Giải bài 1 2 3 4 5 trang 18 sgk Toán 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn giải Bài 4. Phép cộng và phép trừ phân số sgk Toán 6 tập 2 bộ Chân Trời Sáng Tạo. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 trang 18 sgk Toán 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo bao gồm đầy đủ câu trả lời các câu hỏi hoạt động khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng và bài giải các bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 6.


Bài 4 Phép cộng và phép trừ phân số

Hoạt động khởi động trang 15 Toán 6 tập 2 CTST

Quy tắc cộng và trừ phân số có khác với quy tắc cộng và trừ các số nguyên không?

Trả lời:

Quy tắc cộng và trừ phân số cũng tương tự với quy tắc cộng và trừ các số nguyên.


1. Phép cộng hai phân số

Hoạt động khám phá 1 trang 15 Toán 6 tập 2 CTST

Năm người chung nhau làm kinh doanh, mỗi người đóng góp như nhau. Tháng đầu họ lỗ 2 triệu đồng, tháng thứ hai họ lãi 3 triệu đồng.

a) Em hãy dùng phân số chỉ số tiền thu được của mỗi người trong tháng đầu và tháng thứ hai.

b) Gọi 3 là số chỉ số tiền thu được triệu đồng) của mỗi người trong tháng đầu, và ở là số chỉ số tiền thu được triệu đồng của mỗi người trong tháng thứ hai, thì số tiền thu được của mỗi người trong hai tháng được biểu thị bằng phép toán nào?

Trả lời:

a) Tháng đầu mỗi người thu được: \(\frac{{ – 2}}{5}\), tháng thứ hai thu được \(\frac{3}{5}\).

b) Số tiền thu được của mỗi người trong hai toán được biểu thị bằng phép toán:

\(\frac{{ – 2}}{5} + \frac{3}{5}\).


Thực hành 1 trang 16 Toán 6 tập 2 CTST

Tính:

a) \(\frac{4}{{ – 3}} + \frac{{ – 22}}{5}\);

b) \(\frac{{ – 5}}{{ – 6}} + \frac{7}{{ – 8}}\).

Trả lời:

a) Ta có:

$\frac{4}{{ – 3}} + \frac{{ – 22}}{5} =\frac{-4}{{3}} + \frac{{ – 22}}{5}= \frac{{-4.5}}{{3.5}} + \frac{{ – 22.3}}{{5.3}}\\ = \frac{{-20}}{{15}} + \frac{{-66}}{{15}} = \frac{{ – 86}}{{ 15}}$.

b) Ta có:

$\frac{{ – 5}}{{ – 6}} + \frac{7}{{ – 8}} = \frac{{5}}{{6}} + \frac{-7}{{8}}= \frac{{5.4}}{{6.4}} + \frac{{-7.3}}{{8.3}}\\ = \frac{{20}}{{24}} + \frac{{-21}}{{24}} = \frac{-1}{{24}}$.


2. Một số tính chất của phép cộng phân số

Thực hành 2 trang 16 Toán 6 tập 2 CTST

Tính giá trị biểu thức \(\left( {\frac{3}{5} + \frac{{ – 2}}{7}} \right) + \frac{{ – 1}}{5}\) theo cách hợp lí.

Trả lời:

Ta có thể tính như sau:

$\left( {\frac{3}{5} + \frac{{ – 2}}{7}} \right) + \frac{{ – 1}}{5} = \left( {\frac{3}{5} + \frac{{ – 1}}{5}} \right) + \frac{{ – 2}}{7}\\ = \frac{2}{5} + \frac{{ – 2}}{7} = \frac{{14}}{{35}} + \frac{{ – 10}}{{35}} = \frac{4}{{35}}$.


3. Số đối

Thực hành 3 trang 17 Toán 6 tập 2 CTST

Tìm số đối của mỗi phân số sau (có dùng kí hiệu số đối của phân số).

a) \(\frac{{ – 15}}{7}\); b) \(\frac{{22}}{{ – 25}}\);

c) \(\frac{{10}}{9}\); d) \(\frac{{ – 45}}{{ – 27}}\).

Trả lời:

Ta có:

a) Số đối của \(\frac{{ – 15}}{7}\) là \(\frac{{15}}{7}\).

b) Số đối của \(\frac{{22}}{{ – 25}}\) là \(\frac{{22}}{{25}}\).

c) Số đối của \(\frac{{10}}{9}\) là \(\frac{{ – 10}}{9}\).

d) Số đối của\(\frac{{ – 45}}{{ – 27}}\) là \(\frac{{ – 45}}{{27}}\).


4. Phép trừ hai phân số

Thực hành 4 trang 17 Toán 6 tập 2 CTST

Thực hiện phép tính \(\frac{{ – 4}}{3} – \frac{{12}}{5}\).

Trả lời:

Ta thực hiện phép tính như sau:

$\frac{{ – 4}}{3} – \frac{{12}}{5} = \frac{{ – 4}}{3} + \frac{{ – 12}}{5}\\ = \frac{{ – 20}}{{15}} + \frac{{ – 36}}{{15}} = \frac{{ – 56}}{{15}}$.


Thực hành 5 trang 17 Toán 6 tập 2 CTST

Thực hiện phép tính: \( – \left( { – \frac{3}{4}} \right) – \left( {\frac{2}{3} + \frac{1}{4}} \right)\).

Trả lời:

Ta thực hiện phép tính như sau:

$ – \left( { – \frac{3}{4}} \right) – \left( {\frac{2}{3} + \frac{1}{4}} \right)\\ = \frac{3}{4} – \frac{2}{3} – \frac{1}{4}\\ = \left( {\frac{3}{4} – \frac{1}{4}} \right) – \frac{2}{3}\\ = \frac{1}{2} – \frac{2}{3}\\ = \frac{3}{6} – \frac{4}{6}\\ = \frac{{ – 1}}{6}$.


GIẢI BÀI TẬP

Sau đây là phần Giải bài 1 2 3 4 5 trang 18 sgk Toán 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 1 trang 18 Toán 6 tập 2 CTST

Tính giá trị các biểu thức sau theo hai cách (có cách dùng tính chất phép cộng):

a) \(\left( {\frac{{ – 2}}{{ – 5}} + \frac{{ – 5}}{{ – 6}}} \right) + \frac{4}{5}\);

b) \(\frac{{ – 3}}{{ – 4}} + \left( {\frac{{11}}{{ – 15}} + \frac{{ – 1}}{2}} \right)\).

Bài giải:

a) ♦ Cách 1:

Ta tính như sau:

$\left( {\frac{{ – 2}}{{ – 5}} + \frac{{ – 5}}{{ – 6}}} \right) + \frac{4}{5} = \frac{2}{5} + \frac{5}{6} + \frac{4}{5}\\ = \frac{{12}}{{30}} + \frac{{25}}{{30}} + \frac{{24}}{{30}} = \frac{{61}}{{30}}$.

♦ Cách 2:

Ta tính như sau:

$\left( {\frac{{ – 2}}{{ – 5}} + \frac{{ – 5}}{{ – 6}}} \right) + \frac{4}{5} = \left( {\frac{2}{5} + \frac{4}{5}} \right) + \frac{5}{6}\\ = \frac{6}{5} + \frac{5}{6} = \frac{{36}}{{30}} + \frac{{25}}{{30}} = \frac{{61}}{{30}}$.

b) ♦ Cách 1:

Ta tính như sau:

$\frac{{ – 3}}{{ – 4}} + \left( {\frac{{11}}{{ – 15}} + \frac{{ – 1}}{2}} \right) = \frac{3}{4} + \frac{{ – 11}}{{15}} + \frac{{ – 1}}{2}\\ = \frac{{45}}{{60}} + \frac{{ – 44}}{{60}} + \frac{{ – 30}}{{60}}\\ = \frac{{ – 29}}{{60}}$.

♦ Cách 2:

Ta tính như sau:

$\frac{{ – 3}}{{ – 4}} + \left( {\frac{{11}}{{ – 15}} + \frac{{ – 1}}{2}} \right) = \frac{3}{4} + \frac{{ – 11}}{{15}} + \frac{{ – 1}}{2}\\ = \left( {\frac{3}{4} + \frac{{ – 1}}{2}} \right) + \frac{{ – 11}}{{15}}\\ = \left( {\frac{3}{4} + \frac{{ – 2}}{4}} \right) + \frac{{ – 11}}{{15}}\\ = \frac{1}{4} + \frac{{ – 11}}{{15}}\\ = \frac{{15}}{{60}} + \frac{{ – 44}}{{60}}\\ = \frac{{ – 29}}{{60}}$.


Giải bài 2 trang 18 Toán 6 tập 2 CTST

Tìm các cặp phân số đối nhau trong các phân số sau:

\(\frac{{ – 5}}{6}\); \(\frac{{ – 40}}{{ – 10}}\); \(\frac{5}{6}\); \(\frac{{40}}{{ – 10}}\); \(\frac{{10}}{{ – 12}}\).

Bài giải:

Các cặp phân số đối nhau là:

\(\frac{{ – 5}}{6}\) và \(\frac{5}{6}\) (vì \(\frac{{ – 5}}{6}+\frac{5}{6}=0\))

\(\frac{{ – 40}}{{ – 10}}\) và \(\frac{{40}}{{ – 10}}\) (vì \(\frac{{ – 40}}{{ – 10}}+\frac{{40}}{{ – 10}}=4+(-4)=0\))

\(\frac{5}{6}\) và \(\frac{{10}}{{ – 12}}\) (vì \(\frac{5}{6} +\frac{{10}}{{ – 12}}=0\))


Giải bài 3 trang 18 Toán 6 tập 2 CTST

Người ta mở hai vòi nước cùng chảy vào một bể. Vòi thứ nhất mỗi giờ chảy được \(\frac{1}{7}\) bể, vòi thứ hai mỗi giờ chảy được \(\frac{1}{5}\) bể. Nếu mở đồng thời cả hai vòi, mỗi giờ được mấy phần bể?

Bài giải:

Nếu mở đồng thời cả hai vòi, mỗi giờ được:

\(\frac{1}{7} + \frac{1}{5} = \frac{5}{{35}} + \frac{7}{{35}} = \frac{{12}}{{35}}\) (bể)

Vậy nếu mở đồng thời cả hai vòi, mỗi giờ được $\frac{{12}}{{35}}$ phần bể.


Giải bài 4 trang 18 Toán 6 tập 2 CTST

Bảo đọc hết một quyển sách trong 4 ngày. Ngày thứ nhất đọc được \(\frac{2}{5}\) quyển sách, ngày thứ hai đọc được \(\frac{1}{3}\) quyển sách, ngày thứ ba đọc được \(\frac{1}{4}\) quyển sách. Hỏi hai ngày đầu Bảo đọc nhiều hơn hay ít hơn hai ngày sau? Tim phân số để chỉ số chênh lệch đó.

Bài giải:

Hai ngày đầu Bảo đọc được:

\(\frac{2}{5} + \frac{1}{3} = \frac{{11}}{{15}}\) (quyển sách)

Hai ngày sau bảo đọc được là:

\(1 – \frac{{11}}{{15}} = \frac{4}{{15}}\) (quyển sách)

Vì \(\frac{{11}}{{15}} > \frac{4}{{15}}\) nên hai ngày đầu Bảo đọc được nhiều hơn hai ngày sau.

Phân số chỉ số chênh lệch là:

\(\frac{{11}}{{15}} – \frac{4}{{15}} = \frac{7}{{15}}\) (quyển sách)

Vậy hai ngày đầu Bảo đọc được nhiều hơn hai ngày sau và phân số chỉ số chênh lệch là $\frac{7}{{15}}$.


Giải bài 5 trang 18 Toán 6 tập 2 CTST

Đố vui

Viết phân số sau ở dạng tổng các phân số có mẫu số là số tự nhiên khác nhau nhưng có cùng tử số là 1.

a) \(\frac{2}{3}\); b)\(\frac{8}{{15}}\)

c) \(\frac{7}{8}\); d) \(\frac{{17}}{{18}}\).

Gợi ý:

a) \(\frac{2}{3} = \frac{1}{2} + ?;\)

c) \(\frac{7}{8} = \frac{1}{2} + ? + ?;\)

Bài giải:

Dựa vào gợi ý ta viết được như sau:

a) \(\frac{2}{3} = \frac{4}{6} = \frac{1}{6} + \frac{3}{6} = \frac{1}{6} + \frac{1}{2}\)

b) \(\frac{8}{{15}} = \frac{5}{{15}} + \frac{3}{{15}} = \frac{1}{5} + \frac{1}{3}\)

c) \(\frac{7}{8} = \frac{4}{8} + \frac{2}{8} + \frac{1}{8} = \frac{1}{2} + \frac{1}{4} + \frac{1}{8}\)

d) \(\frac{{17}}{{18}} = \frac{9}{{18}} + \frac{6}{{18}} + \frac{2}{{18}} = \frac{1}{2} + \frac{1}{3} + \frac{1}{9}\).


Bài trước:

👉 Giải bài 1 2 3 4 trang 15 sgk Toán 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 Giải bài 1 2 3 trang 20 sgk Toán 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 18 sgk Toán 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 6 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com