Soạn bài Lai Tân sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Hướng dẫn soạn Bài 4. TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ. Nội dung bài Soạn bài Lai Tân sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 8, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


VĂN BẢN 2

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1 trang 85 Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT

Bác Hồ (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm con đường cứu nước. Hãy kể tên một số nơi Bác đã từng đặt chân tới.

Trả lời:

Bác đã từng đặt chân tới nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. Sau đó đến Liên Xô.


Câu 2 trang 85 Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT

Hãy nêu tên một số bài thơ của Hồ Chí Minh mà em biết.

Trả lời:

Một số bài thơ của Hồ Chí Minh: Cảnh rừng Pác Bó, Bài ca Trần Hưng Đạo, Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Nhóm lửa….


ĐỌC VĂN BẢN

Lai Tân

Theo dõi trang 85 Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT

Vị trí xã hội của các nhân vật.

Trả lời:

Vị trí xã hội của các nhân vật: ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng đây là các quan lại đứng đầu bộ máy nhà nước.


Theo dõi trang 85 Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT

Hành động của các nhân vật.

Trả lời:

– Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc làm pháp phạm.

– Cảnh trưởng tham ăn tiền của phạm nhân bị giải.

– Huyện trưởng chong đèn – đốt đèn bàn không chú ý tới công việc.


SAU KHI ĐỌC

Nội dung chính:

Bài thơ Lai Tân đã ghi lại những điều Bác mắt thấy tai nghe trong những ngày bị giam cầm trong nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch. Phản ánh hiện thực nhà tù và một phần xã hội Trung Quốc.


TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1 trang 86 Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT

Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.

Trả lời:

– Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

– Dựa vào câu thơ thứ hai hiệp vần với câu thơ thứ 4 “tiền – thiên”, bốn câu thơ theo thứ tự là các câu khai – thừa – chuyển – hợp. Bài thơ tuân theo luật bằng trắc.


Câu 2 trang 86 Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT

Em hãy cho biết mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng. Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy?

Trả lời:

– Mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng: ngày ngày đánh bạc, cảnh trưởng thì ăn tiền của phạm nhân.

– Căn cứ vào bản phiên âm của bài thơ “thiên thiên đố”, “giải phạm tiền”.


Câu 3 trang 86 Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT

Phải chăng sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng, tác giả muốn dành tặng lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ? Em thử suy đoán huyện trưởng “chong đèn” để làm gì?

Trả lời:

– Tác giả muốn phê phán kẻ cầm đầu trong bộ máy quản lí nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân.

– “Chong đèn”: Huyện trưởng chong đèn làm việc công để làm chuyện mờ ám – hút thuốc phiện.


Câu 4 trang 86 Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT

Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì khác biệt so với hai câu thơ đầu?

Trả lời:

Nếu hai câu thơ đầu nói về sự tham nhũng của quan dưới thì câu thơ thứ ba nói về thói ăn chơi hưởng lạc của quan trên.

→ Thể hiện sự thờ ơ, vô trách nhiệm, chìm ngập trong tận cùng của tệ nạn.


Câu 5 trang 86 Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT

Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc nhóm thành phần nào trong xã hội? Hãy làm rõ dụng ý của tác giả khi nhằm vào nhóm đối tượng này.

Trả lời:

Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc bộ máy chính quyền Lai Tân:

– Ban trưởng nhà giam – con người thực thi pháp luật nơi nhà tù cai quan tù nhân lại chuyên đánh bạc.

– Cảnh trưởng kiếm ăn quanh – hành động của một kẻ cướp cạn, trấn lột xương tủy của tù nhân, rất dơ bẩn và tàn nhẫn.

– Huyện trưởng chong đèn làm công việc – cứ ngỡ là đang thâu đêm suốt tháng để lo công việc, đắm chìm trong công việc quên cả nghỉ ngơi. Nhưng không – đó là đang hút thuốc phiện – người có chức vụ lớn thì lại thờ ơ, vô trách nhiệm, chìm ngập trong tận cùng của tệ nạn.

⇒ Tác giả muốn phê phán chính quyền Lai Tân thối nát, mục rỗng; quan trên chỉ lo vui chơi hưởng lạc, quan dưới tham nhũng, ăn chơi.


Câu 6 trang 86 Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT

Theo em, nội dung câu kết có mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước không? Vì sao?

Trả lời:

Nội dung câu kết không mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước vì: Ba tiếng thái bình thiên một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, bất ngờ (người đọc chờ một câu kết tựa như một cú đòn sấm sét, hạ gục đối thủ).

Hoặc:

Có mâu thuẫn vì mục đích tạo tiếng cười châm biếm về bộ máy chính quyền Lai Tân thối nát và vô trách nhiệm.


VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân qua lời nhận xét: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Bài tham khảo 1:

“Lai Tân” là một bài thơ nhằm tố cáo cái hiện thực xấu xa, thối nát của xã hội Trung Quốc thời ấy đồng thời là tiếng cười châm biếm của nhà thơ về những “con người” trong đám chức sắc ở Lai Tân mà nhà thơ nhìn thấy. Câu thơ toát lên một nụ cười châm biếm nhẹ nhàng mà sâu sắc. Nhà thơ như hỏi một cách bâng quơ: Lai Tân với hệ thống quan lại và chính quyền như vậy, thế mà !‘vẫn thái bình như xưa”. Cách mỉa mai, châm biếm của tác giả “’Ngục trung nhật kí” là thế! Tính “hướng nội” của “Nhật kí trong tù” được thể hiện rất rõ về mặt đặc điểm thể loại, nó vừa là nhật kí lại vừa là thơ, chủ yếu là thơ trữ tình, tác giả viết cho mình, để mà suy ngẫm, để mà chiêm nghiệm, “Vừa ngẫm vừa đợi đến ngày tự do”. Vì thế, bài thơ “Lai Tân” tuy có nêu ra ba chân dung về Ban trưởng, Cảnh trưởng, Huyện trưởng tiêu biểu cho cái xấu xa, đồi bại của bọn quan lại chính quyền Tưởng Giới Thạch thuở ấy, nhưng chỉ là để mỉa mai, châm biếm cái nghịch lý, nghịch cảnh mà nhà thơ đã và đang phải đối diện và cam chịu.

Bài tham khảo 2:

“Lai Tân” là một bài thơ nhằm tố cáo cái hiện thực xấu xa, thối nát của xã hội Trung Quốc thời ấy. Bài thơ cũng là tiếng cười châm biếm của nhà thơ về những “con người” trong đám chức sắc ở Lai Tân mà nhà thơ nhìn thấy. Câu thơ toát lên một nụ cười châm biếm nhẹ nhàng mà sâu sắc. Nhà thơ như hỏi một cách bâng quơ: Lai Tân với hệ thống quan lại và chính quyền như vậy, thế mà vẫn thái bình như xưa”. Cách mỉa mai, châm biếm của tác giả “’Ngục trung nhật kí” là thế! Tính “hướng nội” của “Nhật kí trong tù” được thể hiện rất rõ về mặt đặc điểm thể loại, nó vừa là nhật kí lại vừa là thơ, chủ yếu là thơ trữ tình, tác giả viết cho mình, để mà suy ngẫm, để mà chiêm nghiệm, “Vừa ngẫm vừa đợi đến ngày tự do”. Vì thế, bài thơ “Lai Tân” tuy có nêu ra ba chân dung về Ban trưởng, Cảnh trưởng, Huyện trưởng tiêu biểu cho cái xấu xa, đồi bại của bọn quan lại chính quyền Tưởng Giới Thạch thuở ấy.

Bài tham khảo 3:

Câu thơ cuối cùng của bài thơ Lai Tân đã thể hiện chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Thối nát như vậy thì “thái bình” sao nổi, đang loạn đấy chứ. “Y cựu” đối với “Lai Tân”. Lai Tân mà văn như xưa. Nghĩa là cái thối nát thành nề nên không đổi. Tiếng cười mỉa mai chua chát toát ra tư cách nói ngược và nghệ thuật chơi chữ ấy. Tiêu cực thi có nhưng cuộc sống vẫn yên ổn, đất nước thì “vẫn thái bình, thịnh trị”. Lời ngụy biện mị dân ấy thật là tội lỗi quá lớn. Cái vỏ bề ngoài bình yên nhưng bên trong rường cột bị đục khoét rỗng cả rồi. Cái trời đất Lai Tân này sắp sụp đổ.


Bài trước:

👉 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 84 sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Lai Tân sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 8 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com