Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Hướng dẫn soạn Bài 4. Quê hương yêu dấu. Nội dung bài Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 6, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.


Thực hành tiếng Việt

TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ ĐA NGHĨA

Câu 1 trang 92 Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Trong ba trường hợp sau ta có một từ bóng đa nghĩa hay có các từ bóng đồng âm với nhau? Giải thích nghĩa của từ đó trong từng trường hợp.

a. Lờ đờ bóng ngả trăng nghênh
Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non

b. Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc.

c. Mặt bàn được đánh véc-ni thật bóng.

Trả lời:

– Các từ “bóng” trong câu trên là từ đồng âm.

– Giải thích các từ “bóng” trong ba câu được cho:

a. Bóng (bóng ngả trăng nghênh): hình ảnh, “gương'” phản chiếu của sự vật (bóng ánh trăng).

b. Bóng (bóng lăn):  vật thể có dạng tròn, hình cầu được dùng trong thể thao, với mục đích hoạt động để con người tung hứng, đá,…

c. Bóng (đánh véc-ni thật bóng): sự bóng bẩy, hào nhoáng, trau chuốt, sáng bóng.


Câu 2 trang 92 Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Phân biệt nghĩa của từ in đậm trong các câu sau. Theo em, đó có phải là từ đồng âm hay không. Vì sao?

a. – Đường lên xứ Lạng bao xa?
    – Những cây mía óng ả này chính là những nguyên liệu để làm đường

b. – Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

(Ca dao)

– Tôi mua bút này với gia hai mươi nghìn đồng

Trả lời:

Phân biệt nghĩa của các từ in đậm trong các câu được cho:

a. – Đường (đường lên xứ Lạng): chỉ con đường, địa danh, địa điểm.

– Đường (nguyên liệu để làm đường): là hợp chất hóa học, dùng để chế biến hoặc thêm vào thực phẩm.

b. – Đồng (đứng bên tê đồng, ngó bên tê đồng): cách đồng quê hương bát ngát, mênh mông.

– Đồng (hai mươi nghìn đồng): đơn vị tiền tệ chính thức của nước Việt Nam

⇒ Đây là các từ đồng âm khác nghĩa.


Câu 3 trang 93 Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Nghĩa của từ trái trong những trường hợp sau đây có liên quan gì với nhau không? Vì sao?

a. Cây xoài trước sân nhà em có rất nhiều trái.

b. Bố vừa mua cho em một trái bóng.

c. Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Trả lời:

– Nghĩa của từ trái trong ba dòng được cho có liên quan với nhau về mặt ý nghĩa.

– Có nghĩa giống nhau (là danh từ), chỉ danh xưng của một sự vật (quả xoài, quả bóng, quả núi).


Câu 4 trang 93 Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Xác định từ đồng âm và từ đa nghĩa trong các câu sau:

a. Con cò có cái cổ cao.

b. Cổ tay em trắng như ngà

Con mắt em liếc như là dao câu

c. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội.

Trả lời:

Xác định từ đồng âm và từ đa nghĩa:

– Từ đồng âm: “cổ cao” và “cổ tay” chỉ một phận của cơ thể, phần đầu của các bộ phận.

– Từ đa nghĩa: cổ (phố cổ) sự cổ kính, rêu phong, đã cũ.


Câu 5 trang 93 Ngữ Văn 6 tập 1 KNTT

Hãy giải thích nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

Tìm thêm một số từ ngữ có từ nặng được dùng với nghĩa khác.

Trả lời:

– Nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non: tình cảm yêu thương đong đầy, sâu nặng, chất chứa từ lâu.

– Một số từ ngữ có từ nặng được dùng với nghĩa khác: nặng nhọc, nặng chịch, nặng trĩu.


Bài trước:

👉 Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Chuyện cổ nước mình sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com