Giải bài 1 2 3 trang 20 sgk Toán 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn giải Bài 5. Phép nhân và phép chia phân số sgk Toán 6 tập 2 bộ Chân Trời Sáng Tạo. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 trang 20 sgk Toán 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo bao gồm đầy đủ câu trả lời các câu hỏi hoạt động khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng và bài giải các bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 6.


Bài 5 Phép nhân và phép chia phân số

Hoạt động khởi động trang 19 Toán 6 tập 2 CTST

Phép nhân và phép chia phân số có quan hệ như thế nào?

Trả lời:

Sau bài học này chúng ta sẽ biết được quan hệ giữa phép nhân và phép chia phân số.


1. Nhân hai phân số

Hoạt động khám phá 1 trang 19 Toán 6 tập 2 CTST

Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là -32 m. Độ cao của đáy sông Sài Gòn bằng \(\frac{5}{8}\) ở độ cao của đáy vịnh Cam Ranh. Hỏi độ cao của đáy sông Sài Gòn là bao nhiêu mét?

Trả lời:

Độ cao của đáy sông Sài Gòn là:

\( – 32.\frac{5}{8} = \frac{{ – 32.5}}{8} = – 20\) (mét)

Vậy độ cao của đáy sông Sài Gòn là $−20$ m.


2. Một số tính chất của phép nhân phân số

Thực hành 1 trang 19 Toán 6 tập 2 CTST

Tính giá trị biểu thức sau theo cách hợp lí.

\(\left( {\frac{{20}}{7}.\frac{{ – 4}}{{ – 5}}} \right) + \left( {\frac{{20}}{7}.\frac{3}{{ – 5}}} \right)\).

Trả lời:

Ta có thể tính như sau:

$\left( {\frac{{20}}{7}.\frac{{ – 4}}{{ – 5}}} \right) + \left( {\frac{{20}}{7}.\frac{3}{{ – 5}}} \right) = \frac{{20}}{7}.\left( {\frac{{ – 4}}{{ – 5}} + \frac{3}{{ – 5}}} \right)\\ = \frac{{20}}{7}.\left( {\frac{{ – 1}}{{ – 5}}} \right) = \frac{{20}}{7}.\frac{1}{5} = \frac{{20}}{{35}} = \frac{4}{7}$.


3. Chia phân số

Hoạt động khám phá 2 trang 19 Toán 6 tập 2 CTST

Một hình chữ nhật có diện tích \(\frac{{48}}{{35}}\) m2 và có chiều dài là \(\frac{6}{5}\) m. Tính chiều rộng của hình chữ nhật đó.

Trả lời:

Ta có:

Diện tích hình chữ nhật = Chiều dài . chiều rộng.

⇒ Chiều rộng = Diện tích hình chữ nhật : Chiều dài.

Vậy chiều rộng của hình chữ nhật đó là:

\(\frac{{48}}{{35}}:\frac{6}{5} = \frac{{48}}{{35}}.\frac{5}{6} = \frac{{6.8}}{{7.5}}.\frac{5}{6} = \frac{8}{7}\) (m)


Thực hành 2 trang 20 Toán 6 tập 2 CTST

Tính:

a) \(\frac{{ – 2}}{7}:\frac{4}{7}\); b) \(\frac{{ – 4}}{5}:\frac{{ – 3}}{{11}}\);

c) \(4:\frac{{ – 2}}{5}\); d) \(\frac{{15}}{{ – 8}}:6\).

Trả lời:

a) Ta có:

\(\frac{{ – 2}}{7}:\frac{4}{7} = \frac{{ – 2}}{7}.\frac{7}{4} = \frac{{ – 2}}{4} = \frac{{ – 1}}{2}\)

b) Ta có:

\(\frac{{ – 4}}{5}:\frac{{ – 3}}{{11}} = \frac{{ – 4}}{5}.\frac{{11}}{{ – 3}} = \frac{{ – 44}}{{ – 15}} = \frac{{44}}{{15}}\)

c) Ta có:

\(4:\frac{{ – 2}}{5} = 4.\frac{5}{{ – 2}} = \frac{{20}}{{ – 2}} = – 10\)

d) Ta có:

\(\frac{{15}}{{ – 8}}:6 = \frac{{15}}{{ – 8}}.\frac{1}{6} = \frac{{ – 15}}{{48}}= \frac{{ – 5}}{{16}}\).


GIẢI BÀI TẬP

Sau đây là phần Giải bài 1 2 3 trang 20 sgk Toán 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 1 trang 20 Toán 6 tập 2 CTST

Tính giá trị của biểu thức.

a) \(\left( {\frac{{ – 2}}{{ – 5}}:\frac{3}{{ – 4}}} \right).\frac{4}{5}\)

b) \(\frac{{ – 3}}{{ – 4}}:\left( {\frac{7}{{ – 5}}.\frac{{ – 3}}{2}} \right)\)

c) \(\frac{{ – 1}}{9}.\frac{{ – 3}}{5} + \frac{5}{{ – 6}}.\frac{{ – 3}}{5} + \frac{5}{2}.\frac{{ – 3}}{5}.\)

Bài giải:

Ta tính như sau:

a) Ta có:

$\left( {\frac{{ – 2}}{{ – 5}}:\frac{3}{{ – 4}}} \right).\frac{4}{5} = \left( {\frac{2}{5}.\frac{{ – 4}}{3}} \right).\frac{4}{5}\\ = \frac{{ – 8}}{{15}}.\frac{4}{5} = \frac{{ – 32}}{{75}}$.

b) Ta có:

$\frac{{ – 3}}{{ – 4}}:\left( {\frac{7}{{ – 5}}.\frac{{ – 3}}{2}} \right) = \frac{3}{4}:\frac{{ – 21}}{{ – 10}}\\ = \frac{3}{4}.\frac{{10}}{{21}} = \frac{{30}}{{84}} = \frac{5}{14}$.

c) Ta có:

$\frac{{ – 1}}{9}.\frac{{ – 3}}{5} + \frac{5}{{ – 6}}.\frac{{ – 3}}{5} + \frac{5}{2}.\frac{{ – 3}}{5}.\\ = \frac{{ – 3}}{5}.\left( {\frac{{ – 1}}{9} + \frac{5}{{ – 6}} + \frac{5}{2}} \right)\\ = \frac{{ – 3}}{5}.\left( {\frac{{ – 2}}{{18}} + \frac{{ – 15}}{{18}} + \frac{{45}}{{18}}} \right)\\ = \frac{{ – 3}}{5}.\frac{{28}}{{18}}\\ = \frac{{ – 3}}{5}.\frac{{14}}{9}\\ = \frac{{ – 14}}{{15}}$.


Giải bài 2 trang 20 Toán 6 tập 2 CTST

Một ô tô chạy hết 8 phút trên một đoạn đường với vận tốc trung bình 40 km/h. Hãy tính độ dài đoạn đường đó. Người lái xe muốn thời gian chạy hết đoạn đường đó chỉ 5 phút thì ô tô phải chạy với vận tốc trung bình bao nhiêu?

Bài giải:

Ta đổi:

8 phút =\(\frac{8}{{60}}\)= \(\frac{2}{{15}}\) giờ.

5 phút = \(\frac{5}{{60}}\)=\(\frac{1}{{12}}\) giờ.

Độ dài quãng đường đó là:

\(\frac{2}{{15}}\). 40 = \(\frac{{16}}{3}\) (km)

Người lái xe muốn thời gian chạy hết quãng đường đó chỉ 5 phút thì ô tô phải chạy với vận tốc trung bình là:

\(\frac{{16}}{3}\) : \(\frac{1}{{12}} = 64\) (km/h)

Đáp số: 64 km/h.


Giải bài 3 trang 20 Toán 6 tập 2 CTST

Tính diện tích hình chữ nhật ABCD ở hình bên theo hai cách, trong đó có cách tính tổng diện tích các hình chữ nhật AEFD và EBCF. Hai cách đó minh hoạ tính chất nào của phép nhân phân số?

Bài giải:

♦ Cách 1: Tính chiều dài của hình chữ nhật ABCD sau đó tính diện tích.

Chiều dài hình chữ nhật ABCD là:

\(\dfrac{3}{4} + \dfrac{9}{8} = \dfrac{{15}}{8}\,(m)\)

Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

\(\dfrac{4}{7}.\dfrac{{15}}{8} = \dfrac{{15}}{{14}}\) (m2)

♦ Cách 2: Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng tổng diện tích hai hình chữ nhật ADFE và BCFE.

Diện tích hình chữ nhật ADFE là:

\(\dfrac{3}{4}.\dfrac{4}{7} = \dfrac{3}{7}\)(m2)

Diện tích hình chữ nhật BCFE là:

\(\dfrac{4}{7}.\dfrac{9}{8} = \dfrac{9}{{14}}\) (m2)

Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

\(\dfrac{3}{7} + \dfrac{9}{{14}} = \dfrac{{15}}{{14}}\) (m2)

Nhận xét: Hai cách trên minh họa tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

\((\dfrac{3}{4} + \dfrac{9}{8}). \dfrac{4}{7}=\dfrac{3}{4}.\dfrac{4}{7}+\dfrac{4}{7}.\dfrac{9}{8}\).


Bài trước:

👉 Giải bài 1 2 3 4 5 trang 18 sgk Toán 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 Giải bài 1 2 3 4 trang 22 sgk Toán 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 trang 20 sgk Toán 6 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 6 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com