Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Hướng dẫn soạn Bài 6. Chuyện kể về những người anh hùng. Nội dung bài Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 6, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.


Thực hành tiếng Việt

DẤU CÂU

Câu 1 trang 13 Ngữ Văn 6 tập 2 KNTT

Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau:

Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cơn bão, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh.

Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn.

Trả lời:

– Câu 1 dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi  vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

– Câu 2 dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa gọi gió, gió đến  hô mưa, mưa về.

→ Dấu chấm phẩy được đặt ở câu cuối, có tác dụng ngăn cách các vế phức tạp trong câu ghép.


Câu 2 trang 13 Ngữ Văn 6 tập 2 KNTT

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có dùng dấu chấm phẩy.

Trả lời:

Đáng mong chờ nhất chính là những ngày đầu của năm mới. Đêm giao thừa em luôn thức cùng gia đình, cùng mẹ chuẩn bị đồ để lên bàn thờ chờ bố thắp hương. Đúng lúc 12 giờ, tiếng pháo hoa rộn rã khắp trời cao – thời khắc một năm cũ đã qua đi; mùi hương trầm lan tỏa khắp muôn nơi – một năm mới đã bắt đầu. Tiếng chúc mừng vui vẻ vang lên khắp ngõ xóm. Người người kéo đến nhà nhau chúc mừng năm mới an khang.

Hoặc:

Đến Huế, thật là may mắn khi được nghe những điệu hò, điệu lí ngay trong một con thuyền bồng bềnh trên sông Hương. Huế là quê hương của hò đối đáp, hò giã gạo, hò xay lúa, hò ru em,… ; Huế cũng là nơi có nhiều điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, vàrất nhiều làn điệu dân ca khác như nam bình, nam ai, nam xuân, tương tư khúc, … Trong âm điệu của ca Huế, có biết bao nhiêu là ý tình của người dân cố đô. Có bài sôi nổi, tươi vui; có bài bâng khuâng, tha thiết; lại cũng có bài nghe như tiếc thương, ai oán,… Có lẽ vì thế mà có người nói rằng, đến Huế mà không nghe ca Huế thì cũng là chưa biết gì về Huế.

Hoặc:

Đất nước chúng ta đã được mẹ Thiên nhiên ưu ái ban phát biết bao những cảnh đẹp làm say lòng người. Đâu đâu ta cũng bắt gặp những cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp rất riêng, từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây, từ đồng bằng cho đến miền ngược, từ rừng đến biển,… Đến đây ta chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của vịnh Hạ Long – một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Phong cảnh thiên nhiên Hạ Long đẹp hùng vĩ được tạo nên bởi những khối núi đá vôi mọc lên khỏi mặt nước tĩnh lặng, lẩn khuất trong sương sớm bảng lảng như có bàn tay sắp đặt cố tình của tạo hoá. Vẻ đẹp với rừng núi và biển xanh rộng mênh mông như một bức tranh phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình của Nha Trang sẽ khiến chẳng ai có thể khước từ hay buông lời chê bai. Màu vàng của những đồi cát rộng mênh mang và màu xanh biếc của những hàng dừa cao vút uốn mình quanh bờ biển nơi Mũi Né chính là một trong những cảnh đẹp không thể không nhắc đến. Ngược lên miền núi cao, ta có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các cung đèo Hà Giang; vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa; vẻ đẹp hùng vĩ của thác Bản Giốc. Bất cứ nơi đâu, con người đều có thể có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp sơn thủy hữu tình trên dải đất hình chữ S này.


NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

Câu 3 trang 13 Ngữ Văn 6 tập 2 KNTT

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật Thủy Tinh còn được gọi là “Thần Nước”. Trong tiếng Việt, nhiều từ có yếu tố thuỷ có nghĩa là “nước”. Tìm một số từ có yếu tố thuỷ được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích ngắn gọn nghĩa của những từ đó.

Trả lời:

Thủy điện: là nguồn điện có được từ năng lượng nước.

Thủy triều: là hiện tượng nước biển, nước sông… lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn.

Thủy cung: là khu vui chơi giải trí trong nhà mô phỏng cảnh đại dương với các loại sinh vật đại dương để du khách ngắm nhìn, tham quan.

Thủy thủ: là một người làm việc trên tàu thủy.

Thủy cư: sống ở trong nước.

Thủy quái: quái vật sống dưới nước.


Câu 4 trang 13 Ngữ Văn 6 tập 2 KNTT

Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: hô mưa gọi gió, oán nặng thù sâu. Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu: hô – gọi, mưa – gió, oán – thù, nặng – sâu. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được tạo nên bằng cách đan xen các từ ngữ theo cách tương tự.

Trả lời:

– Giải thích nghĩa:

Hô mưa gọi gió: dùng sức mạnh thần linh để triệu hồi sức mạnh thiên nhiên như mưa và gió

Oán nặng thù sâu: có mối oán thù sâu nặng, dai dẳng theo thời gian, không thể xóa bỏ.

– Một số thành ngữ khác:

+ Ăn cháo đá bát.

+ Đi sớm về khuya.

+ Cày sâu cuốc bẫm.

+ Ăn gió nằm sương.

+ Đội trời đạp đất

+ Chân cứng đá mềm,…


BIỆN PHÁP TU TỪ

Câu 5 trang 13 Ngữ Văn 6 tập 2 KNTT

Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh (Huỳnh Lý) kể và nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.

Trả lời:

– Phép điệp từ:

+ Hai chàng tâu hỏi đồ sắm lễ cần những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”

Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trong một biển nước

– Tác dụng: làm cho câu văn trở nên đầy đủ nội dung, sinh động và diễn tả được toàn bộ nội dung mà tác giả muốn diễn tả.

Hoặc:

– Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng: sự ngang tài sức, mỗi người một vẻ.

– Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh đềnh trên một biển nước: nước ngập mọi nơi, lần lượt, tăng tiến để thể hiện sự tức giận của Thủy Tinh.…


Bài trước:

👉 Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com