Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn soạn BÀI 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG. Nội dung bài Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 6, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.


VIẾT

VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

Những vần thơ lục bát ngọt ngào thường để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc. Làm sao viết được một đoạn văn để ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ lục bát? Phần bài học sau đây sẽ hướng dẫn em thực hiện điều đó.


Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Câu hỏi trang 76 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

• Đoạn văn có trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát không?

• Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc không?

• Nội dung câu mở đoạn là gì?

• Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những gì?

• Nội dung của câu kết đoạn là gì?

Trả lời:

● Đoạn văn đã trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát: gợi cho tôi những cảm xúc sâu lắng.

● Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất, xưng “tôi” để chia sẻ cảm xúc.

● Nội dung câu mở đoạn: giới thiệu bài ca dao và trình bày cảm xúc chung của nhân vật “tôi”.

● Phần thân đoạn gồm các câu văn phân tích từ ngữ trong bài và thể hiện cảm xúc của người viết.

● Nội dung của câu kết đoạn nói về bài học thấm thía mà người viết nhận được khi đọc bài ca dao này.


Đề bài trang 76 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Em hãy viết một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.

Trả lời:

Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca:

Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm anh em như “Hoa dâm bụt”, “ Sự tích trầu cau”,.… Tuy mỗi câu chuyện đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như “Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà bạc”,…

Bài tham khảo 2:

Bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương gây ấn tượng và khiến em xúc động vô cùng vì đó là dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách. Mở đầu là câu thơ:

Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà

đã gợi ra hình ảnh mẹ gắn liền với hơi khói đượm hơi ấm mỗi buổi chiều tà. Khi mẹ vắng nhà, ngắm nhìn khung cảnh ngôi nhà thân thương, người con nhớ tới: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ, thì nay khi cũ rách rồi, thành “nón mê”. Hay như chiếc áo tơi, từng qua bao buổi cày bừa với mẹ, tuy đã cũ mòn những vẫn còn “lủn củn khoác hờ người rơm”; “cái nơm hỏng vành”,… Tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con còn được tô đậm thêm trong hình ảnh: “Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.” Một trái na cuối vụ đã chín muộn ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho đứa con nơi xa. Như vậy, bài thơ lục bát “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã tái hiện hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù, vất vả, lam lũ sớm chiều nhưng đầy tình yêu thương con. Đọc bài thơ này, em càng thấy yêu và thương mẹ mình hơn.


Hướng dẫn quy trình viết

– Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.

– Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

– Bước 3: Viết đoạn.

– Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.


Bài trước:

👉 Soạn bài Làm một bài thơ lúc bát sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com