Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Hướng dẫn soạn Bài 8. Nghị luận xã hội. Nội dung bài Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Nội dung chính:

Văn bản nói về truyền thống quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong thực tiễn đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


1. Chuẩn bị

Câu hỏi trang 37 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Văn bản viết về vấn đề gì của đời sống xã hội? Nhan đề văn bản có liên quan đến vấn đề ấy như thế nào?

Trả lời:

– Viết về tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.

– Nhan đề khái quát nội dung, nêu lên vấn đề văn bản bàn luận.


Câu hỏi trang 38 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Mục đích của văn bản này là gì?

Trả lời:

Mục đích: bàn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.


Câu hỏi trang 38 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?

Trả lời:

Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng góp phần làm rõ vấn đề được nêu ra bàn luận là tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.


Câu hỏi trang 38 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tìm hiểu thêm các tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của nhân dân ta để hiểu hơn hoàn cảnh ra đời, mục đích, ý nghĩa của văn bản.

Trả lời:

♦ Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh:

– Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

– Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội

– Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới

– Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn

♦ Đôi nét về tác phẩm:

– Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay)

– Tên bài do người soạn sách đặt.


2. Đọc hiểu

Câu hỏi trang 38 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Vai trò của phần (1) là gì?

Trả lời:

Vai trò của phần (1) là mở bài vì nội dung của phần này là: Nêu vấn đề nghị luận – Nhận định chung về lòng yêu nước.


Câu hỏi trang 38 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần (2) có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần (2) có tác dụng chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta.


Câu hỏi trang 38 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Chỉ ra lí lẽ và bằng chứng trong phần (2).

Trả lời:

– Lí lẽ:

+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

+ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

– Băng chứng:

+ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi…

+ Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào… yêu nước, ghét giặc.

Hoặc:

– Tác giả đưa ra dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm theo trình tự thời gian: Từ xưa đến nay, từ ý khái quát đến cụ thể, chi tiết.

– Về quá khứ: Đó là những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

– Từ lịch sử quá khứ hào hùng, tác giả tiếp tục nêu nhiều dẫn chứng về lòng yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.

– Tác giả nhấn mạnh: Lòng yêu nước của dân tộc ta là một truyền thông đã bắt nguồn từ xa xưa và đang được tiếp nối phát huy trong hiện tại.


Câu hỏi trang 39 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Nội dung chính của phần (3) là gì?

Trả lời:

Nội dung chính của phần (3): Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.


TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 39 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề gì? Câu văn nào ở phần (1) khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong văn bản?

Trả lời:

– Vấn đề: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

– Câu khái quát: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”.


Câu 2 trang 39 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Xác định nội dung chính của từng phần trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Trả lời:

– Phần (1) (từ đầu đến “lũ bán nước và lũ cướp nước”): Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta.

– Phần (2) (tiếp đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

– Phần (3) (còn lại): Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.


Câu 3 trang 39 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Hãy dẫn ra một số ví dụ về ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản; theo mẫu sau:

Ý kiến
M) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
Lí lẽ Bằng chứng (dẫn chứng)
M) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. M) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…

Trả lời:

Ý kiến
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
Lí lẽ Bằng chứng (dẫn chứng)
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…
Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm…đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước.
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê…trong rương, trong hòm.
Nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.

Câu 4 trang 39 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Đọc phần (2) và cho biết:

a) Các bằng chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự nào?

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ… đến…” đã giúp tác giả thể hiện được điều gì?

Trả lời:

a) Các dẫn chứng trong bài được sắp xếp theo trình tự thời gian từ trong lịch sử đến trong cuộc kháng chiến hiện đại.

b) Mô hình: “từ… đến …” và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú, tiền tuyến, hậu phương, tầng lớp, giai cấp.


Câu 5 trang 39 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Theo em, mục đích của văn bản này là gì? Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

Trả lời:

– Mục đích là làm sáng tỏ một chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

– Bằng những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Hoặc:

– Mục đích chính của văn bản là nhằm kêu gọi mọi người biến tinh thần yêu nước thành hành động cụ thể.

– Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy từ việc chỉ ra tinh thần yêu nước có từ trong lịch sử đến trong kháng chiến hiện đại. Mọi người đều có cách thể hiện lòng yêu nước khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là độc lập dân tộc. Vì vậy, chúng ta cần phải biểu hiện lòng yêu nước của mình bằng hành động thực tế vào công việc kháng chiến.


Câu 6 trang 39 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội (lựa chọn vấn đề nghị luận, bố cục bài viết, lựa chọn và nêu bằng chứng, diễn đạt…)?

Trả lời:

Qua văn bản này, em học được cách viết bài văn nghị luận là

– Bố cục đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài

– Mở bài phải khái quát và nêu rõ vấn đề cần bàn luận

– Thân bài cần đưa ra lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính

– Kết bài cần nêu cảm nhận, khẳng định lại vấn đề nghị luận.

– Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí, rõ ràng.

Hoặc:

– Lựa chọn vấn đề có ý nghĩa, được nhiều người quan tâm.

– Bố cục: trình bày khoa học, cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.

– Dẫn chứng phải có tính thực tế, thuyết phục, khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).

– Lời văn, câu văn, đoạn văn cô đúc, ngắn gọn.


Bài trước:

👉 Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 36 sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com