cố lí lẽ mà tác giả đã sử dụng trong đoạn 3 của văn bản.

Trả lời:

Cách triển khai lí lẽ của tác giả trong 3 đoạn văn giàu sức thuyết phục, mạch lạc, rõ ràng, có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục người đọc:

– Đoạn 1, tác giả nói về sự khác biệt khi đối mặt với thất bại của người thành công và người thất bại.

– Đoạn 2, tác giả cho rằng tự chịu trách nhiệm là việc ý thức được hệ quả ngày hôm nay là do những lựa chọn và hành động của bản thân trong quá khứ.

– Đoạn 3, tác giả cho rằng khi không dám nhìn nhận sự thật về sự yếu kém của bản thân và cho rằng cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại chính mình.

Hoặc:

Cách triển khai lí lẽ của tác giả trong 3 đoạn văn rất mạch lạc, rõ ràng, có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục người đọc:

– Ở đoạn 1, tác giả nói về sự khác biệt khi đối mặt với thất bại của người thành công và người thất bại. Theo đó, người thành công thì đi tìm cái sai, cái lỗi của bản thân còn người thất bại đổ lỗi cho hoàn cảnh để biện minh. Tác giả đồng quan điểm với người thành công bởi lí lẽ được tác giả đưa ra là dù thành công hay thất bại thì chính mình là người đã quyết định, hành xử trong mọi tình huống do đó mình phải biết chịu trách nhiệm về những hành động đó. Tự chịu trách nhiệm, tự nhìn lại bản thân sau những sai lầm, thất bại mới có cơ hội sửa mình và cũng có thể khoan dung với người khác để mối quan hệ tốt đẹp hơn.

– Ở đoạn 2, tác giả cho rằng tự chịu trách nhiệm là việc ý thức được hệ quả ngày hôm nay là do những lựa chọn và hành động của bản thân trong quá khứ. Người có tinh thần cầu tiến luôn biết tự chịu trách nhiệm với mọi hành động và kết quả mà mình nhận được. Tác giả dẫn chứng câu nói của cổ nhân “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” và câu nói nổi tiếng của Không Tử: “Người khôn ngoan tự hỏi nguyên do lỗi lầm ở bản thân, kẻ khờ dại hỏi nguyên do ở kẻ khác” để làm minh chứng cho lí lẽ của mình.

– Ở đoạn 3, tác giả cho rằng khi không dám nhìn nhận sự thật về sự yếu kém của bản thân, thì trách nhiệm cá nhân nhân được trút sạch lên bất kỳ ai hay sự việc nào liên quan. Tác giả cũng cho rằng không dám nhìn nhận bản thân là một sự sai lầm khi mà sự thật dù có tệ hại như thế nào thì nó vẫn tồn tại và không có lời biện minh hùng hồn nào có thể thay đổi nó. Do đó, tác giả cho rằng cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại chính mình, hành động của chính mình để kiểm điểm bản thân mình trước thay vì biện minh hay trách cứ người khác. Có như vậy bản thân mình mới tiến bộ không ngừng.


Câu 3 trang 122 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Nêu suy nghĩ của em về nhận định sau đây của tác giả: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn”

Trả lời:

Tác giả cho rằng: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt,hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Thật đúng như vậy mỗi con người khi sinh ra đều không hoàn hảo, đều sẽ mắc những sai lầm trên chặng đường đời. Nếu như chúng ta là một con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình thì ta sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, những sai lầm đó sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu cho ta trưởng thành và khắc phục.. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc mà sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công.

Hoặc:

Tác giả hoàn toàn chính xác với nhận định: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Ở đây, khi con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm đó và không để những điêu sai trái ấy lặp lại. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc và rồi một ngày khác với tình huống tương tự thì lỗi sai trước đó có thể bị lặp lại. Mặt khác, khi dám nhìn nhận lỗi lầm của mình thì cũng sẽ bao dung với người khác. Bởi khi đã làm rõ lỗi lầm, cái sai của mình để dẫn đến thất bại thì chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho lỗi sai của người khác nhiều hơn. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công. Không chỉ vậy, việc tự dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận cái sai của mình sẽ làm con người mình ngày càng phát triển kiến thức, trình độ và cũng sẽ trở lên độ lượng, nhân từ.


Câu 4 trang 122 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Đọc thành ngữ, tục ngữ sau:

– Cắn răng chịu đựng.

– Dám làm dám chịu.

– Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương.

– Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người.

Cho biết thành ngữ, tục ngữ nào có nội dung liên quan một phần tới thông điệp được nêu trong văn bản. Vì sao em xác định như vậy?

Trả lời:

– Các câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến thông điệp của văn bản:

+ Dám làm dám chịu.

+ Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương.

+ Chân mình thì lấm bê bê / Lại cầm bó đuốc đi rê chân người.

– Các câu tục ngữ liên quan đến văn bản vì cả 3 câu đều chung một thông điệp về việc bản thân mình làm gì thì cũng phải chịu trách nhiệm với hành động của mình:

+ Dám làm dám chịu: khi đã làm việc gì đó, dù hệ quả có thế nào đi chăng nữa thì cũng dám gánh vác trách nhiệm đối với việc mình làm;

+ Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương: nói đến việc tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm và không oán thán, trách cứ ai;

+ Chân mình thì lấm bê bê / Lại cầm bó đuốc đi rê chân người: điển hình của một người không dám chịu trách nhiệm với những hành vi, việc làm của mình, chỉ đi kiếm tìm, chỉ trích lỗi lầm của người khác.

Hoặc:

Các câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến thông điệp của văn bản:

– Dám làm dám chịu.

– Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương.

– Chân mình thì lầm bê bê / Lại cầm bó đuốc đi rê chân người.

Nó liên quan đến văn bản vì: ở câu Dám làm dám chịu nói đến việc khi đã làm việc gì đó, dù hệ quả có thế nào đi chăng nữa thì cũng dám gánh vác trách nhiệm đối với việc mình làm; ở câu Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương cũng nói đến việc tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm và không oán thán, trách cứ ai; Ở câu Chân mình thì lầm bê bê/ lại cầm bó đuốc đi rê chân người cho thấy điển hình của một người không dám chịu trách nhiệm với những hành vi, việc làm của mình, chỉ chăm chăm đi kiếm tìm, chỉ trích lỗi lầm của người khác do đó sẽ bị người khác khinh bỉ, làm cho mối quan hệ trở nên xấu đi.


Câu 5 trang 122 Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT

Cầu tiến, vị thế, viện dẫn là ba trong nhiều từ được dùng trong văn bản có các yếu tố Hán Việt thông dụng. Nêu cách hiểu của em về nghĩa của những yếu tố Hán Việt tạo nên các từ đó và giải thích nghĩa của từng từ.

Trả lời:

Cầu tiến: cầu mong sự tiến bộ.

+ Cầu: Cầu xin, mong cầu, sở cầu…: Nguyện vọng của một con người

+ Tiến: Tiến bộ, tiến lên,… : chỉ sự phát triển, tăng tiến.

Vị thế: địa vị, vị trí đang đứng của một người nào đó.

+ Vị: Vị trí, địa vị, danh vị, chức vị,…: Vị trí trong xã hội hoặc địa điểm cụ thể

+ Thế: Địa thế, trận thế, trần thế,…. hoàn cảnh hay vị trí tạo thành điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho con người.

Viện dẫn: dẫn chứng sự việc, sự vật này để chứng minh cho một sự việc nào đó

+ Viện: Viện cớ, viện trợ,…: nhờ đến sự giúp sức

+ Dẫn: Dẫn chứng, dẫn giải, chỉ dẫn,….: nhờ sự “dẫn” mà đi đến một nơi khác, kết quả khác.


2. VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra

Bài tham khảo 1:

Cuộc đời của mỗi con người trên bước đường thành công luôn luôn có những vấp ngã, có những sai lầm, Nhưng điều làm nên sự khác biệt đối với mỗi người chính là việc dám đứng lên thừa nhận sai lầm, dám đứng lên để nhận trách nhiệm trước những lỗi lầm mình gây ra. Đây là một phẩm chất đáng quý của mỗi con người. Nhờ việc dám nhận sai lầm mà con người có thể tự hoàn thiện được chính bản thân mình. Họ sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và kính trọng. Nếu Edison không dũng cảm thừa nhận những sai lầm, thất trước đó và tiếp tục thử nghiệm của ông, không biết bao giờ chúng ta mới có bóng đèn để sử dụng. Những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra chính là những người dũng cảm và sẽ vươn tới được thành công.

Bài tham khảo 2:

Dũng cảm là một phẩm chất, đức tính đáng quý, cần có ở con người. Nhờ dũng cảm, con người mới có thể làm được những điều to lớn, kì vĩ tưởng chừng không thể. Nhờ dũng cảm, thế giới mới có sự phát triển như ngày nay. Nếu Edison không dũng cảm thừa nhận những sai lầm, thất trước đó và tiếp tục thử nghiệm của ông, không biết bao giờ chúng ta mới có bóng đèn để sử dụng. Nếu con người không dám thừa nhận sai lầm khi cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, liệu chúng ta có thể phát triển thiên văn học như ngày nay? Dũng cảm tưởng như là phải ở những điều lớn lao, nhưng thực tế nó có thể thực hiện ngay từ những điều nhỏ nhặt. Những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gấy ra chính là những người dũng cảm đáng khen nhất.

Bài tham khảo 3:

Con người sống trong bất kỳ thời kỳ, giai đoạn nào cũng cần rèn luyện cho mình những đức tính tốt, trong đó không thể không nói đến trách nhiệm. Vậy trách nhiệm là gì? Trách nhiệm là ý thức và hành vi luôn hoàn thành tốt và hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc giữ lời hứa, làm đúng những gì mình đã nói hoặc đã cam kết. Người có trách nhiệm luôn hoàn thành đúng thời gian và làm tốt công việc được giao; không để người khác thúc giục, nhắc nhở bạn; biết nhìn thẳng vào thực tế, nhận lỗi của bản thân và có ý thức sửa chữa, khắc phục những sai lầm đó. Từ những đặc điểm trên, tinh thần trách nhiệm giúp con người trưởng thành hơn, biết cách sắp xếp công việc, vươn lên trong cuộc sống; được người khác tin tưởng. Khi chúng ta thực hành đức tính “trách nhiệm”, chúng ta sẽ trau dồi nhiều đức tính quý báu khác. Có thể thấy, trách nhiệm là một đức tính vô cùng quan trọng, mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính này để có cuộc sống tốt đẹp hơn.


3. NÓI VÀ NGHE

Lập dàn ý cho bài nói về vấn đề: Điều em muốn chuẩn bị cho bước đường tương lai của mình

Bài tham khảo 1:

Mở bài: Giới thiệu về bước đường tương lai của mình và điều em muốn chuẩn bị.

Thân bài:

– Vai trò của việc xác định được chính xác những điều mà bản thân muốn chuẩn bị

– Nêu điều em muốn chuẩn bị.

– Nêu lý do em lại chuẩn bị những điều đó.

– Nêu những hành động mà bản thân em sẽ làm để có thể thực hiện những dự định.

Kết bài: Thể hiện sự quyết tâm chuẩn bị và kêu gọi các bạn cùng chuẩn bị cho tương lai.

Bài tham khảo 2:

Mở bài: Giới thiệu về bước đường tương lai của mình và điều em muốn chuẩn bị.

Thân bài:

– Nêu điều em muốn chuẩn bị.

– Nêu lý do em lại chuẩn bị những điều đó.

– Trả lời câu hỏi: Em chuẩn bị như thế nào? Có ai giúp sức không?

– Điều em mong chờ, hy vọng ở tương lai.

Kết bài:

– Trả lời câu hỏi: Em hy vọng ở bước đường tương lai như thế nào?

– Thể hiện sự quyết tâm chuẩn bị và kêu gọi các bạn cùng chuẩn bị cho tương lai.

Bài tham khảo 3:

Mở bài: Dẫn vào vấn đề: Điều em muốn chuẩn bị cho bước đường tương lai của mình.

Thân bài:

– Tuổi trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển.

– Vì là một người trẻ em sẽ:

– Cố gắng học thật tốt

– Trau dồi nhiều kĩ năng sống

– Sống tốt bụng, chan hòa, thân thiện, biết giúp đỡ người khác

– Tấm gương em noi theo: Bác Hồ, những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, … và đặc biệt là cha mẹ của em – những người thành đạt và yêu thương, chăm lo cho em rất nhiều

– Lí do em chuẩn bị những điều trên cho tương lai:

+ Vì em muốn tự mình sau này khi bước ra đời sẽ có một công việc tốt, để nuôi sống bản thân, gia đình và phụng dưỡng cho cha mẹ sau này

+ Em cũng muốn góp phần để đất nước Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa.

Kết bài:

– Nhắc lại vấn đề.

– Khẳng định: Sẽ cố gắng thực hiện như những gì mình đã nêu ra để có một sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai tươi đẹp.


Bài trước:

👉 Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài ÔN TẬP HỌC KÌ II sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com