Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Hướng dẫn soạn Bài 4. Nghị luận văn học. Nội dung bài Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam

Nội dung chính:

Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh. Thông qua việc phân tích và làm rõ nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật của Đoàn Giỏi, tác giả Bùi Hồng đã cho người đọc thấy được vốn sống phong phú và hiểu biết sâu sắc của Đoàn Giỏi về thiên nhiên, các loài vật và con người ở vùng Cửu Long sông nước. Đọc tác phẩm của Đoàn Giỏi, người đọc đồng thời được mở mang hiểu biết về thiên nhiên con người nơi đây.


1. Chuẩn bị

Câu hỏi trang 84 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Văn bản viết về vấn đề gì? Nhan đề văn bản thể hiện vấn đề ấy như thế nào?

Trả lời:

Văn bản viết về thiên nhiên và con người trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. Tên nhan đề đã thể hiện đầy đủ, rõ ràng vấn đề đó.


Câu hỏi trang 84 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Mục đích của văn bản là gì?

Trả lời:

Mục đích của văn bản là hướng độc giả có cái nhìn cụ thể, chính xác về thiên nhiên và con người ở Nam Bộ.


Câu hỏi trang 84 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Các ý kiến, lí lẽ bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?

Trả lời:

Các ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng xác thực cụ thể nhằm mục đích thể hiện nội dung của văn bản.


Câu hỏi trang 84 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Đọc trước văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Bùi Hồng.

Trả lời:

Nhà văn Bùi Hồng:

– Tiểu sử: Bùi Văn Hồng (1931-2012). Quê quán: Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh.

– Sự nghiệp: Tham gia công tác Đoàn từ tháng 8/1945. Công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948. Bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ 1951. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn, năm 1962 đến 1992 làm biên tập rồi Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng.

– Tác phẩm chính: Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rô ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987). Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận,1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây – mối tình đầu của tôi (truyện ngắn – 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường… (chân dung và hồi ức, 2007).

– Giải thưởng văn học: Tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).


2. Đọc hiểu

Câu hỏi trang 84 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Phần (1) nêu khái quát đặc điểm gì của truyện Đất rừng phương Nam?

Trả lời:

Phần (1) nêu khái quát đặc điểm về con người và thể loại của truyện Đất rừng phương Nam.


Câu hỏi trang 85 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Mở đầu phần (2), tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh gì?

Trả lời:

Mở đầu phần (2), tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh về các thể loại viết về các con vật trên rừng, dưới biển… Không chỉ vậy, những câu chuyện được dựa trên những mẩu chuyện có thật, sinh động xen lẫn những huyền thoại có xuất xứ hẳn hoi.


Câu hỏi trang 85 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết.

Trả lời:

– Lí lẽ:

+ Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác

+ Người đọc không chỉ ngạc nhiên mà còn thấm đẫm cảm xúc, bởi Đoàn Giỏi là một nhà thơ, một “thi sĩ của đất rừng phương Nam”.

– Bằng chứng:

+ Ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi.

+ Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh mặt trời vàng óng… dãy trường thành vô tận.


Câu hỏi trang 85 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này lấy từ tác phẩm của ai?

Trả lời:

Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này lấy từ tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.


Câu hỏi trang 85 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Câu mở đầu phần (3) cho biết nội dung chính của phần này là gì?

Trả lời:

Câu mở đầu phần (3) cho biết nội dung chính của phần này là nói về con người Nam Bộ trong tác phẩm Đất rừng phương Nam.


Câu hỏi trang 85 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Những nhân vật nào được nhắc tới trong phần (3) này?

Trả lời:

Những nhân vật nào được nhắc tới trong phần 3 này là dì Tư Béo, lão Ba Ngù, ông Hai bán rắn, chú Võ Tòng, An, con chó Luốc.


Câu hỏi trang 86 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Chú ý các lí lẽ của tác giả giải thích về tính cách con người Nam Bộ.

Trả lời:

Các lí lẽ của tác giả giải thích về tính cách con người Nam Bộ:

– Ông không nhiều lời, đôi khi chỉ vài ba nét.

– Tôi muốn nói kĩ hơn hai nhân vật được ông khắc họa kĩ lưỡng nhất.


Câu hỏi trang 87 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Câu nào nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?

Trả lời:

Câu đánh giá chung về đất rừng phương Nam: “Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang”.


TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 87 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy?

Trả lời:

– Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về con người và thiên nhiên cảnh vật trong truyện Đất rừng phương Nam.

– Nhan đề của văn bản thể hiện trực tiếp vấn đề mà tác phẩm bàn luận.


Câu 2 trang 87 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết; tham khảo mẫu sau:

Lí lẽ Bằng chứng
Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. ba ba to bằng cái nìa, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi

Trả lời:

Lí lẽ Bằng chứng
Người đọc không chỉ ngạc nhiên mà còn thấm đẫm cảm xúc, bởi Đoàn Giỏi là một nhà thơ, một “thi sĩ của đất rừng phương Nam” Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh Mặt Trời vàng óng… dãy trường thành vô tận.
Ông không nhiều lời, đôi khi chỉ vài ba nét Những lời nói ngọt nhạt, cái túi tiền thâm đen, căng phồng, bóng mỡ của dì Tư Béo, cái áo vắt vai và những câu đối thoại ngật ngưỡng, hài hước, dở tỉnh, dở say của lão Ba Ngủ.
Tôi muốn nói kĩ hơn hai nhân vật được ông khắc họa kĩ lưỡng nhất: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. – Hai người đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ.
– Ông Hai bán rắn-tía nuôi An- trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh
– Còn chú Võ Tòng gây án, chú tự đến nhà việc nộp mình.

Câu 3 trang 87 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Trong phần (3), tác giả đã so sánh hai nhân vật: Ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này.

Trả lời:

Ông Hai bán rắn Võ Tòng
Giống nhau – Đều không có đất, quanh năm làm thuê cho địa chủ.
– Bị bọn địa chủ cướp công, cướp người yêu, cướp vợ.
– Đánh trả lũ địa chủ và bị tù.
Khác nhau – Trốn từ, đón vợ rồi bỏ vào rưng U Minh.
– Gương mặt khoáng đạt, dễ mến, làn da mặt như người trẻ.
– Phong thái phong khoáng, tự tin, tự do và từng trải.
– Gây án, tự đến nhà việc nộp mình.
– Mãn hạn trở về, con chết, vợ thành vợ nhỏ của chủ đất.
– Không trả thù, vào rừng săn thú.

Câu 4 trang 87 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ mục đích ấy như thế nào?

Trả lời:

– Mục đích chính của văn bản nghị luận trên là bàn luận về thiên nhiên và con người trong tác phẩm Đất rừng phương Nam, từ đó làm nổi bật nên tài hoa của Đoàn Giỏi qua tác phẩm.

– Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ mục đích ấy:

+ Phần 1: Nhìn nhận chung của tác giả về tác phẩm và thể loại

+ Phần 2: Cách miêu tả thiên nhiên cảnh vật trong tác phẩm

+ Phần 3: Con người Nam Bộ hiện lên trong tác phẩm.

Hoặc:

– Mục đích chính: làm rõ ý kiến “Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang”.

– Làm rõ cho ý kiến, giúp tác giả thực hiện được mục đích nghị luận.


Câu 5 trang 87 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng đã học ở Bài 1?

Trả lời:

Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm về cách thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong tác phẩm. Đồng thời, nó giúp em hiểu hơn về nhân vật Võ Tòng – một con người bất hạnh nhưng luôn tìm cách vượt qua, vươn lên khỏi số phận bất hạnh của chính mình và hy sinh như một chiến sĩ.

Hoặc:

Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm về nghệ thuật viết truyện đặc sắc cũng như nét hay, nét đẹp của đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng đã học ở Bài 1.


Câu 6 trang 87 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?

Trả lời:

Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh bởi qua lăng kính của các nhà văn, con người, thiên nhiên cảnh vật hiện lên một cách sinh động. Chỉ với vài nét chấm phá cơ bản, tác giả có thể thể hiện hết những loại người trong xã hội lúc đó vào tác phẩm, giúp chúng ta hiểu thêm về xã hội tại thời điểm đó. Cùng với đó là thiên nhiên được tái hiện một cách hùng vĩ, đẹp đẽ giúp người đọc có thể tự tưởng tượng ra khung cảnh rừng núi chỉ bằng câu từ trên giấy.

Hoặc:

Giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh. Thấy được vốn sống phong phú và hiểu biết sâu sắc của Đoàn Giỏi về thiên nhiên, các loài vật và con người ở vùng Cửu Long sông nước, đồng thời được mở mang hiểu biết về thiên nhiên con người nơi đây.


Bài trước:

👉 Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 83 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com