Nội Dung
Hướng dẫn soạn Bài 2. KHÚC NHẠC TÂM HỒN. Nội dung bài Soạn bài Đồng dao mùa xuân sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
VĂN BẢN 1
TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1 trang 39 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT
Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là gì? Em biết những bài thơ bốn chữ nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ.
Trả lời:
– Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, em nghĩ ngay đến những bài thơ làm theo thể 4 chữ, ngắn gọn và giàu ý nghĩa.
– Một số bài thơ 4 chữ đã học: Đôi que đan, Sắc màu em yêu.
– Ấn tượng với bài thơ “Sắc màu em yêu”: Bài thơ đã mở ra trước mắt em những hình ảnh đẹp đẽ của quê hương, đất nước, con người, bồi đắp thêm cho em tình yêu quê hương và khiến em nhớ mãi.
Hoặc:
– Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là những bài thơ có những câu thơ bốn chữ, ngắn gọn giàu ý nghĩa.
– Em biết một số bài thơ bốn chữ: Lượm – Tố Hữu, Mẹ – Đỗ Trung Lai, Sắc màu em yêu – Phạm Đình Ân,…
– Cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ: Bài thơ Mẹ của tác giả Đỗ Trung Lai viết về cảm xúc của người con khi chúng kiến người mẹ của mình già đi theo năm tháng đó là sự xót thương. Khi đọc xong bài thơ em cũng cảm thấy yêu mẹ mình hơn, và hơn cần chăm ngoan hơn nữa để mẹ không phiền lòng.
Câu 2 trang 40 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT
Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ.
Trả lời:
– Những anh bộ đội xuất hiện với nụ cười rám nắng, thân hình khỏe mạnh và mang tác phong nghiêm trang của người lính cụ Hồ.
– Hình ảnh anh bộ đội đã khiến em cảm thấy yêu hơn đất nước nhỏ bé của mình và cũng trân trọng biết bao tình quân nhân trong gian khó, hiểm nguy.
Hoặc:
Cảm nhận của em về một anh bộ đội em đã gặp: đó là sự kính trọng, yêu mến các anh vì các anh đã ngày ngày giữ gìn sự bình yên cho mình.
ĐỌC VĂN BẢN
Đồng dao mùa xuân
Theo dõi trang 40 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT
Số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ.
Trả lời:
– Số tiếng: 4 tiếng.
– Gieo vần: vần cách (yêu – diều)
– Nhịp thơ: nhịp 2/2; 1/3 tùy theo từng câu.
Hình dung trang 40 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT
Hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa”.
Trả lời:
Hình ảnh người lính trong “Những năm máu lửa”: là những người thanh niên yêu nước, chưa từng được yêu, chưa uống cà phê và vẫn còn những thú vui con nít đó là mê thả diều nhưng sẵn sang lên đường bảo vệ tổ quốc.
Hình dung trang 40 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT
Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả.
Trả lời:
Người lính đã ở lại mãi nơi chiến trường, hóa thành “ngọn lửa” để mãi sáng nơi núi rừng hoang vu. Anh vẫn lặng lẽ, ngồi lại một mình, gửi tuổi xuân bên màu hoa đại ngàn theo những chặng đường đi lên của đất nước.
Hoặc:
Hình ảnh người lính trong “Những năm máu lửa”: là những người thanh niên yêu nước, chưa từng được yêu, chưa uống cà phê và vẫn còn những thú vui con nít đó là mê thả diều nhưng sẵn sang lên đường bảo vệ tổ quốc.
SAU KHI ĐỌC
Nội dung chính:
Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diền nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho đất nước.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1 trang 41 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT
Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu tác dụng của cách chia đó?
Trả lời:
Cách chia khổ của bài thơ đặc biệt ở chỗ:
– Bài thơ được thành chín khổ. Hầu hết các khổ đều có bốn dòng tuy nhiên có hai khổ khác biệt với các khổ còn lại
– Cách chia phù hợp với nội dung và ý nghĩa bài thơ:
+ Khổ đầu tiên giới thiệu ngắn gọn hình ảnh và xuất thân người lính.
+ Khổ thơ thứ hai chỉ có hai câu lắng đọng như một nốt trầm khi giới thiệu rằng người lính không trở về nữa.
+ Những khổ thơ tiếp theo tái hiện đầy đủ những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận.
Câu 2 trang 41 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT
Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.
Trả lời:
– Số tiếng: mỗi dòng có 4 tiếng.
– Cách gieo vần: vần chân.
– Nhịp thơ: nhịp 2/2; 1/3 tùy theo từng câu.
Câu 3 trang 41 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT
Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?
Trả lời:
Bài thơ là câu chuyện kể về cuộc đời người lính từ lúc vào chiến trường cho đến khi hi sinh:
– Người lính ấy tham gia chiến đấu vào những năm đất nước đang sôi sục những cuộc chiến.
– Khi hòa bình trở lại trên đất nước thân yêu, anh lại không thể nào trở về quê hương được nữa.
– Anh đã anh dũng hy sinh trong một trận đánh.
Câu 4 trang 41 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT
Hãy tìm những chi tiết khắc hoạ hình ảnh người lính. Qua các chi tiết đó, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?
Trả lời:
– Chi tiết khắc họa người lính: Chưa một lần yêu; Mê thả diều; Nụ cười hiền lành; Mắt trong như suối biếc; Vai đầy núi non.
– Hình ảnh người lính hiện lên với các đặc điểm:
+ Hồn nhiên, trong sáng: chưa từng yêu, còn mê thả diều.
+ Hiền lành, nhân hậu: cái cười hiền lành.
+ Anh hùng, sống lý tưởng: hình ảnh “mắt trong”, “vai đầy núi non” thể hiện lòng quyết tâm, phẩm chất anh hùng và lí tưởng sống vì đất nước, vì quê hương của người lính.
Câu 5 trang 41 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT
Nêu cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ.
Trả lời:
– Tình cảm đồng đội: Là sự đùm bọc, gắn bó của những người lính bên nhau giữa mưa bom, lửa đạn. Là sự sẻ chia khi cùng sát cánh chiến đấu, là sự tiếc nuối, bâng khuâng và vẫn dõi theo bạn bè khi lỡ hi sinh, tử trận → Đó là những tình cảm cao đẹp của người lính cụ Hồ trong chiến đấu.
– Tình cảm của nhân dân: không thể hiện trực tiếp mà thể hiện gián tiếp qua những dòng thơ đầy giá trị cảm xúc → Chính tình cảm yêu mến, trân trọng của nhân dân đã khắc họa lên chân dung người lính đẹp đẽ và thơ mộng như vậy.
Câu 6 trang 41 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT
Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
– Đồng dao: là thơ ca dân gian truyền miệng dùng để hát khi đi làm đồng, làm ruộng.
– Mùa xuân: là mùa đầu tiên của năm, gợi lên những cảm nhận tươi đẹp và sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, vạn vật
→ Nhan đề có ý nghĩa gợi lên khúc hát quen thuộc về sức sống diệu kì của con người, của vạn vật trước sự biến chuyển của thời gian.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ
Bài tham khảo 1:
Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là những người lính trẻ rất hồn nhiên. Các anh vẫn chưa một lần yêu, vẫn còn mê thả diều. Thế nhưng họ đã không tiếc sức trẻ để bảo vệ sự toàn vẹn cho tổ quốc. Các anh đã nằm lại nơi núi rừng để bảo vệ sự bình yên cho đất nước ngày hôm nay. Các anh chính là mùa xuân vĩnh hằng của đất nước.
Bài tham khảo 2:
Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.
Bài tham khảo 3:
Đề tài người lính là một trong những đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài đó bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Trong bài thơ, những người lính hiện lên giản dị, mộc mạc, chất phác “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều” nhưng cũng hết sức anh dũng kiên cường “anh thành ngọn lửa”. Trong gian lao, thử thách, tình đồng chí đồng đội càng gắn bó, đoàn kết và yêu thương nhau “bạn bè mang theo”. Chiến trường khốc liệt là thế, gian khổ là thế “bom nổ/ khói đen rừng chiều”, “làn da sốt rét” nhưng các chiến sĩ vẫn lạc quan, yêu đời “cười hiền lành”. Qua đó người đọc thấy được tình cảm của tác giả cũng như tình cảm của người dân với thế hệ cha anh đã hi sinh bảo vệ Tổ Quốc. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi sống trong lòng người dân Việt.
Bài trước:
👉 Soạn bài Ngôi nhà trên cây sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức
Bài tiếp theo:
👉 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức
Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Đồng dao mùa xuân sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“