Soạn bài ÔN TẬP trang 112 sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn soạn BÀI 10: LẮNG NGHE TRÁI TIM MÌNH. Nội dung bài Soạn bài ÔN TẬP trang 112 sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


ÔN TẬP

Câu 1 trang 112 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Em đã học ba bài thơ Đợi mẹ, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi, Mẹ. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung bằng cách điền vào phiếu học tập sau (kẻ vào vở):

Nét độc đáo / Văn bản Đợi mẹ Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi Mẹ
Từ ngữ
Hình ảnh
Vần, nhịp
Biện pháp tu từ
 Nhận xét chung Từ ngữ
Hình ảnh
Vần, nhịp
Biện pháp tu từ

Trả lời:

Văn bản / Nét độc đáo Đợi mẹ Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi Mẹ
Từ ngữ Em bé, mẹ, nhìn, … Con mèo, tôi, nằm ngủ, trái tim, âu yếm, vuốt ve, đùm bọc,…. Mẹ, cau
Hình ảnh + Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa.
+ Mẹ lẫn trên cánh đồng.
+ Bếp lửa chưa nhen.
+ Căn nhà tranh trống trải.
+ Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp đồng xa.
+ Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.
+ Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi.
+ Trái tim tôi hòa nhịp trái tim mèo.
+ Đôi tai vểnh ngây thơ.
+ Cái đuôi dài bướng bỉnh.
+…..
+ Lưng mẹ còng rồi.
+ Mẹ đầu bạc trắng.
+ Mẹ ngày một thấp.
+ Mẹ thì gần đất.
+ Khô gầy như mẹ.
+ Con nâng trên tay.
+ Không cầm được lệ.
Vần, nhịp + Gieo vần linh hoạt Vần cách (nhà – xa; ao – vào; mận – mơ).
+ Nhịp lẻ linh hoạt: 2/3/2, 2/3, 2/3/2/3
+ Vần chân (mèo – veo; hoắt – nhắt; ủ – ngủ; chì – đi)
+ Nhịp: 3/5, 3/3/2
+ Vần cách (thẳng-trắng; (già – xa; on – còn)
+ Nhịp 2/2, 1/3
Biện pháp tu từ + Điệp từ “em bé”, “mẹ”.
+ Ẩn dụ “nỗi đợi vẫn nằm mơ”.
+ So sánh “Như đứa trẻ giữa vòng ta ấp ủ”.
+ Điệp từ “trái tim”, “trên ngực tôi”, “được”.
+ Điệp cấu trúc “Ngủ đi, ngủ đi,…”
+ Liệt kê “âu yếm, vuốt ve, đùm bọc,…”
+ So sánh “cau và mẹ”.
+ Điệp từ “cau”, “mẹ”.
Nhận xét chung Từ ngữ Giàu sức gợi Giàu giá trị biểu đạt. Quen thuộc, gần gũi.
Hình ảnh Sinh động, hấp dẫn Nhiều, sinh động. Sinh động, hấp dẫn
Vần, nhịp Linh hoạt, tạo tiết tấu cho bài thơ. Linh hoạt. Linh hoạt
Biện pháp tu từ Khiến hình ảnh thơ trở nên sinh động, dễ hiểu hơn. Khiến hình ảnh thơ trở nên sinh động, dễ hiểu hơn. Khiến hình ảnh thơ trở nên sinh động, dễ hiểu hơn.

Hoặc:

Văn bản / Nét độc đáo Đợi mẹ Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi Mẹ
Từ ngữ Vầng trăng non, ngọn lửa bếp chưa nhen, căn nhà tranh trống trải, đom đóm bay, bàn chân mẹ lội bùn ì oạp, trời khuya lung linh trắng. Trái tim mèo, đôi mắt biếc, hàm răng dài nhọn hoắt, mùa đông nằng nặng đám mây chì, lâng lâng như hạnh phúc, nghe trái tim mình ca hát,… Lưng còng, thẳng, ngọn xanh rờn – đầu bạc trắng, cao – thấp, gần giời – gần đất, cau khô – (mẹ) gầy.
Hình ảnh Người con ngồi đợi mẹ đi làm đồng chưa về. Mèo nằm trên ngực nhân vật “tôi”. Cây cau.
Vần, nhịp Vần lưng – Nhịp 3/3, 2/3, 3/2. Vần cách – Nhịp 3/5, 4/5, 3/4. Vần cách – Nhịp 2/2.
Biện pháp tu từ Ẩn dụ. Điệp từ, so sánh. Đối lập, so sánh.
Nhận xét chung Từ ngữ Thân thuộc, dễ hiểu. Tình cảm. Tình cảm, gần gũi.
Hình ảnh Thể hiện tình cảm gần gũi, thân thiết, sâu nặng của con dành cho mẹ. Bộc lộ tình yêu thương chân thành của nhân vật “tôi” với chú mèo Thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ, cho những vất vả, hy sinh của đời mẹ.
Vần, nhịp Nhịp điệu linh hoạt nhằm giàu sức gợi, giản dị và đầy tự nhiên. Nhịp điệu linh hoạt khi thôi thúc, lúc nhẹ nhàng, tăng sức biểu đạt mạnh mẽ về tình cảm. Dễ thuộc, dễ nhớ.
Biện pháp tu từ Tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt. Nhấn mạnh lời hát ru. Tăng tính gợi hình, biểu cảm.

Câu 2 trang 112 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Qua việc học các bài thơ trên, em rút ra kinh nghiệm gì khi đọc thể loại này?

Trả lời:

Kinh nghiệm khi đọc thể loại thơ là:

– Hiểu được tâm trạng của nhân vật trữ tình

– Tìm được những từ ngữ, hình ảnh nổi bật.

– Xác định được vần, nhịp của bài thơ và xem nó có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề bài thơ.

– Xác định các biện pháp tu từ bổ trợ.

Hoặc:

Kinh nghiệm gì khi đọc thơ:

– Thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ trước mỗi khoảnh khắc, cảnh vật của đời sống, thiên nhiên.

– Dùng cái tâm để lắng nghe, cảm nhận những chia sẻ, tình cảm, cảm xúc qua ngôn ngữ thơ.

– Ngôn ngữ thơ được thể hiện qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, cách gieo vần, các biện pháp tu từ,…


Câu 3 trang 112 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Đọc đoạn thơ sau:

Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay1 khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bay2 rồi ta lại muốn bay3 cao

(Xuân Quỳnh, Khát vọng)

a. Dựa vào ngữ cảnh, em hãy giải thích nghĩa của các từ “bay” trong đoạn thơ trên.

b. Nghĩa của các từ “bay” có liên quan với nhau hay không?

Trả lời:

a. Nghĩa các từ “bay”

bay1: được dùng với nghĩa thông thường là “di chuyển ở trên không”

bay2, bay3: được dùng với nghĩa bóng để chỉ ý “trưởng thành, phát triển”

b. Nghĩa các từ bay không liên quan đến nhau.

Hoặc:

a. bay1: Ý chỉ sự ngang bằng, không chỉ có trăng mới biết bay, thơ cũng có thể bay lên được nhờ vào những nét đẹp của mình

bay2, bay3: Phép ẩn dụ chỉ khát vọng vươn tới tầm cao của tuổi trẻ.

b. Giữa các từ bay có nghĩa chung tự nâng mình vươn tới một tầm cao mới, hòa nhập với những cái mới.


Câu 4 trang 112 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Hoàn chỉnh sơ đồ sau về đặc điểm của bài văn biểu cảm (về con người).

Trả lời:

Hoặc:


Câu 5 trang 112 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Qua bài học này, em rút ra kinh nghiệm gì khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống?

Trả lời:

Qua bài học này, em rút ra kinh nghiệm khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống là:

– Cần chuẩn bị trước các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục về vấn đề sẽ trình bày.

– Khi nói cần nói rõ, rành mạch, tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng điệu và điệu bộ hợp lí.

– Ghi nhận và phản hồi nhưng câu hỏi của người nghe một cách thỏa đáng.

– Bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe một cách lích sự, không gây xung đột.

Hoặc:

Kinh nghiệm khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống:

– Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.

– Thể hiện được ý kiến (tình cảm, thái độ, cách đánh giá) của người viết về vấn đề đó.

– Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để tăng thêm sức thuyết phục.

– Đảm bảo các yếu tố về cách diễn đạt.


Câu 6 trang 112 Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Ba tác phẩm Đợi mẹ, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi, Mẹ và đoạn trích Lời trái tim đều nói về những cung bậc cảm xúc khác nhau, những “tiếng nói” của “trái tim”. Những điều em học được từ các văn bản này gợi cho em những suy nghĩ về cách lắng nghe trái tim mình? Theo em, vì sao chúng ta cần lắng nghe trái tim mình?

Trả lời:

– Cách lắng nghe trái tim mình là cảm nhận mọi điều bằng cả trái tim, biết rung động, trân trọng trước những tình cảm, sự vật diễn ra xung quanh chúng ta; suy xét mọi điều thật kỹ trước khi quyết định.

– Chúng ta cần lắng nghe trái tim mình để cảm nhận nhịp đập, sự rung cảm từ những gì nhỏ bé nhất. Lắng nghe trái tim để biết mình sai ở đâu, mình nên làm gì, mình phải làm gì để cuộc sống trở nên có ý nghĩa.

Hoặc:

Chúng ta cần lắng nghe trái tim mình để biết được bản thân mình đang muốn gì, cần gì, biết được những gì, từ đó mà nhắc nhở bản thân sống chân thành, chân thật với cảm xúc của mình, cũng là cách để bạn hiểu được giá trị của bản thân với thế giới xung quanh.


Bài trước:

👉 Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Ôn tập cuối học kì II sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài ÔN TẬP trang 112 sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com