Soạn bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn soạn BÀI 5: TỪNG BƯỚC HOÀN THIỆN BẢN THÂN. Nội dung bài Soạn bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


VĂN BẢN 1

CHÚNG TA CÓ THỂ ĐỌC NHANH HƠN?

Nội dung chính:

Văn bản giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động đọc để giúp chúng ta có thể đọc nhanh hơn.


Chuẩn bị đọc

Câu 1 trang 98 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST

Theo em, trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép, …có cần đến quy tắc, luật lệ không? Vì sao?

Trả lời:

Trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép… cần phải có quy tắc, luật lệ. Vì khi đọc sách theo quy tắc, luật lệ sẽ giúp việc đọc sách, ghi chép hiệu quả hơn vì mọi việc logic, khoa học, sự tiếp thu được nhiều kiến thức nhanh hơn.


Câu 2 trang 98 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST

Khi đọc một văn bản, em thường đọc thành tiếng hay đọc thầm và em đã bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình chưa? Chia sẻ với các bạn thân cùng nhóm.

Trả lời:

Khi đọc một văn bản, em thường đọc thầm.

Em vẫn chưa bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình. Đọc thầm khiến tốc độ đọc của em nhanh hơn nhưng lại khiến cho sự cảm nhận có phần kém đi, phải đọc đến lần thứ 2, thứ 3 mới có thể hiểu được ý nghĩa văn bản.

Hoặc:

Em thường đọc thầm và em vẫn chưa hoàn toàn bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình. Bởi khi đọc thầm thì ta sẽ nghe thấy các từ được phát âm lên trong trí óc mình nhưng điều này sẽ làm giảm tốc độ đọc sách rất nhiều.


Trải nghiệm cùng văn bản

1. Theo dõi trang 99 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST

Xem hình minh họa 1 và 2: đối chiếu các đường nét, chi tiết trong hình với lời văn trong mục 2.


2. Theo dõi trang 99 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST

Xem hình minh họa 3: đối chiếu các tầm mắt đọc “chụp” từng chữ một với tầm mắt đọc “chụp” đồng thời 5 – 7 chữ.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 101 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST

Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giới thiệu về một quy tắc trong hoạt động?

Trả lời:

Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giới thiệu về một quy tắc trong hoạt động vì trong văn bản có:

– Các bước hướng dẫn rõ ràng, có hình ảnh minh họa cụ thể.

– Giới thiệu những mẹo đọc liên quan đến hoạt động học tập.

– Cung cấp thông tin bổ ích và được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.

Mục đích văn bản: Hướng dẫn cách làm quen với cách đọc sách nhanh và hiệu quả hơn những cách thông thường.


Câu 2 trang 101 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST

Xác định thông tin cơ bản của văn bản trên. Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản.

Trả lời:

– Thông tin cơ bản: hướng dẫn cách đọc văn bản nhanh và nắm thông tin hiệu quả.

– Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản:

+ Đặc điểm văn bản: dễ hiểu, ngắn gọn, nội dung được chia thành nhiều phần với đề mục cụ thể, kèm ảnh minh họa để làm rõ vấn đề.

+ Mục đích viết văn bản: giúp học sinh đọc được nhanh và hiệu quả hơn.

⇒ Cách trình bày có sự gần gũi, phối hợp chặt chẽ, gần gũi với nhau để làm rõ mục đích.


Câu 3 trang 101 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST

Với các mục 1, 2, 3 nếu không có hình minh họa thì có thể đọc hiểu sẽ gặp khó khăn. Vì sao?

Với các mục 4, 5, 6 nếu không có hình minh họa thì có thể đọc hiểu vẫn thuận lợi. Vì sao?

Trả lời:

– Với các mục 1, 2, 3: Phần này hướng dẫn cách đọc văn bản nhanh theo các cách như sử dụng bút chì làm vật dẫn đường, tìm kiếm ý chính và từ khóa,  mở rộng tầm mắt để đọc cả cụm 5 – 7 chữ.

Cách đọc nên có hình ảnh minh họa để học sinh mới nhanh chóng làm theo. Hướng dẫn mà chỉ bằng từ ngữ sẽ cảm thấy khó hiểu, mơ hồ.

– Với các mục 4, 5, 6: việc tiếp nhận vẫn thuận lợi dù không có ảnh minh họa. Vì phần này hướng dẫn cách đọc quen thuộc và dễ hình dung đối với học sinh, nó hướng chủ yếu đến thực hành hơn là lý thuyết. Học sinh sẽ dễ hình dung mà không cần đến hình ảnh minh họa.


Câu 4 trang 101 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST

Chỉ ra cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo. Mục Tài liệu tham khảo ở cuối văn bản gồm mấy đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị tài liệu có những loại thông tin nào? Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng gì?

Trả lời:

– Cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo:

+ Trên văn bản: “1 Nhan đề văn bản do nhóm biên soạn đặt”; “ 1 Cần phân biệt: “đọc bằng mắt” và “đọc thầm”. Đọc thầm là nhìn vào văn bản, miệng vẫn lẩm bẩm theo từng chưa; đọc bằng mắt là “đọc bằng giọng đọc bên trong” tức “đọc bằng não”.

+ Tài liệu tham khảo: “ 1 Trong sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, ở mục Tham khảo, trang 276, tác giả A-đam Khu đưa ra một danh mục gồm 22 tài liệu tham khảo. Người biên soạn chỉ trích ra 6 trong số 22 tài liệu ấy.”

– Mục Tài liệu tham khảo (trích) ở cuối văn bản gồm 6 đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị có thông tin về tên tác giả, tên văn bản gốc, nơi xuất bản và năm sáng tác.

– Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng ghi nguồn được tham khảo để viết văn bản.

Hoặc:

– Về cước chú:

+ Cước chú 1 trang 100 giải thích sự khác nhau giữa “đọc bằng mắt” và “đọc thầm”

+ Cước chú 1 trang 101 giải thích sự khác nhau giữa số lượng đơn vị tham khảo trong văn bản gốc của tác giả và văn bản sử dụng trong sách giáo khoa

– Về tài liệu tham khảo:

TT Tên tác giả Tên tài liệu Nơi xuất bản Năm xuất bản
1 Ban-lơ (Bandler), R. Cấu trúc của ma thuật II (The structure of magic II) California: Meta Publication 1975
2 Ban-lơ (Bandler), R. Thời gian cho một thay đổi (Time for a change) California: Meta Publication 1993
3 Bu-gian (Buzan), T. Sử dụng trí nhớ của bạn (Use your memory) London: BBC 1989
4 Bu-gian (Buzan), T. Sách bản đồ tư duy (The mind map book) London: BBC 1993
5 Rô-sờ (Rose), C., and Nicoll, M.J. Tăng tốc học hỏi cho thế kỉ XXI (Accelerated learning for the 21st century) New York: Dell Publishing 1984
6 Sôn (Shone), S. Hình dung sáng tạo (Creative visualisation) London: The Aquarian Press 1984

Tác dụng: bảo đảm quy cách khi viết và tăng độ tin cậy của các thông tin trong văn bản, đồng thời tạo cơ hội cho người đọc tra cứu tìm hiểu thêm khi có nhu cầu.


Câu 5 trang 101 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST

 Sau khi đọc văn bản trên, em thấy bản thân có thể luyện tập để đạt tốc độ đọc nhanh hơn không?

Trả lời:

Sau khi đọc văn bản trên, em thấy bản thân có thể luyện tập để đạt tốc độ đọc nhanh hơn vì em đã được hướng dẫn cách thức để cải thiện tốc độ đọc của mình.


Bài trước:

👉 Soạn bài ÔN TẬP Bài 4 trang 95 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com