Soạn bài Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn soạn BÀI 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG. Nội dung bài Soạn bài Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 6, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.


NÓI VÀ NGHE

TRÌNH BÀY CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

● Đề tài bài nói là gì?

● Em dự định sẽ nói ở đâu và nói trong thời gian bao lâu.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

● Sử dụng các ý đã có trong đoạn văn đã viết để chuẩn bị cho bài nói.

●  Liệt kê các ý chính cần nói dưới dạng những gạch đầu dòng hoặc cụm từ.

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Khi trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát, em cần:

●  Giới thiệu rõ tên bài thơ.

●  Đọc diễn cảm bài thơ.

●  Trình bày rõ ràng, mạch lạc những cảm xúc mà bài thơ đã gợi ra cho em.

●  Nêu những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ để làm minh chứng.

●  Lựa chọn điểu chỉnh một số từ ngữ, câu văn sao cho phù hợp với văn nói.

● Sử dụng cách xưng hô và ngữ điệu linh hoạt, phù hợp với đối tượng người nghe và nội dung nói.

● Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp để thể hiện cảm xúc về bài thơ.

● Tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ, mời họ nêu câu hỏi,…

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

Trong bước này, em sẽ lần lượt đóng hai vai trò: người nói và người nghe. Trong vai người nghe, em hãy nêu những điểm hay trong cách trình bày và nội dung bài nói của bạn, nêu câu hỏi, nhận xét về những vấn đề mà em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác với người nói. Sau đó, em dùng bảng dưới đây để đánh giá phần trình bày của bạn. Trong vai người nói, em có thể dùng bảng điểm này để tự kiểm soát bài nói của chính mình.


Bài nói tham khảo

Bài thơ Về thăm mẹ

Bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương gây ấn tượng và khiến em xúc động vô cùng vì đó là dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách. Mở đầu là câu thơ:

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà”

Đã gợi ra hình ảnh mẹ gắn liền với hơi khói đượm hơi ấm mỗi buổi chiều tà. Khi mẹ vắng nhà, ngắm nhìn khung cảnh ngôi nhà thân thương, người con nhớ tới: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ, thì nay khi cũ rách rồi, thành “nón mê”. Hay như chiếc áo tơi, từng qua bao buổi cày bừa với mẹ, tuy đã cũ mòn những vẫn còn “lủn củn khoác hờ người rơm”; “cái nơm hỏng vành”,… Tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con còn được tô đậm thêm trong hình ảnh: “Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.” Một trái na cuối vụ đã chín muộn ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho đứa con nơi xa. Như vậy, bài thơ lục bát “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã tái hiện hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù, vất vả, lam lũ sớm chiều nhưng đầy tình yêu thương con. Đọc bài thơ này, em càng thấy yêu và thương mẹ mình hơn.


Bài trước:

👉 Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Ôn tập trang 79 sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com