Soạn bài Ôn tập cuối học kì II sgk Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn soạn BÀI ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II. Nội dung bài Soạn bài Ôn tập cuối học kì II sgk Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

ĐỌC VÀ TIẾNG VIỆT

Câu 1 trang 113 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Chọn tên văn bản ở cột A phù hợp với thể loại tương ứng ở cột B (làm vào vở).

A
(Văn bản)
B
(Thể loại)
1. Đợi mẹ (Vũ quần phương) a. Truyện khoa học viễn tưởng
2. Những kinh nghiệm dân gian về lao động, sản xuất. b. Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống.
3. Trò chơi cướp cờ (Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy) c. Văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.
4. Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) d. Tục ngữ
5. Dòng “Sông Đen” (Giuyn Véc-nơ) đ. Thơ trữ tình

Trả lời:

Ta nối như sau:

1 – đ; 2 – d; 3 – c; 4 – b; 5 – a.


Câu 2 trang 113 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Dựa vào bảng sau, tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản theo các thể loại cụ thể (làm vào vở):

STT Thể loại Những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu
1 Thơ trữ tình
2 Tục ngữ
3 Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.
4 Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
5 Truyện khoa học viễn tưởng.

Trả lời:

STT Thể loại Những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu
1 Thơ trữ tình – Hiểu được tâm trạng của nhân vật trữ tình.
– Tìm được những từ ngữ, hình ảnh nổi bật.
– Xác định được vần, nhịp của bài thơ và xem nó có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề bài thơ.
– Xác định các biện pháp tu từ bổ trợ.
2 Tục ngữ – Nhận biết được yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần, vế.
– Nhận biết được đặc điểm, chức năng của tục ngữ.
– Nội dung, ý nghĩa, kinh nghiệm tục ngữ muốn truyền đạt.
3 Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. – Nhận biết được đặc điểm văn bản.
– Cần nắm rõ các bước trong một văn bản thông tin.
4 Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống. – Chú ý các lí lẽ, bằng chứng trong bài văn nghị luận.
– Rút ra được bài học, kinh nghiệm trong đời sống.
5 Truyện khoa học viễn tưởng. – Nhận biết được yếu tố của truyện: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, không gian thời gian.
– Tóm tắt được nội dung chính văn bản.
– Tìm hiểu được các nhân vật qua: suy nghĩ, hành động, cử chỉ, lời nói.

Câu 3 trang 113 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

a. Dựa vào bảng sau, hãy nêu tên các văn bản ở phần Đọc mở rộng theo thể loại trong học kì II theo đúng các thể loại (làm vào vở):

Bài học Thể loại Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng (Học kì II)
6 Văn bản nghị luận
7 Văn bản thuộc thể loại khác
8 Văn thông tin
9 Truyện (bao gồm truyện khoa viễn tưởng)
10 Thơ trữ tình

b. Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê các văn bản đọc mở rộng ở học kì II theo yêu cầu của giáo viên và nêu ít nhất hai bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc mà em đã thu nhận được qua việc đọc các văn bản ấy.

Bài học Văn bản đọc mở rộng (Học kì II) Bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc thu nhận được từ việc đọc mở rộng
6
7
8
9
10

Trả lời:

a. Các văn bản ở phần Đọc mở rộng theo thể loại trong học kì II theo đúng các thể loại:

Bài học Thể loại Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng (Học kì II)
6 Văn bản nghị luận Đừng từ bỏ cố gắng (Theo Trần Thị Cẩm Quyên)
7 Văn bản thuộc thể loại khác Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
8 Văn thông tin Kéo co (Trần Thị Ly)
9 Truyện (bao gồm truyện khoa viễn tưởng) Một ngày của Ích-chi-an (A-léc-xăng-đơ Rô-măng-nô-vich Bi-lây)
10 Thơ trữ tình Mẹ (Đỗ Trung Lai)

b. Các văn bản đọc mở rộng ở học kì II và hai bài học kinh nghiệm:

Bài học Văn bản đọc mở rộng (Học kì II) Bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc thu nhận được từ việc đọc mở rộng
6 Đừng từ bỏ cố gắng (Theo Trần Thị Cẩm Quyên) – Đọc mở rộng dựa vào kĩ năng đọc ở những văn bản chính và văn bản kết nối theo chủ điểm.
– Đọc mở rộng giúp ta củng cố và hiểu sâu hơn về kiến thức đã học.


Hoặc:

– Giúp em mở rộng thêm vốn kiến thức của bản thân mình về mọi lĩnh vực của đời sống.

– Dạy em nhiều bài học bổ ích để áp dụng trong cuộc sống đời thường.

7 Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
8 Kéo co (Trần Thị Ly)
9 Một ngày của Ích-chi-an (A-léc-xăng-đơ Rô-măng-nô-vich Bi-lây)
10 Mẹ (Đỗ Trung Lai)

Câu 4 trang 114 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Đọc đoạn thơ sau:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

(Tế Hanh, Quê hương)

a. Nhận xét cách gieo vần và ngắt nhịp của đoạn thơ.

b. Xác định cảm xúc của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ.

c. Nêu một nét độc đáo về biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

Trả lời:

a. Cách gieo vần và ngắt nhịp của đoạn thơ.

– Gieo vần liền: sông – hồng; cá – mã; giang – làng.

– Ngắt nhịp: 3/5 hoặc 3/2/3

⇒ Ngắt nhịp linh hoạt, tạo tiết tấu cho câu thơ.

b. Cảm xúc của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ: Cảm xúc yêu mến, tự hào về quê hương và cảnh đánh bắt nơi đây.

c. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

– Biện pháp tu từ: So sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”.

– Tác dụng: So sánh chiếc thuyền hăng như một con ngựa đẹp và khỏe. Nhấn mạnh vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi. Khí thế dũng mãnh của con thuyền, hiên ngang, dũng mãnh và đầy nhiệt huyết.


Câu 5 trang 114 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Đặc điểm về mục đích của văn bản Tự học – một thú vui bổ ích (Nguyễn Hiến Lê) và Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) là gì? Để đạt được mục đích, các tác giả ấy đã sử dụng kiểu văn bản có đặc điểm gì?

Trả lời:

– Đặc điểm về mục đích của văn bản Tự học – một thú vui bổ ích (Nguyễn Hiến Lê) và Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) là: Thuyết phục người đọc về một vấn đề trong đời sống xã hội.

– Để đạt được mục đích, các tác giả ấy đã sử dụng kiểu văn bản có đặc điểm:

+ Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.

+ Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe.

+ Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.


Câu 6 trang 115 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Chỉ ra đặc điểm của tục ngữ được thể hiện qua các câu sau:

a. Cái răng, cái tóc là góc con người.

b. Đói cho sạch, rách cho thơm.

c. Một mặt người bằng mười mặt của.

Trả lời:

a. Cái răng, cái tóc là góc con người.

– Nội dung: Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, đưa ra quan niệm về vẻ đẹp của con người.

– Câu tục ngữ ngắn gọn: 8 chữ.

– Có nhịp điệu, hình ảnh.

– Gieo vần cách: tóc – góc.

b. Đói cho sạch, rách cho thơm.

– Nội dung: Bài học kinh nghiệm, khuyên răn con người cần giữ gìn nhân phẩm và đạo đức của mình.

– Câu tục ngữ ngắn gọn: 6 chữ.

– Gieo vần sát: sạch – rách.

– Có hai vế đối xứng nhau.

c. Một mặt người bằng mười mặt của.

– Nội dung:  Đề cao giá trị con người – Con người là quý nhất, quý hơn mọi thứ của cải.

– Câu tục ngữ ngắn gọn: 7 chữ.

– Gieo vần cách: người – mười

– Có nhịp điệu, hình ảnh.

– Có hai vế đối xứng nhau.

Hoặc:

a. Chỉ vẻ đẹp của con người. Răng tóc là bộ phận quan trọng của con người, nhìn vào răng tóc có thể đánh giá được nhan sắc, thậm chí cả tính cách nữa.

b. Ý chỉ về ý nghĩa sâu sắc: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp.

c. Ý chỉ câu tục ngữ khuyên mọi người sóng phải trọng danh dự, hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để tiền bạc che mờ mắt.


Câu 7 trang 115 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Trò chơi cướp cờ và Cách gọt hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động? Để đạt được mục đích, hai văn bản ấy đã sử dụng cách triển khai thông tin như thế nào?

Trả lời:

– Những dấu hiệu giúp em nhận biết Trò chơi cướp cờCách gọt hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là:

+ Có phần giới thiệu mục đích, quy trình thực hiện trò chơi hay hoạt động.

+ Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động.

+ Trình bày các bước cần thực hiện.

– Để đạt được mục đích, hai văn bản ấy đã sử dụng cách triển khai thông tin: Triển khai theo trật tự thời gian.


Câu 8 trang 115 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Chỉ ra những dấu hiệu của truyện khoa học viễn tưởng (đề tài, cốt truyện, tình huống, nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian) được thể hiện qua văn bản Dòng “Sông Đen” (Giuyn Véc-nơ) và Xưởng Sô-cô-la (Rô-a Đan).

Trả lời:

Dòng “Sông Đen” Xưởng Sô-cô-la
Đề tài khám phá đại dương. Các phát minh khoa học, công nghệ: xưởng sản xuất so-co-la.
Cốt truyện Kể về hành trình khám phá đại dương và phát hiện ra nhiều điều kì thú. Hành trình khám phá xưởng sô-cô-la, biết được nhiều loại kẹo và gặp được những công nhân tí hon.
Tình huống Hành trình trong những ngày đầu dưới biển trên con tàu Nau-ti-lux. vào tình huống vô cùng bất ngờ, thú vị và chứa đựng nhiều điều diệu kì: hành trình khám phá xưởng Sô-cô-la.
Nhân vật Giáo sư A-rô- nắc- người nghiên cứ về sinh vật học; cộng sự Công-xây và thợ săn cá voi Nét Len. Ông Quơn-cơ; Sác-li.
Sự kiện Trải nghiệm cuộc sống kì thú xuống lòng đại dương Khám phá xưởng sô-cô-la.
Không gian Đáy biển, lòng đại dương.

 

Nhà máy sô-cô-la.
Thời gian Mang tính giả định. Mang tính giả định.

Hoặc:

Những dấu hiệu của truyện khoa học viễn tưởng:

– Cốt truyện thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.

– Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt trong thế giới giả tưởng.

– Các sự kiện trong bài có liên kết với nhau về một chủ đề không? Có thể trộn lẫn giữa thực tại và giả tưởng.

– Truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ.


Câu 9 trang 115 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

So sánh các trường hợp đây và lí giải sự khác biệt về ý nghĩa của chúng:

a. (1) Bài văn này dở quá!
(2) Bài văn này không được hay lắm!

b. (1) Anh ấy chạy rất nhanh. Chạy một trăm mét mà chỉ mất gần mười giây.
(2) Anh ấy chạy nhanh như tên bay. Chạy mất trăm mét mà chỉ mất gần mười giây.

Xác định và nêu chức năng các số từ có trong câu b.

Trả lời:

a. Trong câu (1) người viết chê một cách thẳng thắn, không giấu giếm.

Câu (2) cũng với ý chê nhưng đã sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh để khiến cho người nghe không cảm thấy khó chịu, gây mất thiện cảm.

b. Trong câu (1) chỉ đơn thuần kể lại việc anh ấy chạy nhanh.

Câu (2) dùng biện pháp so sánh, tô đậm thêm về sức mạnh của người được nhắc đến trong câu.

– Số từ trong câu là: một trăm, mười.

– Chức năng: Bổ sung ý nghĩa về số lượng và thời gian.


Câu 10 trang 115 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu sau:

(1) Tôi giụi mắt bỏ ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. (2) Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chớm dựng đầu răng nhọn đã ứng lên màu mây hồng phơn phớt. (3) Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. (4) Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên chi hồ điệp.

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

a. Hãy xác định các phép liên kết có trong đoạn trích trên.

b. So sánh cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ.

(1) Từ chỗ vệt rừng đó, chim cất cánh tua tủa bay lên.
(2) Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.

c. Việc sử dụng thành ngữ “liên chi hồ điệp” trong câu cuối có tác dụng gì?

d. Xác định nghĩa của từ “tua tủa” trong đoạn trích trên. Nghĩa của từ “tua tủa” trong ngữ cảnh này có gì giống và khác nghĩa trong từ điển? Hãy tìm các ngữ cảnh khác có từ “tua tủa”.

Trả lời:

a. Các phép liên kết trong đoạn trích:

– Phép lặp: “vệt rừng đen”, “chim”

– Phép liên tưởng: hình ảnh dòng sông, quang cảnh đàn chim.

b. So sánh cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ:

(1) Từ chỗ vệt rừng đó chim cất cánh tua tủa bay lên
Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ

→ Câu đơn bình thường, kể về sự việc chim cất cánh từ vệt rừng.

(2) Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó chim chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời
Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ – mở rộng vị ngữ bằng cụm từ

→ Câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ. Miêu tả hình ảnh chim bay một cách sinh động, hấp dẫn hơn.

⇒ Tác dụng việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ là: hình ảnh được miêu tả chi tiết và rõ ràng, hiệu quả diễn đạt tăng cao.

c. Việc sử dụng thành ngữ “liên chi hồ điệp” trong câu cuối có tác dụng: tăng tính biểu cảm, làm cho câu văn giàu hình ảnh và giàu cảm xúc hơn. Người đọc có thể hình dung một cách rõ hơn về hình ảnh đàn chim.

d. Nghĩa của từ “tua tủa” trong đoạn trích trên: chỉ số lượng chim bay lên nhiều, nhanh.

– Nghĩa “tua tủa” trong từ điển mang ý nghĩa: đâm ra từ mọi phía, chỉ sự vươn lên.

+ Giống: đều chỉ về một sự vật nào đó.

+ Khác: Một cái chỉ về số lượng, một cái chỉ về hướng.

– Các ngữ cảnh khác có từ “tua tủa”.

+ Những ngọn giáo tua tủa như cành cây.

+ Lông của con nhím đâm lên tua tủa.

Hoặc:

a. Phép nối: từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, càng đến gần.

b. Câu (2) sử dụng phép mở rộng thành phần chính và trạng ngữ có nhiệm vụ làm rõ cảnh vật có ở trong câu.

So với câu (1), câu (2) giúp người đọc hình dung cảnh vật rõ ràng và tăng phần hấp dẫn, sinh động thêm cho câu văn.

c. Việc sử dụng thành ngữ “liên chi hồ điệp” có tác dụng ý chỉ cho việc đàn chim bay lên nhiều vô kể, con nọ tiếp con kia không ngừng.

d. Từ “tua tủa” trong bài được hiểu ở đây là rât nhiều con chim bay lên, bay khá nhanh.

Nghĩa của từ “tua tủa” trong ngữ cảnh này có điểm giống với nghĩa trong từ điển là đều thể hiện sự nhiều, rất nhiều. Kác ở điểm là nghĩa trong từ điển được hiểu là gợi tả dáng chĩa ra không đều của nhiều vật cứng, nhọn, gây cảm giác ghê sợ.

Ví dụ: Chú nhím con có bộ lông tua tủa.


VIẾT, NÓI VÀ NGHE

Câu 11 trang 116 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Quy trình viết gồm có mấy bước? Người viết cần thực hiện những thao tác gì ở từng bước? Ý nghĩa của từng bước đối với quy trình tạo lập một bài viết là gì?

Trả lời:

– Quy trình viết gồm: 4 bước.

– Các thao tác cần thực hiện ở từng bước là:

+ Bước 1: Xác định đề tài, thu thập tư liệu.

+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

+ Bước 3: Viết bài.

+ Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.

– Ý nghĩa của từng bước đối với quy trình tạo lập một bài viết là:

+ Bước 1: định hướng cho quá trình tạo lập văn bản.

+ Bước 2: tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.

+ Bước 3: trực tiếp cho ra “sản phẩm”. Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh.

+ Bước 4: khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. “Sản phẩm” phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, …


Câu 12 trang 116 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Lập bảng tóm tắt yêu cầu đối với các kiểu bài như bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (bài 6 và 7), và bài văn biểu cảm về con người (bài 10).

Trả lời:

Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (bài 6 và 7) Bài văn biểu cảm về con người (bài 10)
Yêu cầu – Nêu được vấn đề cần bàn luận.
– Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận.
– Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
– Bố cục bài viết cần đảm bảo:
Mở bài: Giới thiệu được về đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy.
Thân bài: Giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí; đưa ra được bằng chứng đa dạng, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ; xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện.
Kết bài: Khẳng định lại ý kiến và đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.
– Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng.
– Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
– Kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc bộc lộ cảm xúc.
– Bố cục đảm bảo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.
Thân bài: Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc.
Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

Câu 13 trang 116 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Việc viết tường trình cần đảm bảo những yêu cầu gì?

Trả lời:

Việc viết tường trình cần đảm bảo những yêu cầu sau:

– Về bố cục, văn bản cần đảm bảo các phần sau:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Địa điểm, thời gian viết.

+ Tên văn bản và tóm tắt sự việc tường trình.

+ Người nhận.

+ Một số thông tin người viết.

+ Nội dung tường trình.

+ Những đề nghị cụ thể, lời cam đoan / lời hứa.

+ Kí tên.

– Về nội dung, văn bản cần đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người có liên quan, đề nghị của người người viết, người gửi, người nhận và ngày, tháng, địa điểm viết tường trình.

+ Nội dung sự việc được tường trình phải đảm bảo chính xác, đúng với thực tế diễn ra.

+ Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc đã xảy ra.


Câu 14 trang 116 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Sử dụng bảng dưới đây (kẻ vào vở) để tóm tắt nội dung bài viết trong mục Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản của bài 6:

Phương diện tóm tắt Bài viết Ý nghĩa của sự tha thứ
Vấn đề cần bàn luận
Ý kiến của người viết
Lí lẽ
Bằng chứng
Nội dung lật ngược vấn đề, ý kiến bổ sung.

Trả lời:

Phương diện tóm tắt Bài viết Ý nghĩa của sự tha thứ
Vấn đề cần bàn luận Ý nghĩa của sự tha thứ trong đời sống của con người.
Ý kiến của người viết Đồng tính, tán thành sự tha thứ trong cuộc sống con người mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp
Lí lẽ – Tha thứ chính là bỏ qua cho người khác những lỗi lầm của họ, sẵn sàng tạo điều kiện để người mắc lỗi sửa sai.
– Không ai có thể tránh được những lầm lạc nên sự bao dung tha thứ sẽ tạo động lực để sửa sai, từ đó hoàn thiện bản thân.
– Nếu mãi ôm thù hận sẽ mắc kẹt trong vòng xoáy của sự căm ghét, cuộc đời đau khổ và ngột ngạt.
– Sự tha thứ xoa dịu được vết thương lòng, tâm hồn bình yên.
– Sự tha thứ có giá trrị khi người mắc lỗi hối cải và khắc phục lỗi lầm
Học cách tự tha thứ cho mình → sống tốt và hàn gắn cho quá khứ.
– Đặt mình vào vị trí của người khác
Viết thư cho người từng mắc lỗi với mình để thể hiện sự tha thứ và tình yêu thương
Bằng chứng – Phong trào viết thư với chủ để “Gửi lời xin lỗi” ở trại giam Gia Trung.
– Danh ngôn của nhà văn William Arthur Ward.
– Nghiên cứu của bác sĩ Ca-ren Xơ-goát.
Nội dung lật ngược vấn đề, ý kiến bổ sung – Thay vì thất vọng và ghét bỏ …hãy ngắm nhìn và yêu thích….
– Can đảm đối mặt với khó khăn, thất bại và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng.

Câu 15 trang 116 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Lập dàn ý và viết đoạn mở bài cho hai trong ba đề dưới đây:

Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà em đã lâu chưa gặp lại.

Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.

Trả lời:

Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà đã lâu em chưa gặp lại

Dàn ý:

Mở bài:

– Giới thiệu về người bạn thân đó của em.

– Nêu cảm xúc của em khi gặp lại người bạn thân đó.

Thân bài:

– Biểu cảm kết hợp với miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người bạn đó.

– Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người đó, có thể là kỉ niệm vui hay buồn; qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như của em dành cho bạn.

Kết bài:

– Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó.

– Cảm nghĩ của em về người bạn.

Mở bài tham khảo:

Tôi may mắn có cho mình một cô bạn thân rất đáng yêu tên là Lan Anh. Sau đó vì cuộc sống mà gia đình bạn ấy chuyển đi nơi khác. Hôm nay, sau 1 năm được gặp lại Lan Anh, cảm xúc của tôi thật sự rưng rưng khó tả.


Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm

Bài tham khảo 1:

Dàn ý: Nghị luận về sự vô cảm trong đời sống.

Mở bài:

Giới thiệu về vấn đề nghị luận: sự vô cảm trong đời sống.

Thân bài:

♦ Giải thích:

– Vô cảm là gì? Vô là không, cảm là cảm xúc. Vô cảm chính là không có cảm xúc, không bày tỏ thái độ, tình cảm trước bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống.

– Biểu hiện của sự vô cảm:

+ Không quan tâm, giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ với người khác.

+ Có thái độ dửng dưng, không quan tâm trước mọi vấn đề.

+ Chỉ sống với cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.

♦ Thực trạng của sự vô cảm trong xã hội.

– Ngày một nhiều, đặc biệt ở bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

– Sống ỷ lại, hưởng thụ, không quan tâm, không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

♦ Nguyên nhân của sự vô cảm

– Do lối sống ích kỷ, thiếu tình thương.

– Mất lòng tin từ sự bất công xã hội.

– Ảnh hưởng của phim, trò chơi bạo lực.

– Do phụ huynh quá nuông chiều.

♦ Tác hại của sự vô cảm

– Làm cho con người suy giảm nhân cách.

– xã hội không có tình người, thiếu sự đoàn kết, thân ái.

– Con người thiếu niềm vui và hạnh phúc.

♦ Liên hệ, vận dụng

– Lên án các hành động vô cảm.

– Biết chia sẻ, yêu thương với mọi người.

– Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn.

Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề.

– Nêu cảm nghĩ về sự vô cảm trong xã hội.

Mở bài tham khảo:

Go-rơ-ki đã nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Quả thật là như vậy, tình yêu sự, sự chia sẻ luôn là một điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng thật đáng buồn, khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo vô số những hệ lụy. Trong số đó sự vô cảm trong xã hội là một điều báo động và cần quan tâm.

Bài tham khảo 2:

Dàn ý:

Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…)

Thân bài:

– Giải thích hiện tượng.

– Thực trạng:

– Nguyên nhân:

– Hậu quả:

– Lời khuyên:

Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề.

– Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.

Mở bài tham khảo:

Cuộc sống con người ngày càng phát triển với những thiết bị tiện ích để phục vụ cho cuộc sống con người. Cùng với đó, máy tính hay điện thoại ra đời như một phần quan trọng và gần như không thể thay thế với chúng ta. Bên cạnh lợi ích mà đang mang lại, những thiết bị này cũng gây không ít những ảnh hưởng và phiền toái, nhất là với học sinh. Hiện tượng nghiện game điện tử ở học sinh ngày nay đang ở mức đáng báo động.


Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học

Bài tham khảo 1:

Dàn ý:

Mở bài:

– Nêu tên nhân vật em lựa chọn.

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện nhân vật em lựa chọn.

– Nêu ấn tượng về nhân vật

Thân bài:

Phân tích đặc điểm nhân vật.

♦ Giới thiệu khái quát về nhân vật:

– Sự xuất hiện.

– Tên nhân vật, hình dáng, đặc điểm ngoại hình.

♦ Đặc điểm của nhân vật:

– Các chi tiết miêu tả nhân vật, hành động nhân vật.

– Ngôn ngữ của nhân vật.

– Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

– Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.

Kết bài:

Đánh giá về nhân vật.

Mở bài tham khảo:

Em đã đọc rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa: đó là hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, là anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt hay là giáo sư A-rô-nắc trong truyện Dòng sông đen, ông Quơn-cơ trong “Xưởng socola”,…Nhưng có lẽ nhân vật để lại nhiều ấn tượng với em nhất chính là nhân vật Đan-kô trong văn bản “Trái tim Đan-kô” của Mác-xim Go-rơ-ki. Đay là một nhân vật anh hùng để lại nhiều suy nghĩ trong em.

Bài tham khảo 2:

Dàn ý:

Mở bài:

Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

Thân bài:

Phân tích đặc điểm của nhân vật:

– Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?

– Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

– Ngôn ngữ của nhân vật.

– Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

– Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác.

Kết bài:

Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật.

Mở bài tham khảo:

Truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là một cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.


Câu 16 trang 116 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Theo em, để có một bài trình bày hấp dẫn, người nói cần lưu ý những điều gì?

Trả lời:

Theo em, để có một bài trình bày hấp dẫn, người nói cần lưu ý:

– Bài trình bày cần có đủ các phần giới thiệu, nội dung, kết thúc.

– Mở đầu và kết thúc ấn tượng, thu hút.

– Trình bày trực tiếp, rõ ràng ý kiến của người nói về vấn đề.

– Đưa ra được lý lẽ, bằng chứng thuyết phục.

– Nói rõ, rành mạch và đúng thời gian quy định.

– Tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng điệu và điệu bộ hợp lý.

– Ghi nhận và phản hồi lịch sự, thỏa đáng những câu hỏi.

– Biết bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe.

Hoặc:

Người nói cần lưu ý:

– Chú ý phần mở đầu và phần kết thúc.

– Chú ý những phần được lặp đi lặp lại trong thân bài.

– Chú ý tốc độ nói, giọng nói cần phù hợp với nội dung văn bản.

– Chú ý từ khóa của bài nói, nhấn mạnh điểm cần thiết.

– Kết hợp lắng nghe và ghi chép, tiếp thu ý kiến phản biện.


Câu 17 trang 116 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Tập trình bày các nội dung chính đã thực hiện ở câu 15.

Trả lời:

Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà đã lâu em chưa gặp lại

Bài tham khảo 1:

Nhạc sĩ người Anh John Lennon đã từng nói: “Thành thật có thể không mang lại nhiều bạn bè nhưng nó luôn mang lại những người bạn đúng nghĩa”. Có thể nói để tìm kiếm một người bạn không khó nhưng để gây dựng được một tình bạn chân thành là rất khó, em đã có một người bạn thân và trải qua thời gian tình bạn đó càng thân thiết hơn.

Bước lên cấp hai, em phải chuyển trường lên thị trấn học, một ngôi trường mới xa nhà, xa bạn bè chẳng ai thân quen. Rất may khi đó em đã gặp được Quỳnh, một cô bạn rất xinh xắn và tốt bụng, đó là người bạn đầu tiên đã mở lời làm quen và trò chuyện, giúp đỡ em. Nhà Quỳnh ở thị trấn gần với trường, hàng ngày cậu ấy thường đi bộ tới trường, chẳng khi nào cậu ấy đi học muộn. Lần đầu gặp Quỳnh khi ngồi cùng bàn trong lớp, lúc đó cậu ấy có vẻ trầm tính, khó gần và ít nói, ngại giao tiếp. Thế nhưng sau khi chào hỏi một vài câu cậu ấy đã bộc lộ sự cởi mở, thân thiện và vui vẻ hoà đồng, em rất bất ngờ. Quỳnh có những nét hồn nhiên ngây ngô, đôi khi khiến người khác phải bật cười, sự quá vô tư khiến cho em cũng đôi lúc phải khó xử. Rất nhiều lần Quỳnh cứ rủ em về ở cùng nhà với bạn ấy, thậm chí còn đem xe đạp cho em mượn để đi học vì bạn ấy không dùng đến. Quỳnh học rất giỏi, học đều ở tất cả các môn, thế nhưng bạn ấy không bao giờ tự mãn về điều đó, ngược lại rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn học yếu hơn, em rất thích học nhóm cùng Quỳnh vì lúc đó em học hỏi được rất nhiều điều từ bạn. Người bạn thân của em luôn chuẩn bị quà sinh nhật cho em và luôn hiểu ý muốn, suy nghĩ và sở thích của em, bất cứ trong hoàn cảnh nào tâm trạng nào người bạn ấy cũng kề vai sát cánh cùng em san sẻ.

Em mong sao những năm tháng sau này tình bạn của chúng em vẫn mãi thân thiết như vậy, ngày càng sâu sắc và bền chặt hơn.

Bài tham khảo 2:

Cuộc đời của mỗi người đáng trân trọng nhất là tình cảm. Bên cạnh tình cảm gia đình, tình yêu đáng kính, tình bạn cũng là thứ tình cảm khiến chúng ta khó quên. Đó là điều mà tôi cảm nhận được sau lần gặp lại người bạn thân đã lâu không gặp của tôi – Trâm.

Trâm là người bạn yêu quý của em. Nhưng từ sau khi bạn ấy chuyển nhà, chúng em đã mất liên lạc với nhau. Vừa rồi, trong một buổi giao lưu giữa các trường học, em đã tình cờ gặp lại bạn.

Trâm và em là bạn thân học cùng nhau 5 năm cấp 1, với tính cách nhút nhát, em thường xuyên bị bắt nạt và ít bạn bè, nhưng Trâm lại là một cô gái hoạt bát, vui vẻ, hoạt ngôn, chỉ một thời gian ngắn chúng em đã trở thành bạn thân. Cũng nhờ đó, cô bạn giúp em có thêm nhiều bạn mới, nhắc nhở em phải cố gắng, tự tin vào chính mình. Thế nhưng, lên cấp hai, gia đình bạn ấy do có việc nên chuyển nhà gấp khiến em chưa kịp liên lạc với bạn. Mãi tới tháng 4 này, trong buổi triển lãm học tập giao lưu giữa các trường, chúng em có dịp gặp lại nhau. Em đã rất bất ngờ khi có một bạn nữ xuất hiện bên cạnh, Trâm nhận ra và vỗ vai em, cười vui vẻ. Chúng em đã ngồi lại với nhau, hỏi thăm nhau và cho nhau số để liên lạc

Chúng em đã học với nhau từ bé và có thể nói là vô cùng thân thiết. Có gì hay, gì vui Trâm đều chia sẻ với em, điều đó khiến em rất hạnh phúc. Em còn nhớ có lần sinh nhật em, Trâm đã cất công đi mua một bộ truyện mà em rất thích nhưng chưa có dịp mua. Hôm ấy, bạn đấy đã phải sang tận tỉnh khác để mua nó. Nó đã khiến em rất cảm động và những tập sách đó em vẫn giữ gìn cẩn thận cho đến giờ. Chúng em thường học nhóm, đọc truyện, xem ti vi cùng nhau nên 2 đứa ngày càng thân hơn và gắn bó như chị em một nhà.

Dù không còn nhiều cơ hội gặp nhau nhưng tình bạn giữa em và Trâm là còn mãi, em sẽ không bao giờ quên thứ tình cảm tuyệt đẹp và ý nghĩa đấy. Hiện giờ mặc dù khác trường và nơi ở, nhưng em và bạn luôn giữ liên lạc trên mạng xã hội, cùng nhau động viên, chia sẻ, cổ vũ lẫn nhau.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm

Bài tham khảo 1:

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ …

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường …Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510. 000m3/ngày. Ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.

Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu? Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều …Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.

Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào “cạm bẫy”: trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp “bẩn”. Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

Điều này đã để lại hậu quả gì? Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16. 000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều …

Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ? Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã …Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển …

Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Bài tham khảo 2:

Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng báo động. Đây là một hiện tượng xấu, nhiều tác hại, cần nhanh chóng khắc phục.

Trước hết, ta cần hiểu môi trường là gì? Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật, …Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định, …

Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng. Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa, …Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện.

Từ cách hiểu trên ta thấy ô nhiễm môi trường có nhiều tác hại. Có rất nhiều ví dụ về ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn, hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúa lớn nhất của nước ta có thể mất đi nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp kịp thời để khắc phục. Và còn biết bao những ảnh hưởng khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra đối với người dân Việt Nam.

Qua các ví dụ trên ta thấy, ô nhiễm môi trường gây ra những tác hại lớn về con người. Đối với sức khỏe con người: không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14. 000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị. Đối với hệ sinh thái: lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Các loài động vật có thể xâm lấn, cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy …

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm nghiêm trọng. Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được, …Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế …Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường …Việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ.

Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên cần có những biện pháp để ngăn chặn. Bản thân con người phải ý thức được những tác hại to lớn khi môi trường ô nhiễm. Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói đến phong trào “Giờ Trái Đất”. Đó cũng là một trong những hoạt động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường. Và chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người.

Tóm lại, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cần lên án và loại bỏ. Hãy bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp.


Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài ÔN TẬP trang 112 sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập cuối học kì II sgk Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com