Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 20 21 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn giải Bài 3. Lũy thừa của một số hữu tỉ sgk Toán 7 tập 1 bộ Chân Trời Sáng Tạo. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 20 21 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 7.


BÀI 3. LŨY THỪA CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ

Hoạt động khởi động trang 18 Toán 7 tập 1 CTST

Tính thể tích V của khối rubik hình lập phương có cạnh dài 5,5 cm.

Trả lời:

Thể tích V của khối rubik hình lập phương có cạnh dài 5,5 cm là:

$V = 5,5 . 5,5 . 5,5 = 30,25 . 5,5 = 166,375$ (cm3).

Vậy thể tích của khối rubik đó là $166,375$ cm3.


1. LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN

Thực hành 1 trang 18 Toán 7 tập 1 CTST

Tính:

\({\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right)^3};{\left( {\frac{{ – 3}}{5}} \right)^2};{\left( { – 0,5} \right)^3}; {\left( { – 0,5} \right)^2};\,{\left( {37,57} \right)^0};\,{\left( {3,57} \right)^1}\).

Trả lời:

Ta có:

${\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right)^3} = \frac{{{{\left( { – 2} \right)}^3}}}{{{3^3}}} = \frac{{ – 8}}{{27}};\\{\left( {\frac{{ – 3}}{5}} \right)^2} = \frac{{{{\left( { – 3} \right)}^2}}}{{{5^2}}} = \frac{9}{{25}};\\{\left( { – 0,5} \right)^3} = {\left( {\frac{{ – 1}}{2}} \right)^3} = \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^3}}}{{{2^3}}} = \frac{{ – 1}}{8};\\{\left( { – 0,5} \right)^2}=\frac{{{{\left( { – 1} \right)}^2}}}{{{2^2}}} = \frac{{1}}{4};\\\,{\left( {37,57} \right)^0} = 1;\,\\{\left( {3,57} \right)^1} = 3,57.$


2. TÍCH VÀ THƯƠNG CỦA HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ

Hoạt động khám phá 1 trang 19 Toán 7 tập 1 CTST

Tìm số thích hợp thay vào dấu “?” trong các câu dưới đây:

a) \({\left( {\frac{1}{3}} \right)^2}.{\left( {\frac{1}{3}} \right)^2} = {\left( {\frac{1}{3}} \right)^?}\);

b)\({\left( {0,2} \right)^2}.{\left( {0,2} \right)^3} = {\left( {0,2} \right)^?}\).

Trả lời:

a) Ta có:

\({\left( {\frac{1}{3}} \right)^2}.{\left( {\frac{1}{3}} \right)^2} = \frac{1}{3}.\frac{1}{3}.\frac{1}{3}\frac{1}{3} = {\left( {\frac{1}{3}} \right)^4}\)

Vậy “?” cần điền là 4.

b) Ta có:

\({\left( {0,2} \right)^2}.{\left( {0,2} \right)^3} = \left( {0,2.0,2} \right).\left( {0,2.0,2.0,2} \right) = {\left( {0,2} \right)^5}\).

Vậy “?” cần điền là 5.


Thực hành 2 trang 19 Toán 7 tập 1 CTST

Tính:

a) \({\left( { – 2} \right)^2}.{\left( { – 2} \right)^3}\);

b) \({\left( { – 0,25} \right)^7}:{\left( { – 0,25} \right)^5}\);

c) \({\left( {\frac{3}{4}} \right)^4}.{\left( {\frac{3}{4}} \right)^3}.\)

Trả lời:

a) Ta có:

\({\left( { – 2} \right)^2}.{\left( { – 2} \right)^3} = {\left( { – 2} \right)^{2 + 3}} = {\left( { – 2} \right)^5}\);

b) Ta có:

\({\left( { – 0,25} \right)^7}:{\left( { – 0,25} \right)^5} = {\left( { – 0,25} \right)^{7 – 5}} = {\left( { – 0,25} \right)^2} = {\left( {0,25} \right)^2}\);

c) Ta có:

\({\left( {\frac{3}{4}} \right)^4}.{\left( {\frac{3}{4}} \right)^3} = {\left( {\frac{3}{4}} \right)^{4 + 3}} = {\left( {\frac{3}{4}} \right)^7}.\)


3. LŨY THỪA CỦA LŨY THỪA

Hoạt động khám phá 2 trang 19 Toán 7 tập 1 CTST

Tính và so sánh.

a) \({\left[ {{{\left( { – 2} \right)}^2}} \right]^3}\) và \({\left( { – 2} \right)^6}\);

b) \({\left[ {{{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^2}} \right]^2}\) và \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^4}\).

Trả lời:

a) Ta có:

\({\left[ {{{\left( { – 2} \right)}^2}} \right]^3} = {\left( { – 2} \right)^2}.{\left( { – 2} \right)^2}.{\left( { – 2} \right)^2} = {\left( { – 2} \right)^{2 + 2 + 2}} = {\left( { – 2} \right)^6}\)

Vậy \({\left[ {{{\left( { – 2} \right)}^2}} \right]^3}\) = \({\left( { – 2} \right)^6}\)

b) Ta có:

\({\left[ {{{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^2}} \right]^2} = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^2}.{\left( {\frac{1}{2}} \right)^2} = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^4}\)

Vậy \({\left[ {{{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^2}} \right]^2}\) = \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^4}\).


Thực hành 3 trang 20 Toán 7 tập 1 CTST

Thay số thích hợp thay vào dấu “?” trong các câu sau:

a) \({\left[ {{{\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right)}^2}} \right]^5} = {\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right)^?};\)

b) \({\left[ {{{\left( {0,4} \right)}^3}} \right]^3} = {\left( {0,4} \right)^?}\);

c) \({\left[ {{{\left( {7,31} \right)}^3}} \right]^0} = ?\).

Trả lời:

a) Ta có:

\({\left[ {{{\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right)}^2}} \right]^5} = {\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right)^{2.5}} = {\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right)^{10}}\)

Vậy dấu “?” bằng 10.

b) Ta có:

\({\left[ {{{\left( {0,4} \right)}^3}} \right]^3} = {\left( {0,4} \right)^{3.3}} = {\left( {0,4} \right)^9}\)

Vậy dấu “?” bằng 9.

c) Ta có:

\({\left[ {{{\left( {7,31} \right)}^3}} \right]^0} = 1\)

Vậy dấu “?” bằng 1.


Vận dụng trang 20 Toán 7 tập 1 CTST

Để viết những số có giá trị lớn, người ta thường viết các số ấy dưới dạng tích của luỹ thừa cơ số 10 với một số lớn hơn hoặc bằng 1 nhưng nhỏ hơn 10. Chẳng hạn khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất là 149 600 000 km được viết là 1,496 . 108 km.

Hãy dùng cách viết trên để viết các đại lượng sau:

a) Khoảng cách từ Mặt Trời đến Sao Thuỷ dài khoảng 58 000 000 km.

b) Một năm ánh sáng có độ dài khoảng 9 460 000 000 000 km.

(Theo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hệ_Mặt_Trời)

Trả lời:

a) Khoảng cách từ Mặt Trời đến sao Thủy dài khoảng 58 000 000 km được viết là:

\(58{\rm{ }}000{\rm{ }}000 = 5,{8.10^7}\) (km)

b) Một năm ánh sáng có độ dài khoảng 9 460 000 000 000 km được viết là:

\(9{\rm{ }}460{\rm{ }}000{\rm{ }}000{\rm{ }}000 = 9,{46.10^{12}}\) (km)


GIẢI BÀI TẬP

Sau đây là phần Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 20 21 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 1 trang 20 Toán 7 tập 1 CTST

Viết các số sau dưới dạng luỹ thừa với số mũ lớn hơn 1:

\(0,49;\,\frac{1}{{32}};\,\frac{{ – 8}}{{125}};\,\frac{{16}}{{81}};\,\frac{{121}}{{169}}\).

Bài giải:

Ta viết như sau:

$0,49 = {\left( {0,7} \right)^2};\\\,\frac{1}{{32}} =\frac{1^5}{2^5}={\left( {\frac{1}{2}} \right)^5};\\\,\frac{{ – 8}}{{125}} =\frac{(-2)^3}{5^3}= {\left( {\frac{{ – 2}}{5}} \right)^3};$

\(\frac{{16}}{{81}} =\frac{4^2}{9^2}= {\left( {\frac{4}{9}} \right)^2} (hoặc \,\frac{{16}}{{81}} =\frac{2^4}{3^4}= {\left( {\frac{2}{3}} \right)^4});\\\,\frac{{121}}{{169}} =\frac{11^2}{13^2}= {\left( {\frac{{11}}{{13}}} \right)^2}\).


Giải bài 2 trang 20 Toán 7 tập 1 CTST

a) Tính: \({\left( {\frac{{ – 1}}{2}} \right)^5};{\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right)^4};{\left( { – 2\frac{1}{4}} \right)^3};{\left( { – 0,3} \right)^5};{\left( { – 25,7} \right)^0}\).

b) Tính: \({\left( { – \frac{1}{3}} \right)^2};{\left( { – \frac{1}{3}} \right)^3};{\left( { – \frac{1}{3}} \right)^4};{\left( { – \frac{1}{3}} \right)^5}\).

Hãy rút ra nhận xét về dấu của luỹ thừa với số mũ chẵn và luỹ thừa với số mũ lẻ của một số hữu tỉ âm.

Bài giải:

a) Ta có:

${\left( {\frac{{ – 1}}{2}} \right)^5} = \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^5}}}{{{2^5}}} = \frac{{ – 1}}{{32}};\\{\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right)^4} = \frac{{{{\left( { – 2} \right)}^4}}}{{{3^4}}} = \frac{{16}}{{81}};\\{\left( { – 2\frac{1}{4}} \right)^3} = {\left( {\frac{{ – 9}}{4}} \right)^3} = \frac{{{{\left( { – 9} \right)}^3}}}{{{4^3}}} = \frac{{-729}}{{64}};\\{\left( { – 0,3} \right)^5} = {\left( {\frac{{ – 3}}{{10}}} \right)^5} = \frac{{ – 243}}{{100000}};\\{\left( { – 25,7} \right)^0} = 1$

b) Ta có:

${\left( { – \frac{1}{3}} \right)^2} = \frac{1}{9};\\{\left( { – \frac{1}{3}} \right)^3} = \frac{{ – 1}}{{27}};\\{\left( { – \frac{1}{3}} \right)^4} = \frac{1}{{81}};\\{\left( { – \frac{1}{3}} \right)^5} = \frac{{ – 1}}{{243}}.$

Nhận xét:

– Luỹ thừa của một số hữu tỉ âm với số mũ chẵn là một số hữu tỉ dương.

– Luỹ thừa của một số hữu tỉ âm với số mũ lẻ là một số hữu tỉ âm.


Giải bài 3 trang 20 Toán 7 tập 1 CTST

Tìm x, biết:

a) \(x:{\left( {\frac{{ – 1}}{2}} \right)^3} = – \frac{1}{2};\)

b) \(x.{\left( {\frac{3}{5}} \right)^7} = {\left( {\frac{3}{5}} \right)^9};\)

c) \({\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right)^{11}}:x = {\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right)^9};\)

d) \(x.{\left( {0,25} \right)^6} = {\left( {\frac{1}{4}} \right)^8}\).

Bài giải:

a) Ta có:

$x:{\left( {\frac{{ – 1}}{2}} \right)^3} = – \frac{1}{2}\\⇔ x = – \frac{1}{2}.{\left( {\frac{{ – 1}}{2}} \right)^3}\\⇔ x = {\left( {\frac{{ – 1}}{2}} \right)^4}\\⇔ x = \frac{1}{{16}}$

Vậy \(x = \frac{1}{{16}}\).

b) Ta có:

$x.{\left( {\frac{3}{5}} \right)^7} = {\left( {\frac{3}{5}} \right)^9}\\⇔ x = {\left( {\frac{3}{5}} \right)^9}:{\left( {\frac{3}{5}} \right)^7}\\⇔ x = {\left( {\frac{3}{5}} \right)^2}\\⇔ x = \frac{9}{{25}}$

Vậy \(x = \frac{9}{{25}}\).

c) Ta có:

${\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right)^{11}}:x = {\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right)^9}\\⇔ x = {\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right)^{11}}:{\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right)^9}\\⇔ x = {\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right)^2}\\⇔ x = \frac{4}{9}.$

Vậy \(x = \frac{4}{9}\).

d) Ta có:

$x.{\left( {0,25} \right)^6} = {\left( {\frac{1}{4}} \right)^8}\\⇔ x.{\left( {\frac{1}{4}} \right)^6} = {\left( {\frac{1}{4}} \right)^8}\\⇔ x = {\left( {\frac{1}{4}} \right)^8}:{\left( {\frac{1}{4}} \right)^6}\\⇔ x = {\left( {\frac{1}{4}} \right)^2}\\⇔ x = \frac{1}{{16}}$

Vậy \(x = \frac{1}{{16}}\).


Giải bài 4 trang 21 Toán 7 tập 1 CTST

Viết các số \({\left( {0,25} \right)^8};\,\,{\left( {0,125} \right)^4};{\left( {0,0625} \right)^2}\) dưới dạng lũy thừa cơ số 0,5.

Bài giải:

Ta viết như sau:

${\left( {0,25} \right)^8} = {\left[ {{{\left( {0,5} \right)}^2}} \right]^8}=(0,5)^{2.8} = {\left( {0,5} \right)^{16}};\\{\left( {0,125} \right)^4} = {\left[ {{{\left( {0,5} \right)}^3}} \right]^4} =(0,5)^{3.4}= {\left( {0,5} \right)^{12}};\\{\left( {0,0625} \right)^2} = {\left[ {{{\left( {0,5} \right)}^4}} \right]^2} =(0,5)^{4.2}= {\left( {0,5} \right)^8}$.


Giải bài 5 trang 21 Toán 7 tập 1 CTST

Tính nhanh.

\(M = \left( {100 – 1} \right).\left( {100 – {2^2}} \right).\left( {100 – {3^2}} \right)…\left( {100 – {{50}^2}} \right)\).

Bài giải:

Ta có:

$M = \left( {{{10}^2} – 1} \right).\left( {{{10}^2} – {2^2}} \right).\left( {{{10}^2} – {3^2}} \right).\,\,…\left( {{{10}^2} – {{10}^2}} \right)..\,\,.\left( {100 – {{50}^2}} \right)\\ = \left( {{{10}^2} – 1} \right).\left( {{{10}^2} – {2^2}} \right).\left( {{{10}^2} – {3^2}} \right)…. 0 …\left( {100 – {{50}^2}} \right)\\ = 0$


Giải bài 6 trang 21 Toán 7 tập 1 CTST

Tính:

a) \(\left[ {{{\left( {\frac{3}{7}} \right)}^4}.{{\left( {\frac{3}{7}} \right)}^5}} \right]:{\left( {\frac{3}{7}} \right)^7};\)

b) \(\left[ {{{\left( {\frac{7}{8}} \right)}^5}:{{\left( {\frac{7}{8}} \right)}^4}} \right].\left( {\frac{7}{8}} \right);\)

c) \(\left[ {{{\left( {0,6} \right)}^3}.{{\left( {0,6} \right)}^8}} \right]:\left[ {{{\left( {0,6} \right)}^7}.{{\left( {0,6} \right)}^2}} \right]\).

Bài giải:

a) Ta có:

$\left[ {{{\left( {\dfrac{3}{7}} \right)}^4}.{{\left( {\dfrac{3}{7}} \right)}^5}} \right]:{\left( {\dfrac{3}{7}} \right)^7}\\ = {\left( {\dfrac{3}{7}} \right)^{4 + 5}}:{\left( {\dfrac{3}{7}} \right)^7}\\ = {\left( {\dfrac{3}{7}} \right)^9}:{\left( {\dfrac{3}{7}} \right)^7}\\ = {\left( {\dfrac{3}{7}} \right)^{9-7}}\\= {\left( {\dfrac{3}{7}} \right)^2}$

b) Ta có:

$\left[ {{{\left( {\dfrac{7}{8}} \right)}^5}:{{\left( {\dfrac{7}{8}} \right)}^4}} \right].\left( {\dfrac{7}{8}} \right)\\ = {\left( {\dfrac{7}{8}} \right)^{5 – 4}}.\left( {\dfrac{7}{8}} \right)\\ = \left( {\dfrac{7}{8}} \right).\left( {\dfrac{7}{8}} \right)\\ = {\left( {\dfrac{7}{8}} \right)^2}$

c) Ta có:

$\left[ {{{\left( {0,6} \right)}^3}.{{\left( {0,6} \right)}^8}} \right]:\left[ {{{\left( {0,6} \right)}^7}.{{\left( {0,6} \right)}^2}} \right]\\ = {\left( {0,6} \right)^{3 + 8}}:{\left( {0,6} \right)^{7 + 2}}\\ = {\left( {0,6} \right)^{11}}:{\left( {0,6} \right)^9}\\ = {\left( {0,6} \right)^{11-9}}\\={\left( {0,6} \right)^2}.$


Giải bài 7 trang 21 Toán 7 tập 1 CTST

Tính:

a) \({\left( {\frac{2}{5} + \frac{1}{2}} \right)^2}\);

b) \({\left( {0,75 – 1\frac{1}{2}} \right)^3};\)

c) \({\left( {\frac{3}{5}} \right)^{15}}:{\left( {0,36} \right)^5}\);

d) \({\left( {1 – \frac{1}{3}} \right)^8}:{\left( {\frac{4}{9}} \right)^3}\).

Bài giải:

a) Ta có:

\({\left( {\frac{2}{5} + \frac{1}{2}} \right)^2} = {\left( {\frac{4}{{10}} + \frac{5}{{10}}} \right)^2} \\= {\left( {\frac{9}{{10}}} \right)^2} = \frac{{81}}{{100}}\)

b) Ta có:

\({\left( {0,75 – 1\frac{1}{2}} \right)^3} = {\left( {\frac{3}{4} – \frac{3}{2}} \right)^3} \\= {\left( {\frac{3}{4} – \frac{6}{4}} \right)^3} = {\left( { – \frac{3}{4}} \right)^3} = \frac{{ – 27}}{{64}};\)

c) Ta có:

${\left( {\frac{3}{5}} \right)^{15}}:{\left( {0,36} \right)^5} = {\left( {\frac{3}{5}} \right)^{15}}:{\left( {\frac{9}{{25}}} \right)^5}\\ = {\left( {\frac{3}{5}} \right)^{15}}:{\left[ {{{\left( {\frac{3}{5}} \right)}^2}} \right]^5} = {\left( {\frac{3}{5}} \right)^{15}}:{\left( {\frac{3}{5}} \right)^{10}} = {\left( {\frac{3}{5}} \right)^5}$

d) Ta có:

\({\left( {1 – \frac{1}{3}} \right)^8}:{\left( {\frac{4}{9}} \right)^3} = {\left( {\frac{3}{3} – \frac{1}{3}} \right)^8}:{\left( ({\frac{2}{3}})^2 \right)^3}\\= {\left( {\frac{2}{3}} \right)^8}:{\left( {\frac{2}{3}} \right)^6} = {\left( {\frac{2}{3}} \right)^{8-6}}\\= {\left( {\frac{2}{3}} \right)^2} = \frac{4}{9}\)


Giải bài 8 trang 21 Toán 7 tập 1 CTST

Tính giá trị các biểu thức.

a) \(\frac{{{4^3}{{.9}^7}}}{{{{27}^5}{{.8}^2}}};\)

b) \(\frac{{{{\left( { – 2} \right)}^3}.{{\left( { – 2} \right)}^7}}}{{{{3.4}^6}}};\)

c) \(\frac{{{{\left( {0,2} \right)}^5}.{{\left( {0,09} \right)}^3}}}{{{{\left( {0,2} \right)}^7}.{{\left( {0,3} \right)}^4}}};\)

d) \(\frac{{{2^3} + {2^4} + {2^5}}}{{{7^2}}}.\)

Bài giải:

a) Ta có:

\(\frac{{{4^3}{{.9}^7}}}{{{{27}^5}{{.8}^2}}} = \frac{{{{\left( {{2^2}} \right)}^3}.{{\left( {{3^2}} \right)}^7}}}{{{{\left( {{3^3}} \right)}^5}.{{\left( {{2^3}} \right)}^2}}} \\=\frac{2^{2.3}.3^{2.7}}{3^{3.5}.2^{2.3}}= \frac{{{2^6}{{.3}^{14}}}}{{{3^{15}}{{.2}^6}}} = \frac{1}{3}\)

b) Ta có:

\(\frac{{{{\left( { – 2} \right)}^3}.{{\left( { – 2} \right)}^7}}}{{{{3.4}^6}}} =\frac{(-2)^{3+7}}{3.(2^2)^6}\\= \frac{{{{\left( { – 2} \right)}^{10}}}}{{3.{{\left( {{2^{2.6}}} \right)}}}} = \frac{{{2^{10}}}}{{{{3.2}^{12}}}} = \frac{1}{{{{3.2}^2}}} = \frac{1}{{12}}\)

c) Ta có:

$\frac{{{{\left( {0,2} \right)}^5}.{{\left( {0,09} \right)}^3}}}{{{{\left( {0,2} \right)}^7}.{{\left( {0,3} \right)}^4}}} = \frac{{{{\left( {0,2} \right)}^5}.{{\left[ {{{\left( {0,3} \right)}^2}} \right]}^3}}}{{{{\left( {0,2} \right)}^7}.{{\left( {0,3} \right)}^4}}} \\= \frac{{{{\left( {0,2} \right)}^5}.{{\left( {0,3} \right)}^6}}}{{{{\left( {0,2} \right)}^7}.{{\left( {0,3} \right)}^4}}} = \frac{{{{\left( {0,3} \right)}^2}}}{{{{\left( {0,2} \right)}^2}}} = \frac{{0,9}}{{0,4}} = \frac{9}{4}$

d) Ta có:

♦ Cách 1:

\(\frac{{{2^3} + {2^4} + {2^5}}}{{{7^2}}} = \frac{{8 + 16 + 32}}{{49}} = \frac{{56}}{{49}} = \frac{8}{7}\)

♦ Cách 2:

\(\frac{{{2^3} + {2^4} + {2^5}}}{{{7^2}}} = \frac{{2^3.(1+2+2^2)}}{{7^2}} = \frac{{2^3.7}}{{7^2}} = \frac{8}{7}\)


Giải bài 9 trang 21 Toán 7 tập 1 CTST

a) Khối lượng của Trái Đất khoảng 5,97.1024 kg, khối lượng của Mặt Trăng khoảng 7,35.1022 kg. Tính tổng khối lượng của Trái Đất và Mặt Trăng.

b) Sao Mộc cách Trái Đất khoảng 8,27.108 km, Sao Thiên Vương cách Trái Đất khoảng 3,09.109 km. Sao nào ở gần Trái Đất hơn?

(Theo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hệ Mặt Trời)

Bài giải:

a) Tổng khối lượng của Trái Đất và Mặt Trăng là:

$5,{97.10^{24}} + {\rm{ }}7,{35.10^{22}}\\ = 5,{97.10^2}{.10^{22}} + {\rm{ }}7,{35.10^{22}}\\ = {597.10^{22}} + 7,{35.10^{22}}\\ = \left( {597 + 7,35} \right){.10^{22}}\\ = 604,{35.10^{22}}$

Vậy tổng khối lượng của Trái Đất và Mặt Trăng là: \(604,{35.10^{22}}\) kg

b) Ta có: 3,09.109 = 30,9.108

Vì 8,27 < 30,9 nên 8,27.108 < 30,9.108 hay 8,27.108 < 3,09.109 . Do đó, sao Mộc gần Trái Đất hơn.


Bài trước:

👉 Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 trang 15 16 17 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 24 25 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 20 21 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com