Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Hướng dẫn soạn Bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I. Nội dung bài Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I

NỘI DUNG ÔN TẬP

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1 trang 119 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Thống kê ra vở tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo bảng sau:

Loại Thể loại hoặc kiểu văn bản Tên văn bản đã học
Văn bản văn học
Văn bản nghị luận
Văn bản thông tin

Trả lời:

Loại Thể loại hoặc kiểu văn bản Tên văn bản đã học
Văn bản văn học – Truyện ngắn và tiểu thuyết.
– Thơ.
– Truyện khoa học viễn tưởng.
– Buổi học cuối cùng, Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Bố của Xi-mông.
– Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa, Một mình trong mưa.
– Bạch tuộc, Chất làm gỉ, Nhật trình Sol 6, Một trăm dặm dưới mặt đất.
Văn bản nghị luận – Nghị luận văn học. – Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”, Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”, Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”, Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
Văn bản thông tin – Văn bản thông tin. – Ca Huế, Hội thi thổi cơm, Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang, Trò chơi dân gian của người Khmer Nam Bộ.

Câu 2 trang 120 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nêu nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau:

Loại Tên văn bản Nội dung chính
Văn bản văn học – Mẹ (Đỗ Trung Lai) Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ.
Văn bản nghị luận
Văn bản thông tin

Trả lời:

Loại Tên văn bản Nội dung chính
Văn bản văn học – Mẹ (Đỗ Trung Lai) Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ.
Ông đồ (Vũ Đình Liên) Nỗi niềm bâng khuâng tiếc nuối của tác giả khi chứng kiến một truyền thống đẹp dần bị lãng quên.
Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) Những kỉ niệm về bà của người cháu qua âm thanh tiếng gà trưa.
Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi) Câu chuyện về nhân vật Võ Tòng với những đức tính tốt đẹp dù từng chịu nhiều áp bức bất công.
Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê) Những cảm xúc bùi ngùi, tiếc nuối của người thầy trí thức, học trò và dân làng trong buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp.
Bạch tuộc (Giuyn Véc-nơ) Cuộc chạm trán không cân sức giữa những người trên tàu Nau-ti-lúc với bạch tuộc không lồ.
Chất làm gỉ (Rây Brét-bơ-ry) Câu chuyện thuật lại một ý tưởng phát minh mới nhằm hướng tới ước mơ xóa bỏ chiến tranh.
Văn bản nghị luận Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng) Phân tích và làm rõ tài năng của Đoàn Giỏi trong việc mô tả thiên nhiên và con người trong “Đất rừng phương Nam”.
– Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc) Phân tích và chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật làm nên vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”.
Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” Nói về khát vọng của con người với biển cả mênh mông, rộng lớn, giá trị nhân văn sâu sắc của cuốn tiểu thuyết vĩ đại này với hiện tại và tương lai
Văn bản thông tin Ca Huế (Theo dsvh.gov.vn) Thuyết minh và giới thiệu về nguồn gốc, quy luật và môi trường diễn xướng của ca Huế, một thể loại âm nhạc đỉnh cao được xếp vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn) Giới thiệu về đặc điểm, luật thi và cách thi của hội thi thổi cơm ở một vài địa điểm khác nhau.
Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang Văn bản trình bày các quy định, nghi thức của “keo vật thờ” ở hội vật Bắc Giang. Ý nghĩa truyền thống sâu sắc của hội vật dân tộc.

Câu 3 trang 120 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ (bốn chữ, năm chữ), truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng) trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo mẫu sau:

– Thơ bốn chữ, năm chữ.

+ Chú ý số chữ, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc và biện pháp tu từ trong bài thơ.

+ …

– …

Trả lời:

– Thơ bốn chữ, năm chữ:

+ Chú ý số chữ, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc và biện pháp tu từ.

+ Dựa vào trải nghiệm, trình độ của bản thân để cảm thụ nội dung của bài thơ.

+ Tìm hiểu rõ về xuất xứ của bài thơ.

+ Phát hiện ra các từ ngữ, hình ảnh tạo cảm xúc.

– Truyện:

+ Tìm hiểu về hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để hiểu được tư tưởng, chủ đề tác phẩm.

+ Hiểu cốt truyện, diễn biến

+ Nắm được tính cách của nhân vật từ đó hiểu tư tưởng, đặc điểm nghệ thuật của truyện.


Câu 4 trang 120 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Hãy giới thiệu tóm tắt về một văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một có nội dung gần gũi, giàu ý nghĩa đối với đời sống hiện nay và với chính bản thân em.

Trả lời:

Trong các văn bản trong sách giáo khoa Ngữ Văn 7 tập 1, tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em là bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bởi qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm bà cháu thắm thiết, sự hy sinh thầm lặng của bà dành cho con cháu. Điều đó khiến em cảm động và nhờ vào tác phẩm, em càng yêu thương, quý trọng những ngày tháng được ở bên chăm sóc, hiếu thảo với bà của mình hơn.

Hoặc:

Trong số các văn bản đã được học trong sách Ngữ Văn 7, tập 1, tác phẩm có nội dung gần gũi, giàu ý nghĩa đối với đời sống hiện nay và với chính bản thân em là bài thơ Mẹ của tác giả Đỗ Trung Lai. Bài thơ nhắc nhở em cũng như các bạn đọc khác về tình cảm gắn bó và trân quý đối với người thân trong gia đình, đặc biệt là với mẹ, người đã vất vả tần tảo cả đời nuôi em khôn lớn.


VIẾT

Câu 5 trang 120 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Thống kê tên các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết các kiểu văn bản ấy trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau:

Tên kiểu văn bản Yêu cầu cụ thể
Tự sự Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Trả lời:

Tên kiểu văn bản Yêu cầu cụ thể
Tự sự Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
Biểu cảm Viết bài văn biểu cảm; thơ bốn chữ, năm chữ; đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ.
Nghị luận Chỉ ra mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng; bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống; bài phân tích một tác phẩm văn học.
Văn bản thông tin Cước chú và tài liệu tham khảo; bài thuyết minh dùng để giải thích một quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động; văn bản tường trình; văn bản tóm tắt với độ dài khác nhau

Câu 6 trang 121 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nêu các bước tiến hành viết một văn bản theo thứ tự trước sau, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước theo bảng sau:

Thứ tự các bước Nhiệm vụ cụ thể
Bước 1: Chuẩn bị – Xác định đề tài: Viết về cái gì? Viết về ai?
– …

Trả lời:

Thứ tự các bước Nhiệm vụ cụ thể
Bước 1: Chuẩn bị – Xác định đề tài: Viết về cái gì? Viết về ai?
– Thu nhập lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý – Tìm ý cho bài viết và phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi, sắp xếp các ý có một bố cục rành mạch, hợp lí
– Lập dàn bài ( có thể bằng sơ đồ tư duy) đầy đủ 3 bước: Mở bài, thân bài, kết bài
Bước 3: Viết bài Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa – Kiểm tra lại văn bản để xem có đạt các yêu cầu đã nêu chưa và cần sửa chữa gì không.
– Kiểm tra lỗi ngữ pháp, chính tả.

Câu 7 trang 121 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nêu một số điểm khác biệt giữa văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học với văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi.

Trả lời:

Tiêu chí Văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học Văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi
Mục đích Trình bày quan điểm, tư tưởng đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận. Giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn đối với sự vật, hiện tượng.
Nội dung Dùng lý lẽ và dẫn chứng để trình bày quan điểm về nhân vật trong tác phẩm văn học. Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng.
Hình thức Sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. Sử dụng các câu văn trung tính nêu đặc điểm, cấu tạo, thuộc tính, luật lệ của đối tượng được nhắc đến.
Lời văn Rõ ràng, cụ thể với hệ thống lý lẽ, dẫn chứng logic, thể hiện quan điểm, cảm xúc của người viết. Lời văn trung tính, khách quan, đưa ra thông tin rõ ràng, chuẩn xác.

NÓI VÀ NGHE

Câu 8 trang 121 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 7, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.

Trả lời:

– Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói:

+ Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.

+ Biết kể một truyện cười. Biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe. Có thái độ phù hợp đối với những câu chuyện vui.

+ Giải thích được quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.

– Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nghe

+ Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.

– Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết. Ví dụ, nội dung nói và nghe của bài 5, chủ đề văn bản thông tin sẽ là giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, đồng thời tương ứng với văn bản giới thiệu về ca Huế hay Hội thổi cơm thi, liên quan đến hoạt động viết với đề bài thuyết minh về quy tắc, luật lệ của hoạt động, trò chơi.


TIẾNG VIỆT

Câu 9 trang 121 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Liệt kê các nội dung thực hành tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau:

Bài Tên nội dung tiếng Việt
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ – Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ,…

Trả lời:

Bài Tên nội dung tiếng Việt
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ – Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ.
– Từ trái nghĩa.
Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng – Phó từ và chức năng của phó từ.
– Số từ và đặc điểm, chức năng của số từ.
Bài 4: Nghị luận văn học – Cụm động từ, cụm danh từ trong thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
– Cụm chủ vị trong thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
Bài 5: Văn bản thông tin – Thành phần trạng ngữ là cụm danh từ, cụm chủ vị.

TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I

I. Đọc hiểu

a) Cho hai khổ thơ sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6):

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

(Trích Sang thu – HỮU THỈNH)


Câu 1 trang 123 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Hai khổ thơ trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và phương thức nào?

A. Tự sự

B. Thuyết minh

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Trả lời:

⇒ Đáp án: C. Miêu tả.


Câu 2 trang 123 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Các dòng trong hai khổ thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?

A. 2/2/1

B. 2/3

C. 1/2/2

D. 3/2

Trả lời:

⇒ Đáp án: C. 1/2/2.


Câu 3 trang 123 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Trong hai khổ thơ, những tiếng nào bắt vần với nhau?

A. Ổi – se

B. Ngõ – về

C. Vã – hạ

D. Dàng – hạ

Trả lời:

⇒ Đáp án: C. Vã – hạ.


Câu 4 trang 123 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Hai khổ thơ trên viết về điều gì?

A. Sự biến chuyển của trời đất khi thu sang

B. Vẻ đẹp của cây cối khi mùa thu về

C. Nỗi buồn của con người trước cảnh thu

D. Sự vui mừng của tác giả khi mùa thu về

Trả lời:

⇒ Đáp án: A. Sự biến chuyển của trời đất khi thu sang.


Câu 5 trang 123 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Các từ chùng chình, dềnh dàng, vội vã được xếp vào nhóm từ láy nào?

A. Láy âm đầu

B. Láy vần

C. Láy ầm đầu và vần

D. Láy âm đầu và thanh

Trả lời:

⇒ Đáp án: D. Láy âm đầu và thanh.


Câu 6 trang 123 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai khổ thơ trên?

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

Trả lời:

⇒ Đáp án: C. Nhân hóa.


b) Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 10):

QUY TẮC VÀNG KHI SỬ DỤNG THANG MÁY

1. Đứng bên phải: Hãy nhớ rằng, khi chờ thang máy, bạn nên đứng cách xa cửa thang máy ở bên phải tối thiểu 1m để người bên trong có thể nhanh chóng ra ngoài. Chỉ bước vào trong thang máy khi không còn ai bước ra ngoài.

2. Giữ cửa thang máy nếu bạn đứng gần: Có rất nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề có nên giữ cửa hay không? Nhưng theo chúng tôi thì có bởi trong thang máy, người ở bên trong không dễ dàng gì có thể thoát ra bên ngoài, hãy giữ cửa đến khi chắc chắn không còn ai muốn bước ra hoặc vào trong thang máy nữa.

3. Đừng cố gắng chui vào bên trong thang máy khi thang máy đã chật người.

4. Sẵn sàng nhấn nút cho một người khác. Nếu bạn đứng gần bảng điều khiển, hãy luôn sẵn sàng bấm nút hộ người khác khi họ có nhu cầu.

5. Di chuyển đến phía sau. Khi bước vào thang máy, nhanh chóng vào phía sau, bên trong để mọi người đến sau có thể dễ dàng bước vào…

6. Nhanh chóng ra khỏi thang máy. Khi thang máy dừng tầng tại vị trí bạn muốn đến, hãy nhanh chóng bước ra khỏi thang máy một cách trật tự. Nếu bạn ở phía sau, đừng ngại ngần nói rằng “Xin lỗi, cho tôi nhờ một chút!”

(Theo atvin.com.vn)


Câu 7 trang 124 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Văn bản Quy tắc vàng khi sử dụng thanh máy nói về vấn đề gì?

A. Giới thiệu các loại thanh máy khác nhau

B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy

C. Giới thiệu những ưu điểm và hạn chế của việc đi thang máy

D. Cảnh báo những nguy hiểm và bất lợi khi đi thang máy

Trả lời:

⇒ Đáp án: B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy.


Câu 8 trang 124 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc của một hoạt động

A. Nêu lên các biểu hiện đa dạng , phong phú về các loại thanh máy

B. Nêu lên các lí do vì sao nên đi thang máy nơi công cộng

C. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi đi thang máy nơi công cộng

D. Nêu lên tác dụng và vai trò của thang máy trong các tòa nhà công cộng

Trả lời:

⇒ Đáp án: B. Nêu lên các lí do vì sao nên đi thang máy nơi công cộng.


Câu 9 trang 124 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Phương án nào nêu được cách tóm tắt đầy đủ các quy tắc khi đi thang máy

A. Đọc tất cả các tiêu đề mở đầu được in đậm mỗi mục

B. Đọc kĩ nhan đề của văn bản: Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy 

C. Đọc kĩ phần mở đầu của văn bản: Đứng bên phải…

D. Đọc kĩ phần kết thúc của văn bản: Nhanh chóng ra khỏi thang máy,…

Trả lời:

⇒ Đáp án: A. Đọc tất cả các tiêu đề mở đầu được in đậm mỗi mục.


Câu 10 trang 124 Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Thông tin quan trọng được nêu trong đoạn trích trên là gì?

A. Yêu cầu các tòa nhà chung cư hiện đại cần có thang máy

B. Yêu cầu về không gian và thời gian khi sử dụng thang máy

C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng

D. Cần chú ý quy định về phòng, chống cháy nổ khi sử dụng thang máy

Trả lời:

⇒ Đáp án: C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng.


II. Viết

Chọn một trong hai đề sau để viết thành đoạn hoặc bài văn ngắn:

Đề 1. Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7, tập một mà em có ấn tượng, yêu thích

Bài tham khảo 1:

Truyện là một thể loại luôn đem đến cho chúng ta những bất ngờ, từ cuộc sống đời thường, giản dị đến cuộc sống qua trí tưởng tượng đầy lí thú và khám phá. Trong những truyện đã đọc ở sách Ngữ Văn 7, em thích nhất là truyện “Đất rừng phương Nam” bởi sự giản dị và gần gũi của nó. Đặc biệt hơn cả, em ấn tượng nhất là nhân vật chú Võ Tòng qua đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”.

Nhân vật Võ Tòng là một người có ngoại hình cao lớn và kì lạ. “Chú cởi trần, mắc chiếc quần ka ki còn mới, nhưng coi bộ đã lâu không giặt. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi tả. Lại còn thắt cái xanh-tuya-rông nữa chứ!” Qua lời kể của cậu bé An trong truyện, ta thấy nhân vật Võ Tòng là một người rất thằng tính, xuề xòa và không coi trọng hình thức. Em nhìn thấy được sự chân chất, thật thà của người dân miền Tây qua nhân vật này.

Không chỉ vậy, chú còn là một người rất bất hạnh. Không ai biết Võ Tòng tên là gì, đến từ đâu, họ chỉ biết mấy năm về trước gã một mình bơi chiếc xuồng nát đến che lều ở giữa khu rừng đầy thú dữ. Chú sống đơn độc một mình. Là một người dụng cảm, không sợ sệt và dám đương đầu với thú dữ. Trước kia, chú cũng có gia đình đàng hoàng nhưng vì đánh tên địa chủ, hú bị bắt đi tù. Sau khi ra tù, chị vợ hắn đã là vợ lẽ của gã địa chủ kia và con trai của chú. Sau đó chú bỏ vào rừng, làm nghề săn thú nguy hiểm. Tình cảnh đó khiến người đọc không khỏi xót xa về một con người với số phận bất hạnh, đáng thương, sống cuộc sống cô đơn, hoang dại thiếu thốn tình người.

Dù vậy, chú Võ Tòng còn là một người tốt bụng, có tình nghĩa. Chú là một người chất phác, thật thà, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không hề để ý đến chuyện người ta có đền đáp mình hay không. Chú rất yêu quý tía nuôi của An và thường gọi bằng cái tên thân mật “anh Hai”. Chi tiết trao con dao găm và cánh nỏ của chú Võ Tòng cho anh Hai thể hiện sự có tình nghĩa, giúp đỡ người khác của nhân vật Võ Tòng. Trong thời buổi loạn lạc, ai cũng lo sợ bọn giặc Pháp vậy mà chú lại trao vũ khí cho người khác để bảo vệ họ thay vì mình. Điều đó thể hiện tinh thần quả cảm, gan dạ và tấm lòng lương thiện của chú Võ Tòng.

Một con người với tấm lòng cao cả ấy phải chịu một số phận bất hạnh và cuối cùng đã hy sinh. Qua nhân vật này, tác giả phần nào muốn tố cáo xã hội đen tối, đầy loạn lạc lúc bấy giờ.

Bài tham khảo 2:

Trong chương trình Ngữ Văn 7, em đã được tìm hiểu rất nhiều những tác phẩm văn học đặc sắc, những nhân vật văn học ấn tượng. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Võ Tòng, trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng

Không ai biết chú Võ Tòng tên thật là gì? Quê quán ở đâu? Người ta chỉ biết chú có tên là Võ Tòng từ khi chú giết chết một con hổ chúa hung bạo. Hai hố mắt sâu hoắm và từ trong đáy hố sâu thẳm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao;…Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Ngoại hình của chú thật phóng khoáng thể hiện sự mãnh mẽ gan dạ.

Cuộc đời của chú Võ Tòng thật bất hạnh, khi chú phải chịu nỗi oan ức thê thảm đã đẩy chú vào ngục tù. Trước khi đi tù, chú có gia đình đàng hoàng, vợ là người đàn bà xinh xắn. Lúc vợ chửa đứa con đầu lòng, vì thèm ăn măng. Chú bèn xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụi măng. Khi về, đi qua bờ tre nhà tên địa chủ, chú bị tên địa chủ vu vạ cho là ăn trộm. Chú cãi lại, tên địa chủ đánh vào đầu chú, chú đánh lại và tự lên nhà việc nộp mình. Sau khi ra tù, vợ chú đã làm lẽ tên địa chủ. Đứa con trai độc nhất chú chưa biết mặt đã chết từ khi chú ngồi trong tù. Chú không đi tìm tên địa chủ để quyết đấu mà bỏ làng ra đi vào rừng ở quanh năm săn bắt thú.

Chú Võ Tòng là người mạnh mẽ, gan dạ lại có tinh thần yêu nước sâu sắc. Được thể hiện trong cuộc chiến đấu với con hổ chúa. Khi đánh lại tên địa chủ và dũng cảm ra nhà việc nhận tội. Khi sẵn sàng làm nỏ tẩm thuốc cho ông Hai để bắn quân giặc.

Như vậy, chú Võ Tòng là nhân vật tiêu biểu đại diện cho những người dân Nam Bộ, phóng khoáng, mạnh mẽ, gan dạ, có tinh thần yêu nước nồng nàn, da diết.

Bài tham khảo 3:

Có lẽ trong bốn mùa xuân hạ thu đông thì mùa thu luôn là mùa được ưu ái hơn cả khi bước vào địa hạt thi ca. Xoay quanh đề tài mùa thu, cổ kim đông tây có biết bao bài thơ hay, gửi gắm những suy nghĩ, tâm tình khác nhau. Nằm trong nguồn mạch chung của văn học, Hữu Thỉnh cũng góp một tâm tình, một bức tranh đẹp đẽ, bình dị của mùa thu Bắc Bộ Việt Nam với bài thơ Sang thu.

Sang thu là thời điểm mở đầu, như một bông hoa chớm nở, nét thu còn chưa rõ, mà mùa hạ vẫn còn vấn vương. Bởi vậy để cảm biết được trọn vẹn tín hiệu, vẻ đẹp của mùa thu cần phải có một tâm hồn rất đỗi tinh tế, nhạy cảm. Và hồn thơ Hữu Thỉnh là một hồn thơ nhạy cảm như vậy.

Mở đầu bài thơ là mùi hương vô cùng quen thuộc – hương ổi:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se

Nếu như mùa thu trước đây đều được cảm nhận bằng những tín hiệu cổ điển như: hoa cúc, cây phong, cây ngô đồng, mới hơn thì có Xuân Diệu, với hình ảnh rặng liễu: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” thì Hữu Thỉnh lại tìm đến một mùi hương hết sức giản dị, thân thương của đồng quê, ấy là hương ổi. Hương ổi đậm sánh phả vào trong gió se, lan rộng vào khắp không gian. Và tác giả “bỗng nhận ra” – trạng thái không chuẩn bị, vô cùng bất ngờ, sửng sốt. Bởi hương thơm ấy, bởi mùa thu tác giả đã chờ đợi biết bao lâu nay cũng đã về. Nó là tiếng kêu vang thích thú, hào hứng khi bất chợt nhận ra khoảnh khắc thu sang. Bằng những cảm nhận hết sức tinh tế, Hữu Thỉnh đã đem đến cho người đọc một vẻ đẹp rất khác, rất bình dị, dân dã của mùa thu Bắc Bộ.

Sau sự ngỡ ngàng khi bất chợt nhận ra tín hiệu của mùa thu, Hữu Thỉnh tiếp tục nhận thấy một tín hiệu khác đó chính là những làn sương mỏng, nhẹ đang chùng chình đi qua ngõ:

Sương chùng chình qua ngõ

Sương mỏng nhẹ, chậm chạp đi qua ngõ, như cố nương lại, cố để báo cho thi nhân biết rằng bản thân cũng là một tín hiệu mỗi khi thu sang. Hình ảnh sương thu xuất hiện làm cho cả không gian ngõ xóm thêm phần mát mẻ, huyền ảo và bình yên. Đồng thời với biện pháp nhân hóa, khiến cho làn sương như có tâm trạng, nó đang chờ đợi và lưu luyến ai. Bằng sự nhạy cảm của các giác quan và sự tinh tế trong tâm hồn, Hữu Thỉnh đã cảm biến đầy đủ những tín hiệu thu về. Đây là biểu hiện của lòng yêu đời và yêu cuộc sống tha thiết.

Sau những bất ngờ, ngỡ ngàng trước khoảnh khắc thu sang, thi nhân mở rộng mọi giác quan để thấy được sự thay đổi của từng sự vật, hiện tượng mỗi độ thu về:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Tầm mắt đã được mở ra với không gian rộng rãi, khoáng đạt hơn. Và ở không gian ấy, ông nhận ra biết bao sự thay đổi của các sự vật, hiện tượng. Khi thu về, sông không còn ồn ào, cuồn cuộn siết chảy mà thay vào đó là chậm chạp, lững lờ, khoan thai. Khi thu sang, thời tiết bắt đầu se lạnh, những chú chim cũng bắt đầu vội vàng đi về phương nam tránh rét. Hai câu thơ với hai sự vật có sự vật động trái ngược nhau: sông dềnh dàng, trên cao chim vội vã. Đó là khoảnh khắc khác biệt của vạn vật, trong thời khắc chuyển giao giữa hai mùa.

Nhưng đặc biệt nhất trong khổ thơ này chính là hình ảnh đám mây. Trong thơ ca Việt Nam nói về đám mây có không ít, là tầng mây xanh ngắt trong thơ Nguyễn Khuyến: Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt; là lớp mây đùn núi bạc trong thơ Huy Cận: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Còn đám mây của Hữu Thỉnh lại có sự hồn nhiên, tinh nghịch, khi nửa vẫn còn ở mùa hạ, nửa lại đã bước chân sang mùa thu. Tác giả đã thật tinh tế khi sử dụng từ “vắt” để nói đến thời điểm giao mùa, đám mây vắt mình lên ranh giới mong manh giữa hai mùa, để rồi đến cuối cùng chỉ còn lại sắc thu đậm nét. Câu thơ cho thấy sự tìm tòi, khám phá và trường liên tưởng thú vị của Hữu Thỉnh khi thời tiết chuyển giao.

Với thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu kết hợp với hình ảnh nhân hóa đặc sắc, Hữu Thỉnh đã đem đến cho thơ ca một mùa thu thật đẹp, thật mộc mạc giản dị. Mùa thu ấy là những rung cảm tinh tế và tài hoa, được cảm nhận qua lăng kính của người nghệ sĩ tha thiết yêu đời, yêu thiên nhiên vạn vật và yêu cuộc sống.


Đề 2. Nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ trích từ bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh nêu trên

Bài tham khảo 1:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Đọc hai khổ thơ trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã để lại trong em một cảm xúc khó tả. Ở khổ thơ đầu tiên, bức tranh thiên nhiên mùa thu hiện lên qua các hình ảnh: hương ổi, gió se, sương kết hợp với động từ “bỗng” và “phả” gợi cảm nhận về một sự bất ngờ, không báo trước về sự chuyển mình sang thu đầy mạnh mẽ của đất trời. Một bức tranh đất trời vào thu mang theo hương vị, thời tiết của một vùng quê thân thuộc. Để rồi, làm nền cho màu tâm trạng ở khổ sau: “Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã/ Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu.” Hình ảnh dòng sông hiện lên với dáng vẻ lững lờ trôi, không hối hả, vội vã mà như đang tận hưởng sự yên bình của đất trời vào thu. Nhưng trái lại, cánh chim đang vội vã bay về phương xa tìm nơi trú ngụ gợi lên một tâm trang ngổn ngang, vô định. Nổi bật hơn cả phải kể đến là hình ảnh đám mây. Một đám mây mềm mại như một chiếc khăn đang “vắt” một nửa sang mùa thu, nửa còn lại vẫn lưu luyến, không rời mùa hạ. Biện pháp tu từ nhân hóa đã thể hiện rõ một sự tiếc nuối, nửa vời của cảnh vật: một bên đang bước vào thu nhưng một bên vẫn lưu luyến mùa hạ. Điều đó đã thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời khi bước vào thu. Qua đó, tác giả không chỉ muốn thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời mà đồng thời muốn khuyên nhủ chúng ta hãy hào mình vào với thiên nhiên cảnh vật để cùng cảm nhận vẻ đẹp tuyệt vời của nó.

Bài tham khảo 2:

Có lẽ trong bốn mùa xuân hạ thu đông thì mùa thu luôn là mùa được ưu ái hơn cả khi bước vào địa hạt thi ca. Xoay quanh đề tài mùa thu, cổ kim đông tây có biết bao bài thơ hay, gửi gắm những suy nghĩ, tâm tình khác nhau. Nằm trong nguồn mạch chung của văn học, Hữu Thỉnh cũng góp một tâm tình, một bức tranh đẹp đẽ, bình dị của mùa thu Bắc Bộ Việt Nam với bài thơ Sang thu.

Sang thu là thời điểm mở đầu, như một bông hoa chớm nở, nét thu còn chưa rõ, mà mùa hạ vẫn còn vấn vương. Bởi vậy để cảm biết được trọn vẹn tín hiệu, vẻ đẹp của mùa thu cần phải có một tâm hồn rất đỗi tinh tế, nhạy cảm. Và hồn thơ Hữu Thỉnh là một hồn thơ nhạy cảm như vậy.

Mở đầu bài thơ là mùi hương vô cùng quen thuộc – hương ổi:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se

Nếu như mùa thu trước đây đều được cảm nhận bằng những tín hiệu cổ điển như: hoa cúc, cây phong, cây ngô đồng, mới hơn thì có Xuân Diệu, với hình ảnh rặng liễu: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” thì Hữu Thỉnh lại tìm đến một mùi hương hết sức giản dị, thân thương của đồng quê, ấy là hương ổi. Hương ổi đậm sánh phả vào trong gió se, lan rộng vào khắp không gian. Và tác giả “bỗng nhận ra” – trạng thái không chuẩn bị, vô cùng bất ngờ, sửng sốt. Bởi hương thơm ấy, bởi mùa thu tác giả đã chờ đợi biết bao lâu nay cũng đã về. Nó là tiếng kêu vang thích thú, hào hứng khi bất chợt nhận ra khoảnh khắc thu sang. Bằng những cảm nhận hết sức tinh tế, Hữu Thỉnh đã đem đến cho người đọc một vẻ đẹp rất khác, rất bình dị, dân dã của mùa thu Bắc Bộ.

Sau sự ngỡ ngàng khi bất chợt nhận ra tín hiệu của mùa thu, Hữu Thỉnh tiếp tục nhận thấy một tín hiệu khác đó chính là những làn sương mỏng, nhẹ đang chùng chình đi qua ngõ:

Sương chùng chình qua ngõ

Sương mỏng nhẹ, chậm chạp đi qua ngõ, như cố nương lại, cố để báo cho thi nhân biết rằng bản thân cũng là một tín hiệu mỗi khi thu sang. Hình ảnh sương thu xuất hiện làm cho cả không gian ngõ xóm thêm phần mát mẻ, huyền ảo và bình yên. Đồng thời với biện pháp nhân hóa, khiến cho làn sương như có tâm trạng, nó đang chờ đợi và lưu luyến ai. Bằng sự nhạy cảm của các giác quan và sự tinh tế trong tâm hồn, Hữu Thỉnh đã cảm biến đầy đủ những tín hiệu thu về. Đây là biểu hiện của lòng yêu đời và yêu cuộc sống tha thiết.

Sau những bất ngờ, ngỡ ngàng trước khoảnh khắc thu sang, thi nhân mở rộng mọi giác quan để thấy được sự thay đổi của từng sự vật, hiện tượng mỗi độ thu về:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Tầm mắt đã được mở ra với không gian rộng rãi, khoáng đạt hơn. Và ở không gian ấy, ông nhận ra biết bao sự thay đổi của các sự vật, hiện tượng. Khi thu về, sông không còn ồn ào, cuồn cuộn siết chảy mà thay vào đó là chậm chạp, lững lờ, khoan thai. Khi thu sang, thời tiết bắt đầu se lạnh, những chú chim cũng bắt đầu vội vàng đi về phương nam tránh rét. Hai câu thơ với hai sự vật có sự vật động trái ngược nhau: sông dềnh dàng, trên cao chim vội vã. Đó là khoảnh khắc khác biệt của vạn vật, trong thời khắc chuyển giao giữa hai mùa.

Nhưng đặc biệt nhất trong khổ thơ này chính là hình ảnh đám mây. Trong thơ ca Việt Nam nói về đám mây có không ít, là tầng mây xanh ngắt trong thơ Nguyễn Khuyến: Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt; là lớp mây đùn núi bạc trong thơ Huy Cận: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Còn đám mây của Hữu Thỉnh lại có sự hồn nhiên, tinh nghịch, khi nửa vẫn còn ở mùa hạ, nửa lại đã bước chân sang mùa thu. Tác giả đã thật tinh tế khi sử dụng từ “vắt” để nói đến thời điểm giao mùa, đám mây vắt mình lên ranh giới mong manh giữa hai mùa, để rồi đến cuối cùng chỉ còn lại sắc thu đậm nét. Câu thơ cho thấy sự tìm tòi, khám phá và trường liên tưởng thú vị của Hữu Thỉnh khi thời tiết chuyển giao.

Với thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu kết hợp với hình ảnh nhân hóa đặc sắc, Hữu Thỉnh đã đem đến cho thơ ca một mùa thu thật đẹp, thật mộc mạc giản dị. Mùa thu ấy là những rung cảm tinh tế và tài hoa, được cảm nhận qua lăng kính của người nghệ sĩ tha thiết yêu đời, yêu thiên nhiên vạn vật và yêu cuộc sống.

Bài tham khảo 3:

Bài thơ là những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kỳ diệu của thiên nhiên trong buổi giao mùa – thể hiện rõ nhất qua 2 khổ thơ đầu. Mùa thu sang được báo hiệu không phải là sắc “mơ phai” hay hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà là hương ổi thân quen nơi vườn mẹ đã đánh thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se

Câu thơ có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ. Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian. Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ: “bỗng nhận ra” – một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm. Câu thơ không chỉ tả mà còn gợi liên tưởng đến màu vàng ươm, hương thơm lừng, vị giòn, ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê. Và không chỉ có thế, cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng, thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn:

Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sương thu đã được nhân hoá, hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu, gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi: Hình như thu đã về? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu.

Không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng hơn, cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho những rung cảm mãnh liệt trước không gian thu vời vợi:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã

Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng” nhẹ trôi như cố tình chậm lại, những đàn chim vội vã bay về phương nam …Không gian thu thư thái, hữu tình và chứa chan thi vị, đặc biệt là hình ảnh:

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Câu thơ giúp ta hình dung về đám mây mỏng nhẹ, trắng xốp, kéo dài như tấm khăn voan duyên dáng của người thiếu nữ thảnh thơi, nhẹ nhàng “vắt nửa mình sang thu”. Câu thơ có tính tạo hình không gian những lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian: thu bắt đầu sang, hạ chưa qua hết, mùa thu vừa chớm, rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đất trời đang rùng mình thay áo mới.


Bài trước:

👉 Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 118 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com