Soạn bài Nhật trình Sol 6 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Hướng dẫn soạn Bài 3. Truyện khoa học viễn tưởng. Nội dung bài Soạn bài Nhật trình Sol 6 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

Nhật trình Sol 6

Nội dung chính:

Truyện viết về sự kiện đoàn phi hành gia tàu Hơ-mét gặp một trận bão và Mác Oát-ni suýt mất mạng, anh phải chống chọi với vết thương và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót.

– Văn bản như một câu hỏi gợi mở: nếu có người mắc kẹt trên Sao Hỏa, liệu chúng ta có đưa anh ta quay về Trái Đất an toàn được không?

– Ca ngợi sự bình tĩnh, thông minh của nhà phi hành gia Mác Oát – ni trước những sự cố bất ngờ.


1. Chuẩn bị

Câu hỏi trang 70 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Đọc trước văn bản Nhật trình Sol 6 và tìm hiểu thêm về tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Người về từ Sao Hoả và thông tin về tác giả En-đi Uya.

Trả lời:

– Tác phẩm:

+ Xuất xứ: 2015

+ Tóm tắt: Người về từ Sao Hỏa kể về Mác Oát-ni, một phi hành gia trên Sao Hỏa. Trong một trận bão, đồng đội để lạc mất anh. Vì tưởng anh đã chết, họ rời đi mà không có anh. Bất ngờ thay, Oát-ni vẫn xoay xở sống sót được sau trận bão đó. Vấn đề là bây giờ anh không còn tàu mà về nữa. Phải rất lâu sau mới có chuyến tàu khác lên đây, trong khi anh thì không có cách nào liên hệ với Trái Đất hay con tàu vừa rời đi, không có nhu yếu phẩm, và nguồn oxi thì đang cạn dần. Truyện xoay quanh hành trình sinh tồn của Oát-ni và những nỗ lực của NASA trong việc đưa anh về lại Trái Đất

– Tác giả: Andy Weir (16/6/1972), sinh ra tại bang California, Mỹ. Vốn là một lập trình viên máy tính nhưng với niềm đam mê khoa học vũ trụ, ông đã quyết định viết tác phẩm Người trở về từ sao Hỏa (tựa gốc: The Martian).


2. Đọc hiểu

Câu hỏi trang 71 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Phần (1) kể về việc gì?

Trả lời:

Phần (1) kể về sự cố bão cát mà Mác Óat-ni gặp phải và sự may mắn khi thoát chết của Mác Óat-ni.


Câu hỏi trang 71 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Tại sao chiếc MAV được coi là quan trọng nhất?

Trả lời:

Chiếc MAV được coi là quan trọng nhất vì nó là thứ duy nhất có thể cứu sống mọi người. Đó là một con tàu không gian, cái mà có thể giúp mọi người tránh bão cát và sống sót.


Câu hỏi trang 72 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Vì sao nhân vật “tôi” bị thương?

Trả lời:

Nhân vật “tôi” bị thương vì bị một trong những chiếc ăng-ten dài mỏng bay thẳng đâm vào người.


Câu hỏi trang 73 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Dụng cụ nào đã giúp cho nhân vật “tôi” vượt qua được tai nạn?

Trả lời:

Dụng cụ giúp nhân vật tôi vượt qua được tai nạn là bộ đồ du hành với hệ thống cân bằng khí oxi.


Câu hỏi trang 73 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Điều gì khiến “tôi vui mừng khôn tả” và điều gì khiến “tôi buồn tha thiết”? Vì sao?

Trả lời:

Điều gì khiến “tôi vui mừng khôn tả” và điều gì khiến “tôi buồn tha thiết” đó là căn Háp vẫn nguyên vẹn và chiếc MAV đã đi rồi. Vì chỗ trú ẩn vẫn còn nhưng phương tiện để quay về thì biến mất.

Hoặc:

Điều khiến “tôi vui mừng khôn tả” và “tôi buồn da diết” là: Căn Háp vẫn nguyên vẹn và chiếc MAV đã đi rồi. Vì căn Háp ở lại giúp nhân vật “tôi” có thêm thời gian sống còn chiếc MAV đã đi, nhân vật “tôi” không thể trở về Trái Đất.


Câu hỏi trang 74 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nhân vật “tôi” lâm vào tình cảnh như thế nào?

Trả lời:

Nhân vật “tôi” lâm vào tình cảnh tuyệt vọng bởi không có MAV, anh sẽ không thể trở về Trái Đất, căn Háp vẫn còn nhưng mọi vật dụng thiết yếu chỉ đủ dùng trong vòng một tháng.


Câu hỏi trang 74 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Câu kết thể hiện tâm trạng gì của nhân vật “tôi”?

Trả lời:

Câu kết thể hiện tâm trạng tuyệt vọng tột cùng của nhân vật “tôi”. Bởi khi anh nhìn nhận ra vấn đề, anh cảm thấy sớm muộn gì anh cũng sẽ chết. Điều đó khiến anh tuyệt vọng, chán nản và chẳng còn tha thiết gì.


TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 75 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Truyện viết về sự kiện gì? Vì sao truyện này có tính chất “viễn tưởng”?

Trả lời:

– Truyện viết về sự cố xảy ra với đội phi hành gia của Mác Óat-ni và vì một vài nguyên nhân anh đã bị bỏ lại ở sao Hỏa.

– Tính chất “viễn tưởng” được thể hiện ở bộ đồ du hành với hệ thống cân bằng khí tinh xuất sắc và căn Háp đầy đủ, tiện nghi đủ để sống trong 31 ngày.


Câu 2 trang 75 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Liệt kê các số từ có trong phần (1) của văn bản Nhật trình Sol 6. Việc tác giả sử dụng nhiều số từ như vậy có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Số từ trong phần (1): một, rưỡi, sáu, đôi

Việc tác giả sử dụng nhiều số từ như vậy có ý nghĩa xác định số lượng của các sự vật được nhắc đến trong văn bản.

Hoặc:

Số từ: một, 150 km/h, 175km/h, một, một, một…

Tác giả sử dụng nhiều số từ như vậy có ý nghĩa biểu thị số lượng của sự vật xuất hiện trong tình huống. Qua đó làm nổi bật sự nguy hiểm, khó khăn mà Mác Óat-ni phải đối mặt.


Câu 3 trang 75 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Em có nhận xét gì về nhân vật “tôi” trong đoạn trích?

Trả lời:

Nhân vật “tôi” trong đoạn trích có thể coi là một người tài giỏi từ kiến thức lý thuyết cho đến kiến thức thực hành. Dù ở trong hoàn cảnh éo le, anh vẫn rất bình tĩnh, xem xét và nhìn nhận vấn đề của mình.

Hoặc:

Nhân vật “tôi” là một nhân vật có ý chí sống cao, dù trong hoàn cảnh éo le tuyệt vọng nhưng vẫn cố gắng tìm cách để giúp bản thân vượt qua.


Câu 4 trang 75 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Những chi tiết nào trong văn bản Nhật trình Sol 6 thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ?

Trả lời:

Những chi tiết đó là:

– Phi vụ bay được thiết kế để chịu được cơn bão cát với sức gió 150km/h.

– Đĩa liên lạc dùng để gửi tín hiệu từ căn Háp đến Hơ-mét.

Hoặc:

Những chi tiết trong văn bản Nhật trình Sol 6 thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ:

– Bộ du hành với hệ thống cân bằng khí xuất sắc.

– Căn Háp đầy đủ những đồ dùng cần thiết.

– Thiết bị liên lạc.


Câu 5 trang 75 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Giả sử ở trong hoàn cảnh của nhân vật “tôi”, em sẽ có suy nghĩ và hành động như thế nào?

Trả lời:

Giả sử ở trong hoàn cảnh của nhân vật “tôi”, em sẽ rất sợ hãi và lo lắng. Có thể em sẽ mất một khoảng thời gian khủng hoảng vì cho rằng mình tàn đời rồi. Sau đó em sẽ cố gắng tìm mọi cách để có thể duy trì sự sống, sửa chữa máy móc để có thể bắt tín hiệu và liên lạc với trái đất mong sớm được trở về.

Hoặc:

Nếu trong hoàn cảnh của nhân vật “tôi”, có lẽ em cũng sẽ cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn và tuyệt vọng. Em sẽ tự đặt ra câu hỏi cho mình: “Mình nên làm gì đây?”, “Mình sẽ chết, nhanh thôi…”, “Bắt đầu làm gì đây hay là không làm gì hết…”… Có lẽ em sẽ lựa chọn sống tiếp, cho đến ngày cuối cùng trong căn Háp với đầy đủ vật liệu cần thiết trong 31 ngày. Trong những ngày đó, em sẽ hy vọng vào phép màu, kì vọng rằng mọi người sẽ quay lại và cứu mình. Đó sẽ là động lực giúp em cố gắng sống tiếp.


Bài trước:

👉 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 69 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Nhật trình Sol 6 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com