Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 24 25 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn giải Bài 4. Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế sgk Toán 7 tập 1 bộ Chân Trời Sáng Tạo. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 24 25 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 7.


BÀI 4. QUY TẮC DẤU NGOẶC VÀ QUY TẮC CHUYỂN VẾ

Hoạt động khởi động trang 22 Toán 7 tập 1 CTST

Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Như đã học ở lớp 6, chúng ta biết rằng trong các phép toán với số nguyên và số thập phân có các quy tắc như quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế. Ta phát biểu như sau:

– Quy tắc dấu ngoặc:

+ Khi một phép tính có dấu ngoặc ta ưu tiên thực hiện các phép toán trong ngoặc trước, các phép toán ngoài ngoặc sau.

+ Khi một phép tính có nhiều dấu ngoặc khác nhau ta ưu tiên thứ tự thực hiện các ngoặc như sau: ()→[]→{}.

+ Khi ta bỏ ngoặc mà đằng trước dấu ngoặc có dấu cộng thì ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.

+ Khi ta bỏ ngoặc mà đằng trước dấu ngoặc có dấu trừ thì ta đổi dấu các số hạng trong ngoặc.

– Quy tắc chuyển vế: Khi ta chuyển một số hạng từ vế bên này sang vế bên kia ta phải đổi dấu số hạng đó.


1. QUY TẮC DẤU NGOẶC

Hoạt động khám phá 1 trang 22 Toán 7 tập 1 CTST

Tính rồi so sánh kết quả của:

a) \(\frac{3}{4} + \left( {\frac{1}{2} – \frac{1}{3}} \right)\) và \(\frac{3}{4} + \frac{1}{2} – \frac{1}{3};\)

b)\(\frac{2}{3} – \left( {\frac{1}{2} + \frac{1}{3}} \right)\) và \(\frac{2}{3} – \frac{1}{2} – \frac{1}{3}\).

Trả lời:

a) Ta có:

\(\frac{3}{4} + \left( {\frac{1}{2} – \frac{1}{3}} \right) = \frac{9}{{12}} + \left( {\frac{6}{{12}} – \frac{4}{{12}}} \right) = \frac{9}{{12}} + \frac{2}{{12}} = \frac{{11}}{{12}}\)

\(\frac{3}{4} + \frac{1}{2} – \frac{1}{3} = \frac{9}{{12}} + \frac{6}{{12}} – \frac{4}{{12}} = \frac{{15}}{{12}} – \frac{4}{{12}} = \frac{{11}}{{12}}\)

Vậy \(\frac{3}{4} + \left( {\frac{1}{2} – \frac{1}{3}} \right)\) = \(\frac{3}{4} + \frac{1}{2} – \frac{1}{3}\)

b) Ta có:

\(\frac{2}{3} – \left( {\frac{1}{2} + \frac{1}{3}} \right) = \frac{4}{6} – \left( {\frac{3}{6} + \frac{2}{6}} \right) = \frac{4}{6} – \frac{5}{6} = \frac{{ – 1}}{6}\)

\(\frac{2}{3} – \frac{1}{2} – \frac{1}{3} = \frac{4}{6} – \frac{3}{6} – \frac{2}{6} = \frac{1}{6} – \frac{2}{6} = \frac{{ – 1}}{6}\)

Vậy \(\frac{2}{3} – \left( {\frac{1}{2} + \frac{1}{3}} \right)\)=\(\frac{2}{3} – \frac{1}{2} – \frac{1}{3}\).


Thực hành 1 trang 22 Toán 7 tập 1 CTST

Cho biểu thức:

\(A = \left( {7 – \frac{2}{5} + \frac{1}{3}} \right) – \left( {6 – \frac{4}{3} + \frac{6}{5}} \right) – \left( {2 – \frac{8}{5} + \frac{5}{3}} \right)\)

Hãy tính giá trị của A bằng cách bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các số hạng thích hợp.

Trả lời:

Ta có:

$A = \left( {7 – \frac{2}{5} + \frac{1}{3}} \right) – \left( {6 – \frac{4}{3} + \frac{6}{5}} \right) – \left( {2 – \frac{8}{5} + \frac{5}{3}} \right)\\A = 7 – \frac{2}{5} + \frac{1}{3} – 6 + \frac{4}{3} – \frac{6}{5} – 2 + \frac{8}{5} – \frac{5}{3}\\A = \left( {7 – 6 – 2} \right) + \left( { – \frac{2}{5} – \frac{6}{5} + \frac{8}{5}} \right) + \left( {\frac{1}{3} + \frac{4}{3} – \frac{5}{3}} \right)\\A = – 1 + 0 + 0 = – 1$

Vậy $A = -1$.

Chú ý: Trong phép tính chỉ có phép cộng trừ, ta có thể đổi chỗ các số hạng tùy ý kèm theo dấu của chúng.


2. QUY TẮC CHUYỂN VẾ

Hoạt động khám phá 2 trang 23 Toán 7 tập 1 CTST

Thực hiện bài toán tìm x, biết: \(x – \frac{2}{5} = \frac{1}{2}\) theo hướng dẫn sau:

– Cộng hai vế với \(\frac{2}{5}\);

– Rút gọn hai vế;

– Ghi kết quả.

Trả lời:

Ta có:

$x – \frac{2}{5} = \frac{1}{2}\\⇔ x – \frac{2}{5} + \frac{2}{5} = \frac{1}{2} + \frac{2}{5}\\⇔ x = \frac{1}{2} + \frac{2}{5}\\⇔ x = \frac{5}{{10}} + \frac{4}{{10}}\\⇔ x = \frac{9}{{10}}$

Vậy \(x = \frac{9}{{10}}\).


Thực hành 2 trang 23 Toán 7 tập 1 CTST

Tìm x, biết:

a) \(x + \frac{1}{2} = – \frac{1}{3};\)

b)\(\left( { – \frac{2}{7}} \right) + x = – \frac{1}{4}\).

Trả lời:

a) Ta có:

$x + \frac{1}{2} = – \frac{1}{3}\\⇔ x = – \frac{1}{3} – \frac{1}{2}\\⇔ x = – \frac{2}{6} – \frac{3}{6}\\⇔ x = \frac{{ – 5}}{6}$

Vậy \(x = \frac{{ – 5}}{6}\).

b) Ta có:

$\left( { – \frac{2}{7}} \right) + x = – \frac{1}{4}\\⇔ x = – \frac{1}{4} – \left( { – \frac{2}{7}} \right)\\⇔ x = – \frac{1}{4} + \frac{2}{7}\\⇔ x = – \frac{7}{{28}} + \frac{8}{{28}}\\⇔ x = \frac{1}{{28}}$

Vậy \(x = \frac{1}{{28}}\).


3. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH

Thực hành 3 trang 24 Toán 7 tập 1 CTST

Tính:

a) \(1\frac{1}{2} + \frac{1}{5}.\left[ {\left( { – 2\frac{5}{6} + \frac{1}{3}} \right)} \right];\)

b) \(\frac{1}{3}.\left( {\frac{2}{5} – \frac{1}{2}} \right):{\left( {\frac{1}{6} – \frac{1}{5}} \right)^2}.\)

Trả lời:

a) Ta có:

$1\frac{1}{2} + \frac{1}{5}.\left[ {\left( { – 2\frac{5}{6} + \frac{1}{3}} \right)} \right]\\ = \frac{3}{2} + \frac{1}{5}.\left[ {\left( { – \frac{{17}}{6} + \frac{2}{6}} \right)} \right]\\ = \frac{3}{2} + \frac{1}{5}.\frac{{ – 15}}{6}\\ = \frac{3}{2} + \frac{{ – 1}}{2}\\ = \frac{2}{2}\\=1$

b) Ta có:

$\frac{1}{3}.\left( {\frac{2}{5} – \frac{1}{2}} \right):{\left( {\frac{1}{6} – \frac{1}{5}} \right)^2}\\ = \frac{1}{3}.\left( {\frac{4}{{10}} – \frac{5}{{10}}} \right):{\left( {\frac{5}{{30}} – \frac{6}{{30}}} \right)^2}\\ = \frac{1}{3}.\frac{{ – 1}}{{10}}:{\left( {\frac{{ – 1}}{{30}}} \right)^2}\\ = \frac{{ – 1}}{{30}}:\frac{1}{{{{30}^2}}}\\ = \frac{{ – 1}}{{30}}{.30^2}\\ = – 30$.


GIẢI BÀI TẬP

Sau đây là phần Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 24 25 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 1 trang 24 Toán 7 tập 1 CTST

Bỏ dấu ngoặc rồi tính:

a) \(\left( {\frac{{ – 3}}{7}} \right) + \left( {\frac{5}{6} – \frac{4}{7}} \right);\)

b) \(\frac{3}{5} – \left( {\frac{2}{3} + \frac{1}{5}} \right);\)

c) \(\left[ {\left( {\frac{{ – 1}}{3} + 1} \right) – \left( {\frac{2}{3} – \frac{1}{5}} \right)} \right];\)

d) \(1\frac{1}{3} + \left( {\frac{2}{3} – \frac{3}{4}} \right) – \left( {0,8 + 1\frac{1}{5}} \right)\).

Bài giải:

a) Ta có:

$\left( {\frac{{ – 3}}{7}} \right) + \left( {\frac{5}{6} – \frac{4}{7}} \right)\\ = \left( {\frac{{ – 3}}{7}} \right) + \frac{5}{6} – \frac{4}{7}\\ = \left[ {\left( {\frac{{ – 3}}{7}} \right) – \frac{4}{7}} \right] + \frac{5}{6}\\ =\frac{-7}{7}+\frac{5}{6}\\= – 1 + \frac{5}{6}\\ = \frac{{ – 1}}{6}$

b) Ta có:

$\frac{3}{5} – \left( {\frac{2}{3} + \frac{1}{5}} \right)\\ = \frac{3}{5} – \frac{2}{3} – \frac{1}{5}\\ = (\frac{3}{5} – \frac{1}{5}) – \frac{2}{3}\\ = \frac{2}{5} – \frac{2}{3}\\ = \frac{6}{{15}} – \frac{{10}}{{15}}\\ = \frac{{ – 4}}{{15}}$

c) Ta có:

$\left[ {\left( {\frac{{ – 1}}{3}} \right) + 1} \right] – \left( {\frac{2}{3} – \frac{1}{5}} \right)\\ = \left( {\frac{{ – 1}}{3}} \right) + 1 – \frac{2}{3} + \frac{1}{5}\\ = \left( {\frac{{ – 1}}{3} – \frac{2}{3}} \right) + 1 + \frac{1}{5}\\ = \frac{-3}{3}+1+\frac{1}{5}\\= – 1 + 1 + \frac{1}{5}\\ = \frac{1}{5}$

d) Ta có:

$1\frac{1}{3} + \left( {\frac{2}{3} – \frac{3}{4}} \right) – \left( {0,8 + 1\frac{1}{5}} \right)\\ = 1 + \frac{1}{3} + \frac{2}{3} – \frac{3}{4} – \left( {\frac{4}{5} + 1 + \frac{1}{5}} \right)\\=1+\frac{3}{3}-\frac{3}{4}-(\frac{5}{5}+1)\\ = 1 + 1 – \frac{3}{4} – (1+1)\\ = – \frac{3}{4}$.


Giải bài 2 trang 25 Toán 7 tập 1 CTST

Tính:

a) \(\left( {\frac{3}{4}:1\frac{1}{2}} \right) – \left( {\frac{5}{6}:\frac{1}{3}} \right)\);

b) \(\left[ {\left( {\frac{{ – 1}}{5}} \right):\frac{1}{{10}}} \right] – \frac{5}{7}.\left( {\frac{2}{3} – \frac{1}{5}} \right)\);

c) \(\left( { – 0,4} \right) + 2\frac{2}{5}.{\left[ {\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right) + \frac{1}{2}} \right]^2}\);

d) \(\left\{ {\left[ {{{\left( {\frac{1}{{25}} – 0,6} \right)}^2}:\frac{{49}}{{125}}} \right].\frac{5}{6}} \right\} – \left[ {\left( {\frac{{ – 1}}{3}} \right) + \frac{1}{2}} \right]\).

Bài giải:

a) Ta có:

$\left( {\frac{3}{4}:1\frac{1}{2}} \right) – \left( {\frac{5}{6}:\frac{1}{3}} \right)\\ = \left( {\frac{3}{4}:\frac{3}{2}} \right) – \left( {\frac{5}{6}.3} \right)\\ = \left( {\frac{3}{4}.\frac{2}{3}} \right) – \frac{5}{2}\\ = \frac{1}{2} – \frac{5}{2}\\ = \frac{-4}{2}\\= – 2$

b) Ta có:

$\left[ {\left( {\frac{{ – 1}}{5}} \right):\frac{1}{{10}}} \right] – \frac{5}{7}.\left( {\frac{2}{3} – \frac{1}{5}} \right)\\ = \left( {\frac{{ – 1}}{5}} \right).10 – \frac{5}{7}.\left( {\frac{{10}}{{15}} – \frac{3}{{15}}} \right)\\ = – 2 – \frac{5}{7}.\frac{7}{{15}}\\ = – 2 – \frac{1}{3}\\ = \frac{{ – 6}}{3} – \frac{1}{3}\\ = \frac{{ – 7}}{3}$

c) Ta có:

$\left( { – 0,4} \right) + 2\frac{2}{5}.{\left[ {\left( {\frac{{ – 2}}{3}} \right) + \frac{1}{2}} \right]^2}\\ = \left( { – \frac{2}{5}} \right) + \frac{{12}}{5}.{\left[ {\left( {\frac{{ – 4}}{6}} \right) + \frac{3}{6}} \right]^2}\\ = \left( { – \frac{2}{5}} \right) + \frac{{12}}{5}.{\left( {\frac{{ – 1}}{6}} \right)^2}\\ = \left( { – \frac{2}{5}} \right) + \frac{{12}}{5}.\frac{1}{{36}}\\ = \left( { – \frac{2}{5}} \right) + \frac{1}{{15}}\\ = \left( { – \frac{6}{{15}}} \right) + \frac{1}{{15}}\\ = \frac{{ – 5}}{{15}}\\ = \frac{{ – 1}}{3}$

d) Ta có:

$\left\{ {\left[ {{{\left( {\frac{1}{{25}} – 0,6} \right)}^2}:\frac{{49}}{{125}}} \right].\frac{5}{6}} \right\} – \left[ {\left( {\frac{{ – 1}}{3}} \right) + \frac{1}{2}} \right]\\ = \left\{ {\left[ {{{\left( {\frac{1}{{25}} – \frac{3}{5}} \right)}^2}.\frac{{125}}{{49}}} \right].\frac{5}{6}} \right\} – \left[ {\left( {\frac{{ – 2}}{6}} \right) + \frac{3}{6}} \right]\\ = \left\{ {\left[ {{{\left( {\frac{{ 1}}{{25}}-\frac{15}{25}} \right)}^2}.\frac{{125}}{{49}}} \right].\frac{5}{6}} \right\} – \frac{1}{6}\\ = \left\{ {\left[ {{{\left( {\frac{{ – 14}}{{25}}} \right)}^2}.\frac{{125}}{{49}}} \right].\frac{5}{6}} \right\} – \frac{1}{6}\\ = \left\{ {\frac{{196}}{{{{25}^2}}}.\frac{{25.5}}{{49}}.\frac{5}{6}} \right\} – \frac{1}{6}\\ = \left( {\frac{{4.49.25.5.5}}{{{{25}^2}.49.6}}} \right) – \frac{1}{6}\\ = \frac{4}{6} – \frac{1}{6}\\ = \frac{3}{6}\\ = \frac{1}{2}$.


Giải bài 3 trang 25 Toán 7 tập 1 CTST

Cho biểu thức: \(A = \left( {2 + \frac{1}{3} – \frac{2}{5}} \right) – \left( {7 – \frac{3}{5} – \frac{4}{3}} \right) – \left( {\frac{1}{5} + \frac{5}{3} – 4} \right).\)

Hãy tính giá trị của A theo hai cách:

a) Tính giá trị của từng biểu thức trong dấu ngoặc trước.

b) Bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các số hạng thích hợp.

Bài giải:

a) Ta có:

$A = \left( {2 + \frac{1}{3} – \frac{2}{5}} \right) – \left( {7 – \frac{3}{5} – \frac{4}{3}} \right) – \left( {\frac{1}{5} + \frac{5}{3} – 4} \right).\\A = \left( {\frac{{30}}{{15}} + \frac{5}{{15}} – \frac{6}{{15}}} \right) – \left( {\frac{{105}}{{15}} – \frac{9}{{15}} – \frac{{20}}{{15}}} \right) – \left( {\frac{3}{{15}} + \frac{{25}}{{15}} – \frac{{60}}{{15}}} \right)\\A = \frac{{29}}{{15}} – \frac{{76}}{{15}} – \left( {\frac{{ – 32}}{{15}}} \right)\\A = \frac{{29}}{{15}} – \frac{{76}}{{15}} + \frac{{32}}{{15}}\\A = \frac{{ – 15}}{{15}}\\A = – 1$

Vậy $A=-1$.

b) Ta có:

$A = \left( {2 + \frac{1}{3} – \frac{2}{5}} \right) – \left( {7 – \frac{3}{5} – \frac{4}{3}} \right) – \left( {\frac{1}{5} + \frac{5}{3} – 4} \right)\\A = 2 + \frac{1}{3} – \frac{2}{5} – 7 + \frac{3}{5} + \frac{4}{3} – \frac{1}{5} – \frac{5}{3} + 4\\A = \left( {2 – 7 + 4} \right) + \left( {\frac{1}{3} + \frac{4}{3} – \frac{5}{3}} \right) + \left( { – \frac{2}{5} + \frac{3}{5} – \frac{1}{5}} \right)\\A = – 1 + 0 + 0 = – 1$.

Vậy $A=-1$.


Giải bài 4 trang 25 Toán 7 tập 1 CTST

Tìm x, biết:

a) \(x + \frac{3}{5} = \frac{2}{3};\)

b) \(\frac{3}{7} – x = \frac{2}{5};\)

c) \(\frac{4}{9} – \frac{2}{3}x = \frac{1}{3};\)

d) \(\frac{3}{{10}}x – 1\frac{1}{2} = \left( {\frac{{ – 2}}{7}} \right):\frac{5}{{14}}\).

Bài giải:

a) Ta có:

$x + \frac{3}{5} = \frac{2}{3}\\⇔ x = \frac{2}{3} – \frac{3}{5}\\⇔ x = \frac{{10}}{{15}} – \frac{9}{{15}}\\⇔ x = \frac{1}{{15}}$

Vậy \(x = \frac{1}{{15}}\).

b) Ta có:

$\frac{3}{7} – x = \frac{2}{5}\\⇔ x = \frac{3}{7} – \frac{2}{5}\\⇔ x = \frac{{15}}{{35}} – \frac{{14}}{{35}}\\⇔ x = \frac{1}{{35}}$

Vậy \(x = \frac{1}{{35}}\).

c) Ta có:

$\frac{4}{9} – \frac{2}{3}x = \frac{1}{3}\\⇔ \frac{2}{3}x = \frac{4}{9} – \frac{1}{3}\\⇔ \frac{2}{3}x = \frac{4}{9} – \frac{3}{9}\\⇔ \frac{2}{3}x = \frac{1}{9}\\⇔ x = \frac{1}{9}:\frac{2}{3}\\⇔ x = \frac{1}{9}.\frac{3}{2}\\⇔ x = \frac{1}{6}$

Vậy \(x = \frac{1}{6}\).

d) Ta có:

$\frac{3}{{10}}x – 1\frac{1}{2} = \left( {\frac{{ – 2}}{7}} \right):\frac{5}{{14}}\\⇔ \frac{3}{{10}}x – \frac{3}{2} = \left( {\frac{{ – 2}}{7}} \right).\frac{{14}}{5}\\⇔ \frac{3}{{10}}x – \frac{3}{2} = \frac{{ – 4}}{5}\\⇔ \frac{3}{{10}}x = \frac{{ – 4}}{5} + \frac{3}{2}\\⇔ \frac{3}{{10}}x = \frac{{ – 8}}{{10}} + \frac{{15}}{{10}}\\⇔ \frac{3}{{10}}x = \frac{7}{{10}}\\⇔ x = \frac{7}{{10}}:\frac{3}{{10}}\\⇔ x = \frac{7}{3}$

Vậy \(x = \frac{7}{3}\).


Giải bài 5 trang 25 Toán 7 tập 1 CTST

Tìm $x$, biết:

a) \(\frac{2}{9}:x + \frac{5}{6} = 0,5;\)

b) \(\frac{3}{4} – \left( {x – \frac{2}{3}} \right) = 1\frac{1}{3};\)

c) \(1\frac{1}{4}:\left( {x – \frac{2}{3}} \right) = 0,75;\)

d) \(\left( { – \frac{5}{6}x + \frac{5}{4}} \right):\frac{3}{2} = \frac{4}{3}\).

Bài giải:

a) Ta có:

$\frac{2}{9}:x + \frac{5}{6} = 0,5\\⇔ \frac{2}{9}:x = \frac{1}{2} – \frac{5}{6}\\⇔ \frac{2}{9}:x = \frac{3}{6} – \frac{5}{6}\\⇔ \frac{2}{9}:x = \frac{{ – 2}}{6}\\⇔ x = \frac{2}{9}:\frac{{ – 2}}{6}\\⇔ x = \frac{2}{9}.\frac{{ – 6}}{2}\\⇔ x = \frac{{ – 2}}{3}$

Vậy \(x = \frac{{ – 2}}{3}\).

b) Ta có:

$\frac{3}{4} – \left( {x – \frac{2}{3}} \right) = 1\frac{1}{3}\\⇔ x – \frac{2}{3} = \frac{3}{4} – 1\frac{1}{3}\\⇔ x – \frac{2}{3} = \frac{3}{4} – \frac{4}{3}\\⇔ x – \frac{2}{3} = \frac{9}{{12}} – \frac{{16}}{{12}}\\⇔ x – \frac{2}{3} = \frac{{ – 7}}{{12}}\\⇔ x = \frac{{ – 7}}{{12}} + \frac{2}{3}\\⇔ x = \frac{{ – 7}}{{12}} + \frac{8}{{12}}\\⇔ x = \frac{1}{12}$

Vậy\(x = \frac{1}{12}\).

c) Ta có:

$1\frac{1}{4}:\left( {x – \frac{2}{3}} \right) = 0,75\\⇔ \frac{5}{4}:\left( {x – \frac{2}{3}} \right) = \frac{3}{4}\\⇔ x – \frac{2}{3} = \frac{5}{4}:\frac{3}{4}\\⇔ x – \frac{2}{3} = \frac{5}{4}.\frac{4}{3}\\⇔ x – \frac{2}{3} = \frac{5}{3}\\⇔ x = \frac{5}{3} + \frac{2}{3}\\⇔ x = \frac{7}{3}$

Vậy \(x = \frac{7}{3}\).

d) Ta có:

$\left( { – \frac{5}{6}x + \frac{5}{4}} \right):\frac{3}{2} = \frac{4}{3}\\ ⇔ – \frac{5}{6}x + \frac{5}{4} = \frac{4}{3}.\frac{3}{2}\\ ⇔ – \frac{5}{6}x + \frac{5}{4} = 2\\ ⇔ – \frac{5}{6}x = 2 – \frac{5}{4}\\ ⇔ – \frac{5}{6}x = \frac{8}{4} – \frac{5}{4}\\ ⇔ – \frac{5}{6}x = \frac{3}{4}\\⇔ x = \frac{3}{4}:\left( { – \frac{5}{6}} \right)\\⇔ x = \frac{3}{4}.\frac{{ – 6}}{5}\\⇔ x = \frac{{ – 9}}{{10}}$

Vậy \(x = \frac{{ – 9}}{{10}}\).


Giải bài 6 trang 25 Toán 7 tập 1 CTST

Tính nhanh:

a) \(\frac{{13}}{{23}}.\frac{7}{{11}} + \frac{{10}}{{23}}.\frac{7}{{11}};\)

b) \(\frac{5}{9}.\frac{{23}}{{11}} – \frac{1}{{11}}.\frac{5}{9} + \frac{5}{9}\);

c) \(\left[ {\left( { – \frac{4}{9}} \right) + \frac{3}{5}} \right]:\frac{{13}}{{17}} + \left( {\frac{2}{5} – \frac{5}{9}} \right):\frac{{13}}{{17}};\)

d) \(\frac{3}{{16}}:\left( {\frac{3}{{22}} – \frac{3}{{11}}} \right) + \frac{3}{{16}}:\left( {\frac{1}{{10}} – \frac{2}{5}} \right)\).

Bài giải:

a) Ta có:

$\frac{{13}}{{23}}.\frac{7}{{11}} + \frac{{10}}{{23}}.\frac{7}{{11}}\\ = \frac{7}{{11}}.\left( {\frac{{13}}{{23}} + \frac{{10}}{{23}}} \right)\\ = \frac{7}{{11}}.\frac{23}{23}\\ = \frac{7}{{11}}.1\\ = \frac{7}{{11}}$

b) Ta có:

$\frac{5}{9}.\frac{{23}}{{11}} – \frac{1}{{11}}.\frac{5}{9} + \frac{5}{9}\\ = \frac{5}{9}.\left( {\frac{{23}}{{11}} – \frac{1}{{11}} + 1} \right)\\ = \frac{5}{9}.\left( {2 + 1} \right)\\ = \frac{5}{9}.3 = \frac{5}{3}$

c) Ta có:

$\left[ {\left( { – \frac{4}{9} + \frac{3}{5}} \right):\frac{{13}}{{17}}} \right] + \left( {\frac{2}{5} – \frac{5}{9}} \right):\frac{{13}}{{17}}\\ = \left( { – \frac{4}{9} + \frac{3}{5}} \right).\frac{{17}}{{13}} + \left( {\frac{2}{5} – \frac{5}{9}} \right).\frac{{17}}{{13}}\\ = \frac{{17}}{{13}}.\left( { – \frac{4}{9} + \frac{3}{5} + \frac{2}{5} – \frac{5}{9}} \right)\\ = \frac{{17}}{{13}}.\left[ {\left( { – \frac{4}{9} – \frac{5}{9}} \right) + \left( {\frac{3}{5} + \frac{2}{5}} \right)} \right]\\ =\frac{{17}}{{13}}. (\frac{-9}{9}+\frac{5}{5})\\= \frac{{17}}{{13}}.\left( { – 1 + 1} \right)\\ = \frac{{17}}{{13}}.0 = 0$

d) Ta có:

$\frac{3}{{16}}:\left( {\frac{3}{{22}} – \frac{3}{{11}}} \right) + \frac{3}{{16}}:\left( {\frac{1}{{10}} – \frac{2}{5}} \right)\\ = \frac{3}{{16}}:\left( {\frac{3}{{22}} – \frac{6}{{22}}} \right) + \frac{3}{{16}}:\left( {\frac{1}{{10}} – \frac{4}{{10}}} \right)\\ = \frac{3}{{16}}:\frac{{ – 3}}{{22}} + \frac{3}{{16}}:\frac{{ – 3}}{{10}}\\ = \frac{3}{{16}}.\frac{{ – 22}}{3} + \frac{3}{{16}}.\frac{{ – 10}}{3}\\ = \frac{3}{{16}}.\left( {\frac{{ – 22}}{3} + \frac{{ – 10}}{3}} \right)\\ = \frac{3}{{16}}.\frac{{ – 32}}{3}\\ = – 2$


Bài trước:

👉 Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 20 21 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 HĐTH&TN: Thực hành tính tiền điện sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 24 25 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com