Soạn bài Rồi ngày mai con đi sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Hướng dẫn soạn Bài 7. Thơ. Nội dung bài Soạn bài Rồi ngày mai con đi sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


TỰ ĐÁNH GIÁ

RỒI NGÀY MAI CON ĐI

Câu 1 trang 34 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Bốn chữ

C. Năm chữ

D. Tự do

Trả lời:

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

⇒ Đáp án: D.


Câu 2 trang 34 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Tác giả gieo vần nào trong toàn bài thơ?

A. Vần lưng

B. Vần chân

C. Vần liền

D. Vần hỗn hợp

Trả lời:

Tác giả gieo vần hỗn hợp trong toàn bài thơ.

⇒ Đáp án: D.


Câu 3 trang 34 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào qua cụm từ “con xuống núi”?

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. So sánh

D. Nói quá

Trả lời:

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.

⇒ Đáp án: A.


Câu 4 trang 34 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Nghĩa của từ “ngỡ ngàng” trong bài thơ trên là gì?

A. Không tin vào những gì nhìn thấy, nghe thấy lần đầu tiên

B. Hết sức ngạc nhiên trước những điều mới lạ

C. Tỏ ra ngại, không dám làm việc gì

D. Mất cảm giác do bị tác động đột ngột và quá mạnh

Trả lời:

Nghĩa của từ “ngỡ ngàng” trong bài thơ trên là ngạc nhiên trước những điều mới lạ.

⇒ Đáp án: B.


Câu 5 trang 34 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Theo tác giả, khi “con xuống núi”, mỗi lần “vấp”, con sẽ nhớ đến ai?

A. Người bố

B. Người mẹ

C. Người thầy

D. Mọi người

Trả lời:

Theo tác giả, khi “con xuống núi”, mỗi lần “vấp”, con sẽ nhớ đến người thầy.

⇒ Đáp án: C.


Câu 6 trang 34 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Theo tác giả, đâu là hành trang quan trọng nhất đối với người con khi xuống núi?

A. Cán rìu, lưỡi hái do bố mẹ cho

B. Mo cơm, tay nải mà bố mẹ chuẩn bị

C. Ngọn lửa hồng trong tim con do thầy giáo thắp lên

D. Chiếc gậy, tay nải của người con

Trả lời:

Hành trang quan trọng nhất đối với người con khi xuống núi là ngọn lửa hồng trong tim con do thầy giáo thắp nên.

⇒ Đáp án: C.


Câu 7 trang 34 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Phương án nào dưới đây liệt kê đúng và đầy đủ các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ năm?

A. So sánh, liệt kê, ẩn dụ, điệp ngữ

B. So sánh, tương phản, ẩn dụ, điệp ngữ

C. Liệt kê, đảo ngữ, ẩn dụ, nhân hóa

D. Ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh

Trả lời:

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ năm: So sánh, liệt kê, ẩn dụ, đảo ngữ.

⇒ Đáp án: A.


Câu 8 trang 35 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Người con trong bài thơ được căn dặn điều gì?

A. Chăm chỉ học hành để có tương lai tươi sáng

B. Cần tin tưởng vào bản thân mình

C. Đừng quên mạch đá cội nguồn

D. Hãy chảy như suối về với biển

Trả lời:

Người con trong bài thơ được căn dặn không quên mạch đá cội nguồn.

⇒ Đáp án: C.


Câu 9 trang 35 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Em hiểu nội dung của hai dòng thơ sau như thế nào?

Đi như suối chảy về với biển
Chớ quên mạch đá cội nguồn

Trả lời:

Câu thơ là lời dặn dò của thế hệ trước đối với thế hệ sau, rằng dù có đi đâu về đâu thì cũng không được quên gốc gác cội nguồn nơi mình đã sinh ra và lớn lên, có những người đã sinh thành và dưỡng dục ta nên người.

Hoặc:

Em có thể hiểu nội dung của hai dòng thơ là lời nhắn gửi yêu thương của những người ở lại, hy vọng con sẽ luôn tiến lên phía trước, đi ngày càng xa, càng cao hơn nhưng cũng đừng quên đi cội nguồn, gốc gác của mình.

Hoặc:

Hai dòng thơ Đi như suối chảy về với biểnChớ quên mạch đá cội nguồn kể lại sự việc người con xuống núi hòa nhập với môi trường cộng đồng, con sẽ nhanh nhẹn, mạnh mẽ hòa nhập tốt với cộng đồng, thuận lợi như suối chảy về biển. Tuy nhiên người thầy căn dặn con chớ quên mạch đá cội nguồn, tức là khong được quên nơi con từng gắn bó và trưởng thành. Trên đường đời con đi gặp nhiều khó khăn vất vả, hãy nhớ về thầy, về nơi con đã sinh thành, thầy sẽ là ngọn lửa, bài học của thầy sẽ là ngon lửa giúp ấm lòng con, cho con vịn đứng lên sau vấp ngã.


Câu 10 trang 35 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi.

Trả lời:

Bài thơ Rồi ngày mai con đi của tác giả Lò Cao Nhum là lời nhắn nhủ chân thành tha thiết của thế hệ đi trước khi thế hệ sau chuẩn bị lên đường khám phá thế giới, thực hiện những khát vọng cuộc đời. Xuyên suốt bài thơ là những lời căn dặn đầy dịu dàng đồng thời cũng vô cùng nghiêm khắc. Rằng khi đi ra thế giới rộng lớn ngoài kia, rồi con sẽ thấy đất khác, trời khác, sẽ gặp những người khác nhau, đỏ vàng đen trắng khó mà phân biệt nổi. Khi ấy, ngọn lửa mà người thầy năm xưa đã thắp lên trong tim con sẽ là ngọn hải đăng dẫn lối, chỉ cho con biết nên làm gì, động viên con tiếp tục cố gắng ra sao. Chỉ cần còn giữ ngọn lửa ấy trong tim, con nhất định sẽ đạt được lý tưởng đời mình. Cuối cùng, dù có đi đâu về đâu, cách xa nơi mình sống vạn dặm đường thì con nhất quyết không được quên đi “mạch đá cội nguồn”, quên đi gốc gác nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Hoặc:

Bài thơ Rồi ngày mai con đi là lời nhắn gửi của tác giả dành cho đứa con chưa trải sự đời của mình trước ngày nó bước vào đời. Những bài học khuyên răn rằng con hãy nhớ những gì thầy giảng dạy, nhớ lời dăn dò của cha mẹ bởi nó sẽ là hành trang theo con đến hết cuộc đời. Và đặc biệt, tác giả đặc biệt nhắc nhở người con dù có đi đâu, về đâu, làm gì cũng không được quên cội nguồn, gốc gác của chính mình, nó sẽ luôn dõi theo từng bước đi của con và nhắc nhở con về nguồn gốc của chính mình. Đây quả là một bài tâm sự đầy ý nghĩa và trữ tình.

Hoặc:

Rồi ngày mai con đi là một bài thơ rất sâu sắc ý nghĩa của Lò Cao Nhum kể về lời căn dặn của sư thầy với đệ tử của mình khi xuống núi hòa nhập cộng đồng. Người thầy dự đoán trước những khó khăn con sẽ gặp phải khi con xuống núi: môi trường mới, thành phố mới nhiều màu sắc, lòng người đỏ đen… Nhưng khi gặp khó khăn con sẽ nhớ đến thầy, nhớ đến những tình yêu thương, bài học thầy đã truyền lửa cho con để cố gắng và bước tiếp. Khi con xuống núi hòa nhập với môi trường cộng đồng, con sẽ nhanh nhẹn, mạnh mẽ hòa nhập tốt với cộng đồng, thuận lợi như suối chảy về biển. Tuy nhiên người thầy căn dặn con chớ quên mạch đá cội nguồn, tức là không được quên nơi con từng gắn bó và trưởng thành. Trên đường đời con đi gặp nhiều khó khăn vất vả, hãy nhớ về thầy, về nơi con đã sinh thành, thầy sẽ là ngọn lửa, bài học của thầy sẽ là ngon lửa giúp ấm lòng con, cho con vịn đứng lên sau vấp ngã. Qua đây chúng ta thấy được thầy là người có con mắt nhìn xa trông rộng, thương yêu, lo cho các con của mình.


Bài trước:

👉 Soạn bài Trao đổi về một vấn đề sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 35 sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Rồi ngày mai con đi sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com