Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Cánh Diều

Hướng dẫn soạn Bài 6. Truyện. Nội dung bài Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 8, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Câu 1 trang 19 Ngữ Văn 8 tập 2 Cánh Diều

Tìm từ địa phương trong những câu dưới đây. Cho biết các từ đó được dùng ở vùng miền nào và có tác dụng gì đối với việc phản ánh con người, sự vật ở địa phương.

a) Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

(Hồ Chí Minh)

b) Muôn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc! (Thép Mới)

c) Chị cho tôi một gói độ mười viên thuốc cảm và một đòn bánh tét… (Đoàn Giỏi)

d) Thuyền em đã nhẹ, chèo lẹ khó theo. (Ca dao, dân ca)

Trả lời:

a) Từ địa phương là bẹ (có nghĩa là ngô), “cháo bẹ” là món ăn trong mùa giáp hạt của đồng bào Nùng sinh sống ở vùng cao và ngô chính là cây lương thực chính của họ.

b) Từ địa phương là tầm vông (chỉ một loại tre thân nhỏ, gióng dài, không gai, đặc ruột và cứng, thường dùng làm gậy), là hiện vật lịch sử quen thuộc trong thời kỳ Nam bộ kháng chiến đối với mỗi người dân Nam bộ, là vũ khí hữu dụng trong những ngày gian khổ chống quân xâm lược của đồng bào khu vực Nam bộ.

c) Từ địa phương “đòn bánh tét“. Bánh tét là món ăn quen thuộc vào mỗi dịp lễ tết của đồng bào miền Nam. Bánh tét có hình trụ dài nên còn được gọi là đòn bánh, hai đòn thường có một quai bánh chưng bằng gân lá chuối tạo thành một cặp.

d) Từ địa phương là lẹ (có nghĩa là nhanh), được dùng ở các tỉnh miền Nam. Từ này giúp người đọc (người nghe) nhận ra sự việc, con người được nói đến trong câu là ở miền Nam.


Câu 2 trang 19 Ngữ Văn 8 tập 2 Cánh Diều

Giải thích nghĩa của các từ địa phương được in đậm dưới đây bằng các từ toàn dân cùng nghĩa:

a) … Lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến. (Nam Cao)

b) Đón ba, nội gầy gò, cười phô cả lợi:
Má tưởng con về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm. (Nguyễn Ngọc Tư)

c) Một hôm, chú Biểu đến nhà, chú mang theo xâu ếch đài thiệt dài, bỗ bã:
– Cái này má gởi cho mầy, má biểu phải đem đến tận nhà. (Nguyễn Ngọc Tư)

Trả lời:

Từ địa phương Nghĩa
a) Dòm ngó Nhòm ngó
b) Ba Bố
Nội Bà nội
Mẹ
c) Thiệt Thật
Mầy mày
Biểu Bảo, nói

Câu 3 trang 19 Ngữ Văn 8 tập 2 Cánh Diều

Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong những câu sau (ở tác phẩm Bỉ vỏ của Nguyên Hồng) có tác dụng thể hiện đặc điểm của các nhân vật như thế nào?

a) Nó hết sức theo dõi nhưng không làm sao đến gần được vì “bỉ” này “hắc” lắm.

b) Cái “cá” ngon làm vậy thằng “vỏ lõi” nó còn “mõi” được huống hồ chị…

Trả lời:

a) Biệt ngữ xã hội thể hiện đặc điểm của nhân vật, nhân vật được nhắc đến là một người con gái cẩn thận và khôn ngoan.

b) Các biệt ngữ xã hội dùng trong câu nhằm nói đến hành động ăn cắp ví tiền của một kẻ cắp nhỏ tuổi. Nếu không hiểu biết về biệt ngữ, người đọc sẽ không hiểu được ý nghĩa của câu.


Câu 4 trang 20 Ngữ Văn 8 tập 2 Cánh Diều

Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay.

Trả lời:

Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây nền kinh tế có những tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, truyền thông có nhiều thành tựu lớn. Xu thế hội nhập đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội đất nước. Giới trẻ luôn là đối tượng có sự bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi này. Giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi, những thay đổi lớn đến mức người ta dễ dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng. Chẳng hạn như thế hệ “8X”, “9X”, “công dân thời @” hay “tuổi teen”. Ngôn ngữ “lai căng” hay biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội được cấu thành không dựa trên một nguyên tắc khoa học nào. Tất cả được tự tạo ngẫu hứng và tự phát. Ngôn ngữ ấy đang được sử dụng trên phổ biến các trang điện tử hiện nay.

Hoặc:

Xã hội ngày càng phát triển, những biệt ngữ xã hội đang ngày một được sử dụng nhiều hơn trong từng nhóm người khác nhau. Trước tiên, ta cần hiểu biệt ngữ xã hội là các từ ngữ dùng để sử dụng trong một tầng lớp xác định nào đó. Chỉ ở cùng tầng lớp đó mới có thể hiểu họ đang nói gì. Gen Z là một biệt ngữ để chỉ những người trẻ được tiếp xúc sớm với công nghệ, những người thuộc Gen Z cũng có những ngôn ngữ đặc trưng gọi là biệt ngữ. Đối với biệt ngữ xã hội sử dụng chúng trong một tầng lớp nhất định. Đó có thể là tầng lớp học sinh, sinh viên hay tầng lớp phong kiến thời xưa,…. Hiện nay, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những biệt ngữ đó trên mạng xã hôi. Ví dụ như biệt ngữ của học sinh, sinh viên: gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối,… Biệt ngữ xã hội không được sử dụng phổ biến nhiều như từ ngữ toàn dân. Vì vậy để tránh bị hiểu lầm hoặc gây khó hiểu cho người khác, chúng ta cần sử dụng chúng một cách phù hợp.


Bài trước:

👉 Soạn bài Trong mắt trẻ sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Người thầy đầu tiên sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 8 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com