Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Hướng dẫn soạn Bài 2. Thơ sáu chữ, bảy chữ. Nội dung bài Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 8, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


NÓI VÀ NGHE

Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống

1. Định hướng

1.1. Thảo luận về một vấn đề trong đời sống là đưa ra ý kiến của cá nhân và trao đổi, bàn bạc, lắng nghe ý kiến của mọi người cùng tham gia để có hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn và lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề một cách phù hợp.

Vấn đề trong đời sống có thể nêu lên từ thực tế cuộc sống nhưng cũng có thể rút ra từ các tác phẩm văn học.

1.2. Để thảo luận, trao đổi về một vấn đề trong đời sống, các em cần chú ý:

– Quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng,…trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu để phát hiện vấn đề có ý nghĩa.

– Lựa chọn một vấn đề cần thảo luận. Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến của em về vấn đề đó.

– Thảo luận trong nhóm về vấn đề đã lựa chọn.

– Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề; đồng thời, tôn trọng các ý kiến khác.


2. Thực hành

Bài tập trang 54 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Chọn một trong các vấn đề sau đây (hoặc tự nêu vấn đề) để thảo luận trong nhóm, lớp. Khi chọn, cần suy nghĩ về mối liên hệ giữa vấn đề ấy với các văn bản ở phần đọc hiểu.

(1) Gia đình có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

(2) Tình cảm quê hương quan trọng với mỗi người như thế nào?

(3) Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống.

a) Chuẩn bị (ví dụ với vấn đề 2)

– Xác định vấn đề thảo luận: Vai trò của tình cảm quê hương đối với mỗi người; đối tượng tham gia thảo luận: các bạn trong nhóm/ lớp.

– Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,…và máy chiếu, màn hình (nếu có).

b) Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Em hiểu thế nào là quê hương?

→ Quê hương là là nơi chúng ta được sinh ra ra và lớn lên, bởi vậy mà nhắc đến quê hương người ta thường nhớ về những gì thân thuộc, gần gũi nhất.

+ Tình cảm với quê hương mang lại cho mỗi người những điều gì?

→ Tình cảm với quê hương mang lại:

– Quê hương không chỉ nuôi lớn chúng ta về mặt thể chất mà nuôi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ cho tâm hồn mỗi người.

– Quê hương dạy chúng ta biết yêu thương, gắn bó:

+ Gắn bó với gia đình, mảnh đất mà chúng ta được sinh ra, lớn lên

+ Gắn bó về tình cảm với bố mẹ, bạn bè và những người xung quanh.

– Góp phần quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách, lối sống và bản sắc của mỗi người => Văn hóa, truyền thống của quê hương sẽ ảnh hưởng đến những nhận thức, tính cách và lối sống của con người.

– Quê hương tạo nên sức mạnh tinh thần mạnh mẽ để con người vượt qua mọi khó khăn, thách thức của hoàn cảnh.

– Là điểm tựa tinh thần vững chãi, nơi nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng.

+ Chúng ta nên bày tỏ, thể hiện tình cảm với quê hương như thế nào?

→ Chúng ta nên:

– Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để góp phần dựng xây quê hương, đất nước trong tương lai.

– Cần lên án những hành động quay lưng với quê hương và những cá nhân thiếu ý thức trách nhiệm, chỉ biết đến bản thân mà làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng.

– Tình yêu quê hương sẽ trở nên ý nghĩa hơn không chỉ tồn tại trong suy nghĩ, tình cảm mà được bộc lộ qua những hành động cụ thể.

– Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở đầu Nêu vấn đề và ý kiến chung của em về vấn đề thảo luận: Vai trò của tình cảm quê hương đối với mỗi người.
Nội dung chính Nêu và làm rõ ý kiến của em về vấn đề. Ví dụ:

– Quê hương là nơi dòng họ, gia đình của mỗi người đã trải qua nhiều đời làm ăn, sinh sống,… Tình yêu quê hương là tình cảm tự nhiên của mỗi chúng ta.

– Ý nghĩa của tình yêu quê hương (giúp chúng ta hiểu và trân trọng nguồn cội, tổ tiên,…; biết quý trọng, gìn giữ và phát triển các truyền thống, bản sắc của quê hương, nuôi dưỡng tình yêu Tổ quốc của mỗi người,…)

– Chúng ta cần thể hiện tình cảm, trách nhiệm với quê hương bằng những suy nghĩ, việc làm phù hợp, ý nghĩa.

Kết thúc Khẳng định lại ý kiến và thông điệp chung.

c) Nói và nghe

Tham khả các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục c (trang 35); nội dung nói và nghe đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục d (trang 36); nội dung kiểm tra đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.


BÀI NÓI THAM KHẢO

Gia đình có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

Gia đình là nơi ta sinh ra, lớn lên, là nơi gắn bó với chúng ta suốt cuộc đời. Chình vì vậy gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Gia đình là một cụm từ, một khái niệm rất quen thuộc, gần gũi và gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Vậy bạn có hiểu đúng về khái niệm gia đình này chưa? Chúng ta cùng tìm hiểu xem gia đình là gì, ý nghĩa của gia đình và vai trò của gia đình đối với mỗi người nhé!

Gia đình là tập hợp những người quen thuộc, thân thương, gần gũi với chúng ta, gia đình chính là một cách thức tổ chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về gia đình, nhưng chung quy lại thì đây là một nơi mà những con người liên kết với nhau, sinh sống với nhau tạo nên mối quan hệ mật thiết, gia đình là hình ảnh phản ảnh của một xã hội thu nhỏ.

Đúng vậy, gia đinh chính là nơi bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con người, nơi đó có những người thương yêu, quý giá như cha, mẹ, anh chị em, cô dì, chú bác, ông bà,…

Cũng chính vì vậy, mà gia đình đóng góp một vai trò không nhỏ đối với quá trình trưởng thành của một người. Chẳng ai có thể khẳng định người ấy có thể sống tốt, vui vẻ mà hạnh phúc mà không có gia đình.

Những ai không may mắn không có được một gia đình tử tế từ khi mới lọt lòng vẫn luôn đau đáu một nỗi đau tìm ra nguồn gốc người thân của mình, hoặc những ai khi mất đi những người mình yêu thương trong cuộc sống, sau đó chẳng phải sẽ tìm một gia đình khác làm bến đỗ tinh thần cho mình đấy thôi.

Gia đình chính là tế bào của xã hội, cho nên chúng ta hãy vì hạnh phúc gia đình và tương lai phát triển của xã hội mà cùng nhau đóng góp xây dựng tình cảm của mình. Sẽ thật là may mắn khi bạn được sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, êm ấm, tuy nhiên, dù chẳng được may mắn như vậy, hãy vẫn cho mình cơ hội tìm một gia đình đúng nghĩa nhé.

Tình cảm gia đình có thể khiến cho một người luôn tươi vui, rực rỡ và lạc quan hơn trong cuộc sống. Muốn gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mỗi cá nhân phải có tình cảm, biết vun đắp, sẻ chia, và đức hy sinh. Không những vậy, vai trò của mỗi gia đình còn giúp sức tạo nên một xã hội văn minh, phát triển hơn nữa trong tương lai.


Tình cảm quê hương quan trọng với mỗi người như thế nào?

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”

“Quê hương” – tiếng gọi thân thương ấy mỗi khi cất lên đều gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp, khơi dậy những cảm xúc bình dị, thân thuộc nhưng cũng thiêng liêng, đẹp đẽ nhất trong tâm hồn và trái tim của mỗi con người. Quê hương là miền nhớ, miền thương và là thế giới tình cảm đong đầy, ấm áp.

“Quê hương” là nơi chúng ta được sinh ra ra và lớn lên, bởi vậy mà nhắc đến quê hương người ta thường nhớ về những gì thân thuộc, gần gũi nhất. Quê hương không chỉ nuôi lớn chúng ta về mặt thể chất mà nuôi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ cho tâm hồn mỗi người. Quê hương dạy chúng ta biết yêu thương, gắn bó, đó không chỉ là sự gắn bó với gia đình, mảnh đất mà chúng ta được sinh ra, lớn lên mà còn là sự gắn bó về tình cảm với bố mẹ, bạn bè và những người xung quanh.

Quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách, lối sống và bản sắc của mỗi người. Văn hóa, truyền thống của quê hương sẽ ảnh hưởng đến những nhận thức, tính cách và lối sống của con người. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết “dấu ấn” đậm nét của quê hương trong mỗi người qua những lời nói, hành động và thái độ sống.

Đó là nét hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội, là sự phóng khoáng, thân thiện của người Sài Gòn hay sự cố gắng, hiếu học của người Hà Tĩnh. Truyền thống, vẻ đẹp của quê hương nuôi dưỡng ở con người những tình cảm, tính cách tốt đẹp hay nói cách khác mỗi người con trên mảnh đất ấy kế thừa và phát huy được vẻ đẹp của quê hương mình.

Quê hương tạo nên sức mạnh tinh thần mạnh mẽ để con người vượt qua mọi khó khăn, thách thức của hoàn cảnh. Đó là sức mạnh quật cường của con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trường kì. Chính tình yêu quê hương, xóm làng đã thôi thúc con người đứng lên đấu tranh để bảo vệ mảnh đất quê hương, giành độc lập cho đất nước bởi như nhà văn Ê-ren-bua từng nói “lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu Tổ quốc”.

Trong cuộc sống hiện đại, quê hương lại là điểm tựa tinh thần vững chãi, nơi nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng; nơi tiễn bước chúng ta bước vào đời để thực hiện những hoài bão và cũng là nơi dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về sau những sóng gió, thất bại.

Dù cuộc sống có bao đổi thay, cuộc đời xoay vần khiến con người trở nên mệt mỏi thì quê hương vẫn thủy chung ở đó, mãi là chùm khế ngọt, là con đường đến trường thân thương và là vòng tay ấm áo, che chở đón chúng ta trở về.

Tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm tự nhiên, đẹp đẽ, thiêng liêng nhất trong thế giới tình cảm của con người. Mỗi chúng ta cần có ý thức gắn bó với quê hương, bồi đắp tình yêu quê hương bằng những hành động và việc làm cụ thể. Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cũng là hành động thể hiện tình yêu quê hương, bởi sự cố gắng ấy không chỉ giúp chúng ta trở nên hoàn thiện, ưu tú hơn mà còn góp phần dựng xây quê hương, đất nước trong tương lai.

Cần lên án những hành động quay lưng với quê hương và những cá nhân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm, ích kỉ chỉ biết đến bản thân mà làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng.

Tình yêu quê hương sẽ trở nên ý nghĩa hơn không chỉ tồn tại trong suy nghĩ, tình cảm mà được bộc lộ qua những hành động cụ thể. Chúng ta hãy nỗ lực cố gắng từng ngày để có thể cống hiến phần sức lực nhỏ nhoi cho sự phát triển của quê hương, đất nước.


Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống

Bài tham khảo 1:

Trong cuộc sống hàng ngày quanh chúng ta, chắc chắn chúng ta vẫn được chứng kiến biết bao mảnh đời bất hạnh hơn mình. Thật vậy, cách ứng xử đối với những mảnh đời bất hạnh sẽ phản ánh được lòng tốt, lòng nhân ái bên trong mỗi chúng ta.

Những người có mảnh đời khổ cực, bất hạnh đã phải đối mặt với những điều khó khăn, nguy hiểm rất nhiều rồi. Vì vậy ta cần phải thương yêu và giúp đỡ họ. Truyền thống nhân đạo của nhân dân ta đã có câu “Thương người như thể thương thân” hay “Lá lành đùm lá rách”.

Do vậy, phận chúng ta là những chiếc lá lành hãy lan tỏa tấm lòng và tình yêu thương của mình đối với những chiếc lá chưa lành. Dù chỉ là một vài việc tốt khá nhỏ thôi nhưng cũng phần nào làm cho tấm lòng của những người bất hạnh thêm ấm áp và xoa dịu đi những đau thương họ đang phải ngày ngày gánh chịu. Cùng nhau đoàn kết, chia sẻ nỗi niềm cũng với những tấm là chưa lành để họ có động lực vươn lên trong cuộc sống.

Đừng thấy họ nghèo, họ không có nơi ở mà khinh thường họ, ông trời có mắt rồi một ngày có thể mình cũng sẽ như họ mà thôi. Ta cũng có thể làm những việc để thể hiện lòng nhân ái và giúp đỡ họ như quyên góp tiền, đồ dùng đã cũ,… Nhưng trong những tấm lòng nhân ái thì vẫn sẽ có những thành phần sống vô cảm, chỉ biết sống cho bản thân, khinh bỉ và coi thương người khác.

Những hành vi này cần được lên án và phê phán vì đã làm xấu truyền thống nhân ái của đất nước ta. Vì vậy, hãy sống biết yêu thương, trân trọng người khác, giúp đỡ họ cũng chính là giúp đỡ bản thân. Một phần nào đó hàn gắn được vết thương trong lòng họ và xoa dịu nỗi đau mà họ đang phải chịu đựng.

Tóm lại, ta cần có thái độ ứng xử đúng đắn, yêu thương và nhân hậu với những người mà có số phận khổ hơn mình trong cuộc sống.

Bài tham khảo 2:

Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.

Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.

Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

Bài tham khảo 3:

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.


Bài trước:

👉 Soạn bài Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Quê người sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 8 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com