Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn soạn BÀI 7: GIA ĐÌNH THƯƠNG YÊU. Nội dung bài Soạn bài Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 6, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.


VIẾT

VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ


Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Những cánh buồm


Câu hỏi trang 37 Ngữ Văn 6 tập 2 CTST

Đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau:

• Tìm những từ thể hiện cảm xúc của người viết về bài thơ.

• Tác giả đoạn văn đã sử dụng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm xúc?

• Những câu nào thuộc về phần mở đoạn? Vì sao em biết?

• Những câu nào thuộc về phần thân đoạn? Phần này trình bày nội dung gì?

• Hãy chỉ ra câu kết của đoạn văn và cho biết nội dung của nó.

• Tìm những từ ngữ được dùng theo kiểu lặp lại hoặc thay thế những từ ngữ tương đương ở những cầu trước đó. Nêu tác dụng của những từ ngữ đó.

Trả lời:

• Những từ thể hiện cảm xúc của người viết về bài thơ:

– để lại cho tôi nhiều cảm xúc.

– làm cho tôi như thấy hình ảnh chính mình.

– khiến tôi nghĩ đến cha mình.

• Tác giả đoạn văn đã sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

• Những câu thuộc về phần mở đoạn:

– Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là một trong những bài thơ để lại cho tôi nhiều cảm xúc.

– Tác phẩm viết về tình cho con thiêng liêng bằng giọng thơ giản dị, chân thành.

→ Sở dĩ em biết đây là các câu mở đoạn vì những câu thơ này trình bày bao quát vấn đề của đoạn văn.

• Những câu thuộc về phần thân đoạn:

Hình ảnh cho dắt con đi” được lặp lại nhiều lần không chỉ thể hiện tình cảm đong đầy yêu thương, trìu mến của cha dành cho con mà còn gợi lên sự chở che, dẫn dắt của cha trên hành trình cùng con đi đến tương lai. Cha như cánh buồm đưa con đến những chân trời mới. Nếu hình ảnh người cha đem đến cho người đọc cảm giác về sự ân cần, che chở thì hình ảnh đứa con lại cho thấy sự yêu thương, tin cậy của con đối với cha. Lời đề nghị ngây thơ, đầy tin yêu: “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi” làm cho tôi như thấy hình ảnh chính mình với ước mơ khám phá những chân trời mới lạ.

→ Phần này trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật và những cảm nhận của tác giả.

• Câu kết của đoạn văn: Tôi tự nhắc nhở mình cần yêu thương cha nhiều hơn nữa vì tôi vẫn đang may mắn được sống trong vòng tay cha.

→ Nội dung: Câu kết đoạn thể hiện cảm xúc và bài học của tác giả rút ra từ văn bản này.

• Những từ ngữ được dùng theo kiểu:

+ Lặp lại: từ “cha con” được lặp lại ở các câu trong đoạn văn.

+ Thay thế: từ “tác phẩm” ở câu (2) thay thế cho từ “những cánh buồm” của câu (1).

→ Tác dụng: làm đoạn văn trở nên liền mạch và tạo thành khối thống nhất.


Đề bài trang 37 Ngữ Văn 6 tập 2 CTST

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ.

Trả lời:

Bài thơ Vọng nguyệt – Ngắm trăng – Hồ Chí Minh

Bài thơ Vọng nguyệt – Ngắm trăng nằm trong tập Nhật kí trong tù, được Người viết vào giai đoạn 1942 – 1943, khi đang bị cầm tù trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Tập thơ ấy không chỉ ghi lại những gian khổ Người trải qua mà còn là hình ảnh một thi nhân với tấm lòng yêu thiên nhiên đầy mãnh liệt. Và Vọng nguyệt – Ngắm trăng chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. Nó vừa là bức tranh hiện thực chốn lao tù, vừa là tình yêu thiên nhiên, vừa chứa đựng tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác ở trong đó. Hồ Chí Minh qua Vọng Nguyệt đã cho chúng ta một bài học về nhân sinh trong cuộc sống. Đó là dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn lạc quan, yêu đời, vượt lên trên hoàn cảnh. Ngay trong ngục tù, Người vẫn có thể ngắm trăng, thưởng trăng, tâm hồn ấy thật lạc quan biết mấy. Đó là tâm hồn tràn ngập tự do, tràn ngập tình yêu đời, lạc quan về cuộc sống, vượt mọi hoàn cảnh để tìm đến với tự do, đúng như tinh thần mà tiêu đề của tập thơ Nhật kí trong tù đề cập đến.


Hướng dẫn quy trình viết


Bài viết tham khảo

Bài thơ Về thăm mẹ – Đinh Nam Khương

Khi đọc bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương, tôi cảm thấy vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Vào một chiều đông, nhân vật người con trong bài đã có dịp về thăm mẹ sau những tháng ngày xa cách. Khi trở về, mẹ không có nhà, người con ngồi ngoài hiên ngắm nhìn căn nhà xưa với những hình ảnh gợi nhớ về mẹ. Đó là chum tương đã đậy, áo tơi lủn củn khoác hờ người rơm, đàn gà mới nở, trái na cuối vụ mẹ vẫn để dành. Những hình ảnh ẩn dụ được tác giả sử dụng khéo léo nhằm thể hiện được sự vất vả, tần tảo và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con của mình. Điều đó khiến người con cảm thấy nghẹn ngào, thương mẹ nhiều hơn. Hình ảnh người mẹ Việt Nam hiện lên trong bài thơ với những nét đẹp vốn có khiến cho mỗi người khi đọc đều xúc động nhớ đến người mẹ của mình. Bài thơ nhẹ nhàng mà ẩn chứa những điều sâu lắng.

Bài thơ Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Đất nước là hình tượng trữ tình lớn, là cảm xúc nghệ thuật của nhiều thế hệ nhà thơ Việt Nam. Trước tiên, đất nước hiện lên trong chiều dài của thời gian. Bên cạnh “thời gian đằng đẵng” là “không gian mênh mông”. Có không gian gắn với sự sinh tồn của cả cộng đồng: “Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ”, gắn với cuộc đời riêng tư của mỗi cá nhân; “Đất là nơi anh đến trường – Nước là nơi em tắm”… Đất nước còn hiện lên trong bề sâu văn hóa – phong tục mang đậm bản sắc Việt Nam. Từ một nét phong tục: “Tóc mẹ thì bới sau đầu” cho đến nghi thức thiêng liêng của ngày giỗ Tổ. Lịch sử của đất nước được tác giả nhấn mạnh là lịch sử của hàng nghìn lớp người “không ai nhớ mặt đặt tên – Nhưng họ đã làm ra đất nước”. Cũng chính nhân dân là người đã sáng lập, giữ gìn dòng chảy văn hóa của đất nước: “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng – Họ truyền lửa.. – Họ truyền giọng điệu… – Họ gánh theo tên xã, tên làng…”. Ngay cả đối với những vật tưởng rất mực bé nhỏ như “hạt gạo” thì tác giả vẫn có sự cảm nhận thật sâu sắc từ những thời điểm cụ thể: “một nắng hai sương” – “xay” – “giã” – “giần” – “sàng”. Ở đâu, trong bất kì biểu hiện nhỏ bé nào cũng mang hình đất nước. Đất nước được kéo gần lại thân quen, gắn bó máu thịt với con người.


Bài trước:

👉 Soạn bài Con là … sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com