Giải bài 1 2 3 4 trang 86 87 sgk Toán 7 tập 2 Cánh Diều

Hướng dẫn giải Bài §5. Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh – góc – cạnh sgk Toán 7 tập 2 bộ Cánh Diều. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 86 87 sgk Toán 7 tập 2 Cánh Diều bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động, luyện tập vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 7.


§5. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ HAI CỦA TAM GIÁC: CẠNH – GÓC – CẠNH

Câu hỏi khởi động trang 84 Toán 7 tập 2 CD

Hai chiếc compa ở Hình 45 gợi nên hình ảnh hai tam giác ABCA’B’C’ có: AB = A’B’, AC = A’C’, \(\widehat A = \widehat {A’}\).

Hai tam giác ABC và A’B’C’ có bằng nhau hay không?

Trả lời:

Hai tam giác ABCA’B’C’ có bằng nhau.


I. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CẠNH – GÓC – CẠNH (c.g.c)

Hoạt động 1 trang 84 Toán 7 tập 2 CD

Cho tam giác ABC (Hình 46). Nêu hai cạnh của góc tại đỉnh A.

Trả lời:

Hai cạnh của góc tại đỉnh A là cạnh AB và cạnh AC.


Hoạt động 2 trang 84 Toán 7 tập 2 CD

Cho hai tam giác ABCA’B’C’ (Hình 47) có: AB = A’B’ = 2 cm, \(\widehat A = \widehat {A’} = 60^\circ \), AC = A’C’ = 3 cm. Bằng cách đếm số ô vuông, hãy so sánh BCB’C’. Từ đó có thể kết luận được hai tam giác ABCA’B’C’ bằng nhau hay không?

Trả lời:

Dựa vào hình trên ta thấy:

$BC = B’C’ = 6$ (ô vuông).

Tam giác ABCA’B’C’ có các cặp cạnh tương ứng bằng nhau nên tam giác ABC bằng tam giác A’B’C’ (c.c.c).


Luyện tập vận dụng 1 trang 85 Toán 7 tập 2 CD

Cho góc nhọn xOy. Hai điểm M, N thuộc tia Ox thỏa mãn OM = 2 cm, ON = 3 cm. Hai điểm P, Q thuộc tia Oy thỏa mãn OP = 2 cm, OQ = 3 cm. Chứng minh MQ = NP.

Trả lời:

Xét tam giác OMQ và tam giác OPN có:

OM = OP (= 2 cm); OQ = ON (= 3 cm); góc O chung.

Vậy \(\Delta OMQ = \Delta OPN\) (c.g.c)

\(⇒ MQ = NP\) (2 cạnh tương ứng).


Luyện tập vận dụng 2 trang 85 Toán 7 tập 2 CD

Cho góc xOy Oz là tia phân giác. Hai điểm M, N lần lượt thuộc Ox, Oy và khác O thỏa mãn OM = ON, điểm P khác O và thuộc Oz. Chứng minh MP = NP.

Trả lời:

Xét tam giác MOP và tam giác NOP có:

OM = ON, OP chung, \(\widehat {MOP} = \widehat {NOP}\) (vì Oz là tia phân giác).

Vậy \(\Delta MOP = \Delta NOP\) (c.g.c)

\(⇒ MP = NP\) (2 cạnh tương ứng)

II. ÁP DỤNG VÀO TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU VỀ HAI CẠNH GÓC VUÔNG CỦA TAM GIÁC VUÔNG


GIẢI BÀI TẬP

Sau đây là phần Giải bài 1 2 3 4 trang 86 87 sgk Toán 7 tập 2 Cánh Diều. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 1 trang 86 Toán 7 tập 2 CD

Chứng minh định lí: “Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn” (trang 74) thông qua việc giải bài tập sua đây:

Cho tam giác ABCAB < AC. Tia phân giác của góc BAC cắt cạnh BC tại D. Điểm E thuộc cạnh AC thỏa mãn AE = AB. Chứng minh:

a) \(\Delta ABD = \Delta AED\); b) \(\widehat B > \widehat C\).

Bài giải:

a) Xét hai tam giác ABDAED: AB = AE, AD chung, \(\widehat {BAD} = \widehat {EAD}\) (AD là phân giác của góc BAC).

Vậy \(\Delta ABD = \Delta AED\) (c.g.c)

b) Ta có:

\(\Delta ABD = \Delta AED \Rightarrow \widehat {ABD} = \widehat {AED}\) (2 góc tương ứng)

Ba điểm A, E, C thẳng hàng nên \(\widehat {AED} = 180^\circ \).

Vậy \(\widehat {ABD} = \widehat {AED} = 180^\circ – \widehat {DEC} = \widehat {EDC} + \widehat {ECD}\) (Tổng ba góc trong tam giác EDC bằng 180°).

Do đó, góc B bằng tổng của góc EDC và góc C.

Vậy \(\widehat B > \widehat C\).


Giải bài 2 trang 86 Toán 7 tập 2 CD

Cho Hình 53AD = BC, IC = ID, các góc tại đỉnh C, D, H là góc vuông. Chứng minh:

a) IA = IB;

b) IH là tia phân giác của góc AIB.

Bài giải:

a) Xét tam giác IDA và tam giác ICB có:

ID = IC (gt), DA = CB (gt), \(\widehat D = \widehat C = 90^\circ \).

Vậy \(\Delta IDA = \Delta ICB\) (c.g.c)

⇒ $IA = IB$ (2 cạnh tương ứng)

b) Xét tam giác vuông IHA và tam giác vuông IHB có:

IH chung; IA = IB(gt)

Vậy \(\Delta IHA = \Delta IHB\) (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

\(⇒ \widehat{AIH}=\widehat{BIH}\) (2 góc tương ứng)

Mà tia IH nằm trong góc AIB

IH là tia phân giác của góc AIB.


Giải bài 3 trang 86 Toán 7 tập 2 CD

Có hai xã cùng ở một bên bờ sông Lam. Các kĩ sư muốn bắc một cây cầu qua sông Lam cho người dân hai xã. Để thuận lợi cho người dân đi lại, các kĩ sư cần phải chọn vị trí của cây cầu sao cho tổng khoảng cách từ hai xã đến chân cầu là nhỏ nhất. Bạn Nam đề xuất cách xác định vị trí của cây cầu như sau (Hình 54):

– Kí hiệu điểm A chỉ vị trí xã thứ nhất, điểm B chỉ vị trí xã thứ hai, đường thẳng d chỉ vị trí bờ sông Lam.

– Kẻ AH vuông góc với d (H thuộc d), kéo dài AH về phía H và lấy C sao cho AH = HC.

– Nối C với B, CB cắt đường thẳng d tại E.

Khi đó, E là vị trí của cây cầu.

Bạn Nam nói rằng: Lấy một điểm M trên đường thẳng d, M khác E thì

MA + MB > EA + EB

Em hãy cho biết bạn Nam nói đúng hay sai. Vì sao?

Bài giải:

Ta có:

\(HA = HC, EH \bot AC\).

Vậy EH là đường trung trực của AC nên $EA = EC$ (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng).

Tương tự ta có:

MH là đường trung trực của AC nên $MA = MC$.

Xét tam giác MBC:

\(BC < MB + MC\) (Trong một tam giác, tổng của hai cạnh luôn lớn hơn độ dài cạnh còn lại).

Ta có:

\(BC < MB + MC = MB + MA\). (1)

Ba điểm B, E, C thẳng hàng nên \(EB + EC = BC\). (2)

Thay (2) vào (1) ta được:

$BC < MB + MA\\EB + EC < MA + MB$

Mà $EA = EC$ nên \(EA + EB < MA + MB\).

Vậy bạn Nam nói đúng và khi đó để tổng khoảng cách từ hai xã đến chân cầu là nhỏ nhất thì E là vị trí của cây cầu.


Giải bài 4 trang 87 Toán 7 tập 2 CD

Cho \(\Delta ABC = \Delta MNP\). Gọi D, E lần lượt là trung điểm của BCCA; Q, R lần lượt là trung điểm của NP PM. Chứng minh:

a) AD = MQ;

b) DE = QR.

Bài giải:

a) Xét hai tam giác ABD và tam giác MNQ:

$AB = MQ$ (do \(\Delta ABC = \Delta MNP\)).

\(\widehat {ABD} = \widehat {MNQ}\) (\(\widehat {ABD} = \widehat {MNQ}\)).

BD = NQ (\(\dfrac{1}{2}BC = \dfrac{1}{2}NP\))

BC = NP (do \(\Delta ABC = \Delta MNP\)).

Vậy \(\Delta ABD = \Delta MNQ\) (c.g.c)

⇒  $AD = MQ$ (2 cạnh tương ứng)

b) Vì \(\Delta ABC = \Delta MNP\) nên $BC = NP$ (2 cạnh tương ứng).

Do đó: \(\dfrac{1}{2}BC = \dfrac{1}{2}NP\) hay $DC = QP$

Vì \(\Delta ABC = \Delta MNP\) nên $AC = MP$  (2 cạnh tương ứng).

Do đó: \(\dfrac{1}{2}AC = \dfrac{1}{2}MP\) hay $EC = RP$

Xét hai tam giác DEC và tam giác QRP:

$DC = QP$

\(\widehat {ECD} = \widehat {RPQ}\) (\(\Delta ABC = \Delta MNP\))

$EC = RP$

Vậy \(\Delta DEC = \Delta QRP\) (c.g.c)

⇒ $DE = QR$ ( 2 cạnh tương ứng).


Bài trước:

👉 Giải bài 1 2 3 4 trang 83 sgk Toán 7 tập 2 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 91 92 sgk Toán 7 tập 2 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 86 87 sgk Toán 7 tập 2 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com