Giải bài 19 20 21 22 23 24 25 26 trang 38 sgk Toán 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Hướng dẫn giải Bài Luyện tập chung trang 38 sgk Toán 7 tập 1 bộ Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. Nội dung bài Giải bài 19 20 21 22 23 24 25 26 trang 38 sgk Toán 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động, luyện tập, vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 7.


GIẢI BÀI TẬP LUYỆN TẬP CHUNG

Sau đây là phần Giải bài 19 20 21 22 23 24 25 26 trang 38 sgk Toán 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 2.19 trang 38 Toán 7 tập 1 KNTT

Cho bốn phân số: \(\dfrac{17}{80}; \dfrac{611}{125}; \dfrac{133}{91}; \dfrac{9}{8}\)

a) Phân số nào trong những phân số trên không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?

b) Cho biết \(\sqrt{2}=1,414213563…\), hãy so sánh phân số tìm được trong câu a) với \(\sqrt{2}\).

Bài giải:

a) ♦ Cách 1:

Thực hiện đặt phép chia ta có:

\(\dfrac{17}{80}=0,2125; \dfrac{611}{125}=4,888; \dfrac{133}{91}=1,(461538); \dfrac{9}{8}=1,125\)

Như vậy, trong những phân số trên, phân số không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn là: \(\dfrac{133}{91}\).

♦ Cách 2:

Vì các phân số trên đều tối giản và có mẫu dương.

Ta có: \(80=2^4.5; 125=5^3; 91=7.13; 8=2^3\) nên chỉ có 91 có ước nguyên tố khác 2,5 nên \(\dfrac{133}{91}\) không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

b) Ta có: \(\dfrac{133}{91} = 1,(461538) = 1,461538461538…..\)

Quan sát các chữ số ở các hàng tương ứng từ trái sang phải, vì $1= 1; 4 = 4; 1 < 6$ nên $1,414213562…< 1,461538461538….$.

Vậy \(\dfrac{133}{91}>\sqrt{2}\).


Giải bài 2.20 trang 38 Toán 7 tập 1 KNTT

a) Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn (dùng dấu ngoặc để chỉ rõ chu kì): \(\dfrac{1}{9};\dfrac{1}{99}\).

Em có nhận xét gì về kết quả nhận được?

b) Em hãy dự đoán dạng thập phân của \(\dfrac{1}{999}\)?

Bài giải:

a) Viết dạng thập phân vô hạn tuần hoàn: \(\dfrac{1}{9}; \dfrac{1}{99}\) là: \(\dfrac{1}{9}=0,(1); \dfrac{1}{99}=0,(01)\).

Nhận xét: Dạng thập phân vô hạn tuần hoàn của phân số có dạng \(\dfrac{1}{99…9}\) như sau:

\(\dfrac{1}{99…9}= 0,(0…001) \) (n chữ số 9); (\(n-1\) chữ số 0).

b) Dự đoán kết quả của \(\dfrac{1}{999}\):

Theo nhận xét ở câu a) ta có: \(\dfrac{1}{999}=0,(001)\)


Giải bài 2.21 trang 38 Toán 7 tập 1 KNTT

Viết \(\dfrac{5}{9}\) và \(\dfrac{5}{99}\) dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Bài giải:

Sử dụng kết quả Bài 2.20, ta được:

\(\dfrac{5}{9}=0,5555….=0,(5);\)

\(\dfrac{5}{99}= 0,050505…=0,(05)\).


Giải bài 2.22 trang 38 Toán 7 tập 1 KNTT

Nam vẽ một phần trục số trên vở ô li và đánh dấu ba điểm A, B,C như sau:

a) Hãy cho biết hai điểm A,B biểu diễn những số thập phân nào?

b) Làm tròn số thập phân được biểu diễn bởi điểm C với độ chính xác 0,05.

Bài giải:

Trong hình đã cho, đoạn thẳng đơn vị (từ 13 đến 14) được chia làm 2 đoạn bằng nhau, mỗi đoạn có độ dài bằng $\dfrac{1}{2} = 0,5$ đoạn đơn vị cũ.

Chia đoạn có độ dài $0,5$ thành $5$ đoạn bằng nhau, mỗi đoạn có độ dài bằng $\dfrac{0,5}{5} = 0.1$.

a) Điểm A nằm bên phải điểm 13 và cách điểm 13 một khoảng bằng 4 đoạn 0,1 nên điểm A biểu diễn số: $13 + 4.0,1 = 13,4$.

Điểm B nằm bên phải điểm 14 và cách điểm 14 một khoảng bằng 2 đoạn 0,1 nên điểm B biểu diễn số: $14 + 2.0,1 = 14,2$.

b) Giả sử điểm D là điểm nằm bên phải điểm 14 và cách điểm 14 một khoảng bằng 6 đoạn 0,1 (như hình vẽ) nên điểm D biểu diễn số: $14 + 6 . 0,1 = 14,6$.

Quan sát hình ta thấy điểm C nằm sau điểm 14 (nằm bên phải điểm 14) và nằm trước điểm D (nằm bên trái điểm D) với khoảng cách rất nhỏ. Do vậy ta làm tròn số thập phân được biểu diễn bởi điểm C với độ chính xác 0,05 (làm tròn đến hàng phần mười) sẽ có kết quả xấp xỉ số thập phân biểu diễn bởi điểm D là 14,6.

Vậy số thập phân được biểu diễn bởi điểm C xấp xỉ bằng $14,6$.


Giải bài 2.23 trang 38 Toán 7 tập 1 KNTT

Thay dấu “?” bằng chữ số thích hợp.

a) $−7,02 < −7,⍰(1)$;

b) $−15,3⍰021<−15,3819$.

Bài giải:

Ta thay dấu “?” bằng chữ số thích hợp như sau:

a) $−7,02 < −7,0(1)$;

Vậy $⍰ = 0$.

b) $−15,39021<−15,3819$.

Vậy $⍰ = 9$.


Giải bài 2.24 trang 38 Toán 7 tập 1 KNTT

So sánh:

a) 12,26 và 12,(24);

b) 31,3(5) và 29,9(8)

Bài giải:

a) Ta có: $12,(24) = 12,242424…$.

Đi từ trái sang phải, chữ số thập phân thứ 2 của 2 số khác nhau. Vì 6 > 4 nên $12,26 >12,(24)$.

b) Đi từ trái sang phải, chữ số ở hàng chục của 2 số khác nhau. 3 > 2 nên $31,3(5) > 29,9(8)$.


Giải bài 2.25 trang 38 Toán 7 tập 1 KNTT

Tính:

a) \(\sqrt{1}\);

b) \(\sqrt{1+2+1}\);

c) \(\sqrt{1+2+3+2+1}\).

Bài giải:

a) Ta có:

\(\sqrt{1}=1\)

b) Ta có:

\(\sqrt{1+2+1}=\sqrt{4}=2\)

c) Ta có:

\(\sqrt{1+2+3+2+1}=\sqrt{9}=3\)

Chú ý: Ta cần tính biểu thức dưới dấu căn rồi mới tính căn bậc hai số học.


Giải bài 2.26 trang 38 Toán 7 tập 1 KNTT

Tính:

a) \((\sqrt {3})^2\);

b) \((\sqrt {21})^2\).

Bài giải:

Theo định nghĩa căn bậc hai số học có:

a) \((\sqrt {3})^2=3\)

b) \((\sqrt {21})^2=21\)


Bài trước:

👉 Giải bài 13 14 15 16 17 18 trang 36 sgk Toán 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài tiếp theo:

👉 Giải bài 27 28 29 30 31 trang 39 sgk Toán 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 19 20 21 22 23 24 25 26 trang 38 sgk Toán 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com