Nội Dung
Hướng dẫn soạn Bài 10: CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG). Nội dung bài Soạn bài ÔN TẬP trang 113 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 8, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
ÔN TẬP
Câu 1 trang 113 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST
Đọc lại các bài thơ Bạn đến chơi nhà, Đề đền Sầm Nghi Đống, Tự trào I và hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Bạn đến chơi nhà | Đề đền Sầm Nghi Đống | Tự trào I | |
Thủ pháp trào phúng | |||
Tình cảm, cảm xúc của tác giả | |||
Chủ đề | |||
Thông điệp | |||
Nhận xét chung: |
Trả lời:
Bạn đến chơi nhà | Đề đền Sầm Nghi Đống | Tự trào I | |
Thủ pháp trào phúng | Thủ pháp phóng đại kết hợp lối nói hóm hỉnh. | Thủ pháp nói giễu. | Thủ pháp nói giễu kết hợp lối nói hóm hỉnh. |
Tình cảm, cảm xúc của tác giả | Tình cảm trân trọng, yêu quý bạn. | Xem thường, giễu cợt vị thần xâm lược thất bại. | Lo lắng cho thời cuộc một cách thầm kín, tự nhận thức về giá trị của bản thân. |
Chủ đề | Khẳng định tình cảm, trân trọng, yêu quý hết mực của tác giả dành cho bạn. | Thái độ bất kính, coi thường Sầm Nghi Đống thể hiện khát vọng bình đẳng nam – nữ của Hồ Xuân Hương. | Tiếng cười tự chế giễu vì sự bất lực của bản thân trước hoàn cảnh xã hội giao thời đầy nhiễu nhương. |
Thông điệp | Tình bạn cần sự chân thành, tình cảm tự đáy lòng là trên hết. | Phụ nữ có thể làm được nhiều việc không kém nam giới nếu được giải phóng khỏi các quy ước, ràng buộc của xã hội phong kiến; nam – nữ cần được bình đẳng để phụ nữ có cơ hội thể hiện tài năng. | Sự tự nhận thức về tình cảnh của mình: bất lực trước hoàn cảnh và tố cáo xã hội giao thời nhiễu nhương, mâu thuẫn đã đẩy những trí thức vào tình cảnh này. |
Nhận xét chung: Bằng việc sử dụng một cách phù hợp các thủ pháp nghệ thuật trào phúng, các tác giả đã khéo léo thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình và gửi gắm thông điệp đến người đọc, làm rõ chủ đề của tác phẩm. |
Hoặc:
Bạn đến chơi nhà | Đề đền Sầm Nghi Đống | Tự trào I | |
Thủ pháp trào phúng | Đưa ra cái khó, cái thiếu thốn của bản thân, thiếu cả những thứ cơ bản nhất: miếng trầu. | Sử dụng từ ngữ tinh tế, sâu cay, thâm thúy, mỉa mai | Sử dụng từ ngữ, hình ảnh gần gũi, bình dị phơi bày hiện thực xã hội và tự cười chính bản thân mình. |
Tình cảm, cảm xúc của tác giả | Cảm xúc vui sướng, thắm thiết, quý trọng | Thể hiện cá tính, tài năng của một nữ sĩ, thái độ coi thường, tự khẳng định tài năng. | Chuyển biến trong tình cảm khi chứng kiến cuộc sống có nhiều thay đổi, tự cười sự vô công rỗi nghề của chính mình. |
Chủ đề | Cảm xúc vui sướng khi bạn đến đồng thời văn bản cho ta hiểu rõ hoàn cảnh nhà thơ, tình cảm thắm thiết của nhà thơ với bạn. | ||
Thông điệp | Tôn trọng và quý trọng tình cảm bạn bè. | Chủ những anh hùng, những người có công mới đáng được tôn thờ và ngưỡng. | Luôn lạc quan, yêu đời dù trong hoàn cảnh khó khăn, và cuộc sống có nhiều thay đổi. |
Nhận xét chung: | Nghệ thuật trào phúng, tạo ra tiếng cười một cách nhẹ nhàng mà sâu cay, thâm thúy đã góp phần thể hiện cá tính sáng tạo, tiếng nói, quan điểm mỗi cá nhân mỗi tác giả. |
Câu 2 trang 113 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST
Khi tìm hiểu một bài thơ trào phúng, cần chú ý điều gì?
Trả lời:
Khi tìm hiểu một bài thơ trào phúng, cần chú ý:
– Xác định và phân tích những thủ pháp nghệ thuật trào phúng.
– Làm rõ tình cảm, cảm xúc của tác giả, chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ.
Câu 3 trang 113 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST
Vì sao khi lựa chọn từ ngữ, ngoài việc quan tâm đến phần ý nghĩa cơ bản, chúng ta cần quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ?
Trả lời:
Khi lựa chọn từ ngữ, ngoài việc quan tâm đến phần ý nghĩa cơ bản, chúng ta cần quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ vì nếu không lựa chọn được từ ngữ với sắc thái nghĩa phù hợp, chúng ta sẽ không thể diễn tả chính xác thái độ, tình cảm, nhận định… của mình đối với sự việc được đề cập trong câu hoặc đối với người nghe, người đọc.
Câu 4 trang 113 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST
Việc dùng các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây có phù hợp không? Vì sao?
a. Ông ấy là một doanh nhân lọc lõi được nhiều người ngưỡng mộ.
b. Bà ấy tuy tuổi đã cao nhưng gương mặt vẫn rất xinh.
Trả lời:
a. Từ “lọc lõi” không phù hợp vì “lọc lõi” có nghĩa là “từng trải và khôn ngoan, có đủ kinh nghiệm, biết đủ mọi mánh khoé” trong khi đối tượng được miêu tả ở đây là một doanh nhân “được nhiều người ngưỡng mộ”.
b. Từ “xinh” không phù hợp vì “xinh” có nghĩa là “có hình dáng và những đường nét rất dễ coi, ưa nhìn (thường dùng để nói về trẻ em, phụ nữ trẻ)” trong khi đối tượng được miêu tả ở đây là người phụ nữ lớn tuổi.
Câu 5 trang 113 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST
Khi viết bài văn phân tích một bài thơ, chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Trả lời:
Khi viết bài văn phân tích một bài thơ, chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu:
– Về nội dung:
+ Nêu được chủ đề.
+ Nêu và phân tích được tác dụng của đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm thơ như: từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…
– Về hình thức: Lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.
– Về bố cục:
+ Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm thơ (tên tác giả, tác phẩm…); nêu ý kiến khái quát về chủ đề, một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
+ Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.
+ Kết bài: khẳng định lại chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.
Hoặc:
Cần đảm bảo những yêu cầu:
– Cuộc đời tác giả.
– Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
– Thể thơ.
– Hình ảnh thơ.
– Chi tiết thơ.
– Giọng điệu.
– Vần (nhịp) thơ.
– Ngôn ngữ thơ.
– Bố cục.
Câu 6 trang 113 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST
Để việc thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống diễn ra hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những gì (trước, trong và sau khi thảo luận)?
Trả lời:
Để việc thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống diễn ra hiệu quả, chúng ta cần lưu ý:
– Trước khi thảo luận:
+ Xác định rõ vấn đề cần thảo luận.
+ Chuẩn bị những tài liệu cần thiết phục vụ buổi thảo luận.
– Trong khi thảo luận:
+ Bao quát được diễn biến của cuộc thảo luận.
+ Thể hiện được thái độ tán thành hay phản đối trước những ý kiến đã phát biểu.
+ Nêu được quan điểm, nhận định của bản thân về vấn đề.
+ Tôn trọng người đối thoại để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề.
– Sau khi thảo luận: Rút ra ý nghĩa, thông điệp, cảm nghĩ về vấn đề đời sống.
Câu 7 trang 113 Ngữ Văn 8 tập 2 CTST
Việc dùng tiếng cười để tự phê bình bản thân và phê bình người khác có tác dụng gì?
Trả lời:
Việc dùng tiếng cười để tự phê bình bản thân và phê bình người khác có tác dụng đưa tới cách nhìn đa dạng và thông điệp, dụng ý tác giả muốn truyền tải và nhắc tới.
Bài trước:
👉 Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Bài tiếp theo:
👉 Soạn bài Ôn tập cuối học kì II sgk Ngữ Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo
Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài ÔN TẬP trang 113 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 8 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“