Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Hướng dẫn soạn Bài 10. Văn bản thông tin. Nội dung bài Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 6, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.


NÓI VÀ NGHE

Thảo luận nhóm về một vấn đề

1. Định hướng

a) Vấn đề thảo luận ở đây là nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện. Nêu lên ý kiến của các cá nhân và trao đổi, thảo luận để thống nhất trong nhóm về những nguyên nhân dẫn đến kết quả ấy.

b) Để thảo luận trong nhóm về những nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện, các em cần:

– Xác định sự việc, sự kiện.

– Nêu kết quả của sự việc, sự kiện.

– Chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến kết quả của sự việc, sự kiện.

– Trao đổi, thảo luận về nguyên nhân mà các thành viên trong nhóm nêu ra; thống nhất ý kiến trong nhóm.


2. Thực hành

Bài tập trang 107 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Chọn một trong hai vấn đề sau để thảo luận:

– Nguyên nhân nào làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm?

– Vì sao cuối học kì I, lớp em được tuyên dương là lớp đứng đầu khối 6?

a) Chuẩn bị

– Lựa chọn sự việc hoặc sự kiện cần thảo luận về nguyên nhân đưa đến kết quả của sự việc hoặc sự kiện ấy.

– Thu thập các thông tin và xác định nguyên nhân của sự việc hoặc sự kiện.

– Lựa chọn phương tiện hỗ trợ trao đổi, thảo luận (nếu cần) như: giấy, máy tính, tranh ảnh, sơ đồ,…

– Xem lại các yêu cầu nói và nghe trong thảo luận nhóm (ý b, mục 1. Định hướng)

b) Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Kết quả của sự việc hoặc sự kiện đó là gì?

+ Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả đó (một hay nhiều nguyên nhân)?

+ Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng?

– Lập dàn ý bằng cách dựa vào những ý đã tìm được, sắp xếp theo ba phần của bài nói.

+ Mở đầu: Nêu sự việc hoặc sự kiện và kết quả của sự việc hoặc sự kiện.

+ Nội dung chính:

• Lần lượt nêu các nguyên nhân dẫn đến kết quả.

• Thảo luận trong nhóm để tìm thêm các nguyên nhân, loại bỏ những nguyên

nhân không đúng, xác định nguyên nhân quan trọng.

+ Kết thúc: Khẳng định lại một cách ngắn gọn ý kiến đã thống nhất về nguyên nhân đưa đến kết quả của sự việc hoặc sự kiện.

c) Nói và nghe

– Mở đầu: Nhóm trưởng giới thiệu, nêu sự việc hoặc sự kiện.

– Một bạn trình bày ý kiến của cá nhân nêu các nguyên nhân của sự việc hoặc sự kiện.

– Thảo luận trong nhóm về các nguyên nhân dẫn đến kết quả của sự việc hoặc sự kiện:

+ Dựa vào dàn ý đã lập được, lần lượt từng thành viên trong nhóm nêu ra các nguyên nhân đưa đến kết quả của sự việc hoặc sự kiện.

+ Các thành viên trong nhóm có thể bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối với nguyên nhân mà thành viên khác nêu ra. Có thái độ phù hợp khi bày tỏ quan điểm.

– Kết thúc: Nhóm trưởng chốt lại những nguyên nhân đã được các thành viên trong nhóm thống nhất.

Bài tham khảo:

Như các bạn đã biết, thế giới đang xảy ra bùng nổ dân số. Chính vì có quá nhiều người trên trái đất mà nước ngọt để sử dụng không phải vô tận. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nước sạch ngày càng khan hiếm và do đó mà cuộc sống của con người bị ảnh hưởng.

Chúng ta biết rằng các châu lục được bao quanh bởi đại dương rộng lớn. Thế nhưng đó là nước mặn – nước mà con người không thể sử dụng. Lầm tưởng của chúng ta đó là nghĩ số nước ngọt là vô tận. Nước sạch đã ít mà chúng lại ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra. Những rác thải sinh hoạt thải trực tiếp ra sông ngòi, ao hồ,… đã khiến nguồn nước sạch ô nhiễm.

Dân số đang bùng nổ nên nhu cầu về nước sạch lại tăng cao. Các bạn thử hình dung xem một ngày mình không có nước sạch để sử dụng thì sẽ khủng khiếp như nào? Để sản xuất lương thực thực phẩm cho con người cần sử dụng một lượng khổng lồ nước ngọt. Thiếu đi nước, cây cối sẽ khô cằn, vạn vật chết khô.

Nước sạch đã ít mà ý thức sử dụng của con người còn thấp. Trong sinh hoạt hàng ngày thì phung phí nước ngọt, chưa khai thác một cách hợp lí. Mọi người khi rửa tay, khi tắm vặn vòi nước thật lớn mà chúng ta đâu có sử dụng hết chỗ nước ấy. Hay khi uống nước, chúng ta cứ rót đầy cốc nhưng chỉ uống một nửa rồi lại đổ chỗ nước thừa kia.

Con người không thể sinh sống mà thiếu đi nước sạch được, Thẳng thắn hơn là chúng ta phụ thuộc vào nước sạch thì mới có thể tồn tại được. Nếu nhân loại không biết thay đổi ý thức bản thân, hạn chế lãng phí, sử dụng một cách tiết kiệm thì chúng ta sẽ không thể tồn tại được.

Vậy như tôi vừa trình bày thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nước sạch. Và phần lớn đến từ con người. Nếu chúng ta không ý thức hơn trong việc sử dụng nước ngọt thì sự sống của loài người sẽ bị hủy diệt.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Rút kinh nghiệm về việc thảo luận và cách thảo luận.

– Người nói:

+ Xem nội dung có nêu đúng các nguyên nhân dẫn đến kết quả của sự việc hoặc sự kiện không. Còn thiếu nguyên nhân nào? Nguyên nhân nào chưa chính xác? Có lí giải một cách thuyết phục không?…

+ Rút kinh nghiệm cách phát biểu và các lỗi trong phát biểu, thảo luận.

– Người nghe:

+ Xem xét kết quả tiếp nhận thông tin: Người nói nêu ra những nguyên nhân nào? Còn thiếu nguyên nhân nào? Lí giải như thế nào?

+ Tự xác định các lỗi về thái độ khi nghe và phát biểu, thảo luận.


BÀI NÓI THAM KHẢO

Nguyên nhân nào làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm?

Các bạn có biết, ở miền Tây tình trạng khan hiếm nước ngọt xảy ra vô cùng nghiêm trọng. Người ta phải bỏ ra 150.000đ – 200.000đ/m3 nước ngọt để sử dụng. Ở Châu Phi cũng vậy rất nhiều nơi không có nước ngọt để sử dụng. Vậy theo mọi người nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nước ngọt trầm trọng là do đâu.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự tăng nhanh của dân số thế giới. Ngày nay, theo đà tăng của dân số, lượng nước dùng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt không ngừng tăng. Theo đó, các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới ngày càng nhiều. Đó là sức ép lớn tới tài nguyên nước do khai thác quá mức phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp; tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp… gây ô nhiễm nguồn nước sạch. Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hóa. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến tình trạng di dân dưới mọi hình thức, ảnh hưởng tới sự phân bố các nguồn nước.

Hai là, môi trường sinh thái bị phá hoại do nạn chặt phá rừng, biến đổi khí hậu,… Trong nhiều năm qua, nạn chặt phá rừng bừa bãi đã gây ra những hiểm họa làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước, đất bị xói mòn, thoái hóa. Theo các chuyên gia, tốc độ nạn phá rừng hiện nay sẽ dẫn tới 2 tỷ người, tức 20% dân số thế giới bị thiếu nước vào năm 2050. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này sống tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm (6). Bên cạnh đó, sự nóng lên của Trái đất khiến nạn hạn hán kéo dài, tình trạng mực nước biển dâng lên, đồng nghĩa với việc cạn kiệt nguồn nước ngọt quý hiếm tại một số nơi, khu vực trên thế giới.

Ba là, sự ô nhiễm tài nguyên nước. Cùng với tốc độ phát triển đô thị hóa, các khu công nghiệp hiện đại là số lượng chất thải làm nhiễm bẩn nguồn nước ngày càng khó kiểm soát. Việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, lượng nước thải ra môi trường của các nhà máy luyện kim, nhiệt điện, hóa chất, thực phẩm, cùng với lượng nước thải do sinh hoạt… khiến nguồn nước sạch bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bốn là, sử dụng và quản lý tài nguyên nước không hợp lý. Sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước ngày càng trầm trọng do chưa thực sự có các biện pháp quản lý tốt nguồn tài nguyên nước. Tài nguyên nước hiện vẫn chưa được công nhận giá trị đầy đủ và công tác quản lý còn lỏng lẻo. Hầu hết các quốc gia đều chưa có nhiều hệ thống giám sát thích hợp cho cả khối lượng lẫn chất lượng nước và đặc biệt là việc sử dụng nước lãng phí

Qua bài viết này, tôi muốn phần nào giúp mọi người hiểu rằng nguồn nước ngọt không hề dư thừa và vô tận chúng ta cần phải nâng cao ý thức sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Để khắc phục tình trạng khan hiếm và ô nhiễm môi trường nước.

Bài tham khảo 2:

Một là, sự tăng nhanh của dân số thế giới. Ngày nay, theo đà tăng của dân số, lượng nước dùng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt không ngừng tăng. Theo đó, các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới ngày càng nhiều. Đó là sức ép lớn tới tài nguyên nước do khai thác quá mức phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp; tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp… gây ô nhiễm nguồn nước sạch. Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hóa. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến tình trạng di dân dưới mọi hình thức, ảnh hưởng tới sự phân bố các nguồn nước.

Hai là, môi trường sinh thái bị phá hoại do nạn chặt phá rừng, biến đổi khí hậu,… Trong nhiều năm qua, nạn chặt phá rừng bừa bãi đã gây ra những hiểm họa làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước, đất bị xói mòn, thoái hóa. Theo các chuyên gia, tốc độ nạn phá rừng hiện nay sẽ dẫn tới 2 tỷ người, tức 20% dân số thế giới bị thiếu nước vào năm 2050. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này sống tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm. Bên cạnh đó, sự nóng lên của Trái đất khiến nạn hạn hán kéo dài, tình trạng mực nước biển dâng lên, đồng nghĩa với việc cạn kiệt nguồn nước ngọt quý hiếm tại một số nơi, khu vực trên thế giới.

Ba là, sự ô nhiễm tài nguyên nước. Cùng với tốc độ phát triển đô thị hóa, các khu công nghiệp hiện đại là số lượng chất thải làm nhiễm bẩn nguồn nước ngày càng khó kiểm soát. Việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, lượng nước thải ra môi trường của các nhà máy luyện kim, nhiệt điện, hóa chất, thực phẩm, cùng với lượng nước thải do sinh hoạt… khiến nguồn nước sạch bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bốn là, sử dụng và quản lý tài nguyên nước không hợp lý. Sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước ngày càng trầm trọng do chưa thực sự có các biện pháp quản lý tốt nguồn tài nguyên nước. Tài nguyên nước hiện vẫn chưa được công nhận giá trị đầy đủ và công tác quản lý còn lỏng lẻo. Hầu hết các quốc gia đều chưa có nhiều hệ thống giám sát thích hợp cho cả khối lượng lẫn chất lượng nước và đặc biệt là việc sử dụng nước lãng phí.


Bài trước:

👉 Soạn bài Viết biên bản sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài World Wide Web ra đời và phát triển như thế nào 30 năm qua? sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com