Bài 30. Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng Hóa Học 12

Hướng dẫn giải Bài 30. Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng Hóa Học 12 để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 12, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


I – NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản úng của Na, Mg, Al với nước

– Tiến hành thí nghiệm: Lấy 3 ống nghiệm.

+ Rót nước vào ống nghiệm 1, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm một mẩu $Na$ nhỏ.

+ Rót vào ống nghiệm 2 khoảng \(5 \,ml \,H_2O\), thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu $Mg$ nhỏ.

+ Rót vào ống nghiệm 3 khoảng \(5 \,ml \,H_2O\), thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm một mẩu $Al$ đã cạo sạch lớp oxit.

Quan sát hiện tượng.

– Hiện tượng:

+ Khi chưa đun:

• Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

• Ống 2 và ống 3 không có hiện tượng.

Giải thích:

Ống 1 xảy ra phản ứng.

\(Na + H_2O → NaOH + {1 \over 2} H_2↑\).

Khí thoát ra là \(H_2\) dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.

Ống 2 +3: Không có hiện tượng do Mg phản ứng chậm với \(H_2O\) còn Al có lớp bảo vệ \(Al_2O_3\).

+ Khi đun sôi:

• Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.

• Ống 3: Không có hiện tượng.

Giải thích:

Ống 2: Khi ở nhiệt độ cao $Mg$ tác dụng với nước nhanh hơn tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.

Ống 3: Lớp bảo vệ \(Al_2O_3\) ngăn không cho $Al$ tác dụng với nước.

Kết luận: Khả năng phản ứng với nước $Na > Mg > Al$.

Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm

– Tiến hành thí nghiệm:

+ Rót vào ống nghiệm 2-3 ml dung dịch $NaOH$ loãng, thêm vào đó 1 mẩu nhôm.

+ Đun nóng nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng.

– Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra.

Khi cho $Al$ vào dung dịch $NaOH$ thì lớp \(Al_2O_3\) trên bề mặt $Al$ bị bào mòn.

\(Al_2O_3 + 2NaOH → 2NaAlO_2 + H_2O\).

$Al$ mất lớp bảo vệ \(Al_2O_3\) tác dụng với nước:

\(2Al + 6H_2O → 2Al(OH)_3 + 3H_2↑\).

\(Al(OH)_3\) sinh ra lại tan trong dung dịch kiềm

\(Al(OH)_3 + NaOH → NaAlO_2 + 2H_2O\).

2 phản ứng xảy ra xen kẽ nhau đến khi $Al$ tan hoàn toàn.

Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của $Al(OH)_3$

– Tiến hành thí nghiệm:

+ Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch \(AlCl_3\), sau đó nhỏ dung dịch \(NH_3\) dư vào 2 ống nghiệm.

+ Tiếp tục nhỏ dung dịch \(H_2SO_4\) vào ống 1, lắc nhẹ. Nhỏ dung dịch $NaOH$ vào ống 2, lắc nhẹ.

Quan sát hiện tượng.

– Hiện tượng: Nhỏ \(NH_3\) vào cả 2 ống đều xuất hiện kết tủa trắng. Sau khi thêm \(H_2SO_4\) và NaOH vào 2 ống nghiệm thấy kết tủa trong cả hai ống đều tan.

Giải thích:

Kết tủa trắng là \(Al(OH)_3\) tạo thành sau phản ứng:

\(AlCl_3 + 3H_2O + 3NH_3 \to Al(OH)_3↓ + 3NH_4Cl\)

Kết tủa tan là do \(Al(OH)_3\) phản ứng với axit và kiềm tạo ra muối tan.

\(Al(OH)_3 + NaOH \to NaAlO_2 + 2H_2O\)

\(2Al(OH)_3 + 3H_2SO_4 \to Al_2(SO_4)_3 + 6H_2O\)

Kết luận: \(Al(OH)_3\) là hiđroxit lưỡng tính.


II – VIẾT TƯỜNG TRÌNH

Các em học sinh viết bản thu hoạch dựa vào nội dung thí nghiệm trên theo mẫu các thầy cô đã cho.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Bài 30. Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng Hóa Học 12 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 12 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com