Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 38 sgk Toán 6 tập 2 Cánh Diều

Hướng dẫn giải Bài §3. Phép cộng, phép trừ phân số sgk Toán 6 tập 2 bộ Cánh Diều. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 38 sgk Toán 6 tập 2 Cánh Diều bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động, luyện tập vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 6.


§3. PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ PHÂN SỐ

Câu hỏi khởi động trang 34 Toán 6 tập 2 CD

Thái Bình Dương bao phủ khoảng \(\frac{1}{3}\) bề mặt Trái Đất, Đại Tây Dương bao phủ khoảng \(\frac{1}{5}\) bề mặt Trái Đất.

Thái Bình Dương và Đại Tây Dương bao phủ khoảng bao nhiêu phần bề mặt Trái Đất? Thái Bình Dương bao phủ nhiều hơn Đại Tây Dương bao nhiêu phần bề mặt Trái Đất?

Trả lời:

Thái Bình Dương và Đại Tây Dương bao phủ khoảng số phần bề mặt Trái Đất là:

\(\frac{1}{3}\)+\(\frac{1}{5}\)= \(\frac{5}{15}\)+\(\frac{3}{15}\)=\(\frac{8}{15}\)

Thái Bình Dương bao phủ nhiều hơn Đại Tây Dương số phần bề mặt Trái Đất là:

\(\frac{1}{3}\)- \(\frac{1}{5}\)=\(\frac{5}{15}\)- \(\frac{3}{15}\) =\(\frac{2}{15}\)


I. PHÉP CỘNG PHÂN SỐ

Hoạt động 1 trang 34 Toán 6 tập 2 CD

Tính: \(\frac{11}{-9}\)+\(\frac{5}{-6}\).

Trả lời:

Để tính tổng các phân số không cùng mẫu \(\frac{11}{-9}\)+\(\frac{5}{-6}\) ta thường làm như sau:


Luyện tập vận dụng 1 trang 35 Toán 6 tập 2 CD

Tính:

a) \(\frac{-3}{7}\)+\(\frac{2}{7}\);

b) \(\frac{-4}{9}\)+\(\frac{2}{-3}\).

Trả lời:

a) Ta có:

\(\frac{-3}{7}\)+\(\frac{2}{7}\)= \(\frac{(-3)+2}{7}\)= \(\frac{-1}{7}\)

b) Ta có:

\(\frac{-4}{9}\)+\(\frac{2}{-3}\)=\(\frac{-4}{9}\)+\(\frac{-2}{3}\)= \(\frac{-4}{9}\)+\(\frac{-6}{9}\)=\(\frac{(-4)+(-6)}{9}\)=\(\frac{-10}{9}\)


Hoạt động 2 trang 35 Toán 6 tập 2 CD

Hãy nêu các tính chất của phép cộng số tự nhiên.

Trả lời:

Tính chất phép cộng số tự nhiên: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.


Luyện tập vận dụng 2 trang 35 Toán 6 tập 2 CD

Tính một cách hợp lí:

a) \(\frac{-5}{9}+\frac{4}{11}+\frac{7}{11}\);

b) \(\frac{-2}{5}+\frac{3}{8}+ \frac{-3}{5}+\frac{13}{8}\).

Trả lời:

Ta có thể tính như sau:

a) \(\frac{-5}{9}+\frac{4}{11}+\frac{7}{11}\)=\(\frac{-5}{9}+(\frac{4}{11}+\frac{7}{11}\))

\(=\frac{-5}{9}+\frac{11}{11}=\frac{-5}{9}+1=\frac{-5}{9}+\frac{9}{9}=\frac{4}{9}\)

b) \(\frac{-2}{5}+\frac{3}{8}+ \frac{-3}{5}+\frac{13}{8}\)= (\(\frac{-2}{5}+\frac{-3}{5})+ (\frac{3}{8}+\frac{13}{8})\)

\(=\frac{-5}{5}+\frac{16}{8}= -1 +2 =1\)


II. PHÉP TRỪ PHÂN SỐ

Hoạt động 3 trang 36 Toán 6 tập 2 CD

Tính: \(\frac{13}{-9}\)-\(\frac{7}{-6}\).

Trả lời:

Để tính hiệu hai phân số không cùng mẫu \(\frac{13}{-9}\)-\(\frac{7}{-6}\) ta thường làm như sau:


Luyện tập vận dụng 3 trang 37 Toán 6 tập 2 CD

Tính: \(\frac{7}{-10}-\frac{9}{10}\).

Trả lời:

Ta có:

\(\frac{7}{-10}-\frac{9}{10}= \frac{-7}{10}-\frac{9}{10}\)

\(= \frac{-7-9}{10}= \frac{-16}{10}= \frac{-8}{5}\).


Hoạt động 4 trang 37 Toán 6 tập 2 CD

a) Phân số \(\frac{2}{5}\) có phải là số đối của phân số \(\frac{-2}{5}\) không?

b) Tính và so sánh các kết quả sau: \(\frac{-3}{7}\)- \(\frac{2}{-5}\) và \(\frac{-3}{7}\)+ \(\frac{2}{5}\).

Trả lời:

a) Phân số \(\frac{2}{5}\) là số đối của phân số \(\frac{-2}{5}\) vì \(\frac{2}{5}\)+ \(\frac{-2}{5}=0\).

b) Ta có:

\(\frac{-3}{7}- \frac{2}{-5}= \frac{-3}{7}- \frac{-2}{5}= \frac{-15}{35}-\frac{-14}{35}=\frac{-1}{35}\)

\(\frac{-3}{7}+\frac{2}{5}=\frac{-15}{35}+\frac{14}{35}=\frac{-1}{35}\)

Vậy \(\frac{-3}{7}- \frac{2}{-5} = \frac{-3}{7}+ \frac{2}{5}\).


Luyện tập vận dụng 4 trang 37 Toán 6 tập 2 CD

Tính: \(\frac{7}{12}\)- \(\frac{-9}{20}\).

Trả lời:

Ta có:

\(\frac{7}{12}\)- \(\frac{-9}{20}=\frac{7}{12}\)+ \(\frac{9}{20}\)

\(=\frac{35}{60}+\frac{27}{60} =\frac{35+27}{60}\)

\(=\frac{62}{60}=\frac{31}{30}\).


III. QUY TẮC DẤU NGOẶC

Luyện tập vận dụng 5 trang 37 Toán 6 tập 2 CD

Tính một cách hợp lí:

\(\frac{-2}{49} – (\frac{47}{49} + \frac{5}{-3})\).

Trả lời:

Ta có thể tính như sau:

\(\frac{-2}{49} – (\frac{47}{49} + \frac{5}{-3})=\frac{-2}{49} – \frac{47}{49}- \frac{5}{-3}\)

\(= \frac{(-2)- 47}{49} + \frac{5}{3}=\frac{-49}{49} + \frac{5}{3}\)

\(= -1 + \frac{5}{3}=\frac{-3}{3} + \frac{5}{3}=\frac{2}{3}\)


GIẢI BÀI TẬP

Sau đây là phần Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 38 sgk Toán 6 tập 2 Cánh Diều. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 1 trang 38 Toán 6 tập 2 CD

Tính:

a) \(\frac{-2}{9} + \frac{7}{-9}\);

b) \(\frac{1}{-6} + \frac{13}{-15}\);

c) \(\frac{5}{-6} + \frac{-5}{12}+\frac{7}{18}\).

Bài giải:

a) Ta có:

\(\frac{-2}{9} + \frac{7}{-9}= \frac{-2}{9} + \frac{-7}{9}\\=\frac{(-2) +(-7)}{9}= \frac{-9}{9}=-1\)

b) Ta có:

\(\frac{1}{-6} + (\frac{13}{-15})=\frac{-1}{6}+ \frac{-13}{15}\\= \frac{-5}{30}+\frac{-26}{30}\\=\frac{(-5) +(-26)}{30}\\=\frac{-31}{30}\)

c) Ta có:

\(\frac{5}{-6} + \frac{-5}{12}+\frac{7}{18}= \frac{-5}{6}+ \frac{-5}{12}+\frac{7}{18}\\=\frac{(-30)}{36}+\frac{-15}{36}+\frac{14}{36}\\=\frac{(-30)+(-15)+14}{36}=\frac{-31}{36}\)


Giải bài 2 trang 38 Toán 6 tập 2 CD

Tính một cách hợp lí:

a) \(\frac{2}{9}+ \frac{-3}{10}+ \frac{-7}{10}\);

b) \(\frac{-11}{6}+ \frac{2}{5}+ \frac{-1}{6}\);

c) \(\frac{-5}{8} +\frac{12}{7}+\frac{13}{8}+\frac{2}{7}\).

Bài giải:

Ta có thể tính như sau:

a) Ta có:

\(\frac{2}{9}+ \frac{-3}{10}+ \frac{-7}{10}=\frac{2}{9}+(\frac{-3}{10}+ \frac{-7}{10})\\= \frac{2}{9} + \frac{-10}{10}=\frac{2}{9}+ (-1)\\= \frac{2}{9} + \frac{-9}{9}=\frac{-7}{9}\).

b) Ta có:

\(\frac{-11}{6}+ \frac{2}{5}+ \frac{-1}{6}= (\frac{-11}{6}+\frac{-1}{6})+\frac{2}{5}\\= \frac{-12}{6}+\frac{2}{5}=(-2)+\frac{2}{5}\\= \frac{-10}{5}+ \frac{2}{5}= \frac{-8}{5}\).

c) Ta có:

\(\frac{-5}{8} +\frac{12}{7}+\frac{13}{8}+\frac{2}{7}\\= (\frac{-5}{8}+\frac{13}{8}) + (\frac{12}{7}+\frac{2}{7})\\=\frac{8}{8}+\frac{14}{7}\\= 1 +2 =3\)


Giải bài 3 trang 38 Toán 6 tập 2 CD

Tìm số đối của mỗi phân số sau:

\(\frac{9}{25}; \frac{-8}{27}; -\frac{15}{31}; \frac{-3}{-5}; \frac{5}{-6}\).

Bài giải:

Số đối của \(\frac{9}{25}\) là \(\frac{-9}{25}\).

Số đối của \(\frac{-8}{27}\) là \(\frac{8}{27}\).

Số đối của \(-\frac{15}{31}\) là \(\frac{15}{31}\).

Số đối của \(\frac{-3}{-5}\) là \(\frac{-3}{5}\).

Số đối của \(\frac{5}{-6}\) là \(\frac{5}{6}\).


Giải bài 4 trang 38 Toán 6 tập 2 CD

Tính:

a) \(\frac{5}{16}- \frac{5}{24}\);

b) \(\frac{2}{11}+(\frac{-5}{11}- \frac{9}{11})\);

c) \(\frac{1}{10}- (\frac{5}{12}- \frac{1}{15})\).

Bài giải:

a) Ta có:

\(\frac{5}{16}- \frac{5}{24}=\frac{15}{48}- \frac{10}{48}\\=\frac{15-10}{48}=\frac{5}{48}\)

b) Ta có:

\(\frac{2}{11}+(\frac{-5}{11}- \frac{9}{11}) = \frac{2}{11}+\frac{-5}{11}- \frac{9}{11}\\= \frac{2+(-5)-9}{11}=\frac{-12}{11}\)

c) Ta có:

\(\frac{1}{10}- (\frac{5}{12}- \frac{1}{15})=\frac{1}{10}- \frac{5}{12}+ \frac{1}{15}\\= \frac{6}{60}+\frac{25}{60}+\frac{4}{60}=\frac{6-25+4}{60}\\=\frac{-15}{60}=\frac{-1}{4}\)


Giải bài 5 trang 38 Toán 6 tập 2 CD

Tính một cách hợp lí:

a) \(\frac{27}{13}-\frac{106}{111} +\frac{-5}{111}\);

b) \(\frac{12}{11}-\frac{-7}{19} +\frac{12}{19}\);

c) \(\frac{5}{17}-\frac{25}{31} +\frac{12}{17}+\frac{-6}{31}\).

Bài giải:

Ta có thể tính như sau:

a) Ta có:

\(\frac{27}{13}-\frac{106}{111} +\frac{-5}{111}=\frac{27}{13} + (\frac{-106}{111}+ \frac{-5}{111})\\= \frac{27}{13}+ \frac{-111}{111}= \frac{27}{13} +(-1)\\ = \frac{27}{13}+ \frac{-13}{13}= \frac{14}{13}\)

b) Ta có:

\(\frac{12}{11}-\frac{-7}{19}+\frac{12}{19}= \frac{12}{11}+(\frac{7}{19}+\frac{12}{19})\\=\frac{12}{11} +\frac{19}{19}=\frac{12}{11}+1\\=\frac{12}{11}+\frac{11}{11}=\frac{23}{11}\)

c) Ta có:

\(\frac{5}{17}-\frac{25}{31} +\frac{12}{17}+\frac{-6}{31}\\=(\frac{5}{17}+\frac{12}{17})+(\frac{-25}{31}+\frac{-6}{31})\\=\frac{17}{17}+\frac{-31}{31}\\=1+(-1)= 0 \)


Giải bài 6 trang 38 Toán 6 tập 2 CD

Tìm $x$, biết:

a) \(x – \frac{5}{6}=\frac{1}{2}\);

b) \(\frac{-3}{4} – x = \frac{-7}{12}\).

Bài giải:

a) Ta có:

\(x – \frac{5}{6}=\frac{1}{2}\)

\(⇔ x = \frac{1}{2} +\frac{5}{6}\)

\(⇔ x = \frac{3}{6}+\frac{5}{6}\)

\(⇔ x = \frac{8}{6}\)

\(⇔ x =\frac{4}{3}\)

Vậy \(x=\frac{4}{3}\).

b) Ta có:

\(\frac{-3}{4} – x = \frac{-7}{12}\)

\(⇔ x = \frac{-3}{4} – \frac{-7}{12}\)

\(⇔ x = \frac{-3}{4}+\frac{7}{12}\)

\(⇔ x = \frac{-9}{12}+\frac{7}{12}\)

\(⇔ x = \frac{-2}{12}\)

\(⇔ x= \frac{-1}{6}\)

Vậy \(x= \frac{-1}{6}\).


Giải bài 7 trang 38 Toán 6 tập 2 CD

Một xí nghiệp trong tháng Giêng đạt \(\frac{3}{8}\) kế hoạch của Quý I, tháng Hai đạt \(\frac{2}{7}\) kế hoạch của Quý I. Tháng Ba xí nghiệp phải đạt được bao nhiêu phần kế hoạch của Quý I?

Bài giải:

Tháng Ba xí nghiệp phải đạt được số phần kế hoạch của Quý I là:

\(1-\frac{3}{8}- \frac{2}{7}= \frac{56}{56} – \frac{21}{56}- \frac{16}{56}=\frac{19}{56}\) (kế hoạch Quý I)

Vậy tháng Ba xí nghiệp phải đạt được $\frac{19}{56}$ phần kế hoạch của Quý I.


Giải bài 8 trang 38 Toán 6 tập 2 CD

Bốn tổ của lớp 6A đóng góp sách cho góc thư viện như sau: tổ I góp \(\frac{1}{4}\) số sách của lớp, tổ II góp \(\frac{9}{40}\) số sách của lớp, tổ III góp \(\frac{1}{5}\) số sách của lớp, tổ IV góp phần còn lại. Tổ IV đã góp bao nhiêu phần số sách của lớp?

Bài giải:

Tổ IV đã góp số phần số sách của lớp là:

\(1 – \frac{1}{4}\) – \(\frac{9}{40}\) – \(\frac{1}{5}\)= \(\frac{40}{40}\)-\(\frac{10}{40}\)- \(\frac{9}{40}\)- \(\frac{8}{40}\)= \(\frac{13}{40}\)

Vậy tổ IV đã góp $\frac{13}{40}$ số sách của lớp.


Bài trước:

👉 Giải bài 1 2 3 4 5 trang 33 sgk Toán 6 tập 2 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 43 sgk Toán 6 tập 2 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 38 sgk Toán 6 tập 2 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 6 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com