Hướng dẫn Giải bài 15 16 17 trang 80 sgk Toán 6 tập 2

Hướng dẫn giải Bài §3. Số đo góc, chương II – Góc, sách giáo khoa toán 6 tập hai. Nội dung bài giải bài 15 16 17 trang 80 sgk toán 6 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần hình học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

1. Đo góc

Nhận xét:

Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt là \({180^0}\)

Số đo của mỗi góc không vượt quá \({180^0}\)

2. So sánh hai góc

Ta so sánh hai góc bằng cách so sánh số đo của chúng.

Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.

Hai góc bằng nhau ở hình 14 được kí hiệu là \(\widehat {xOy} = \widehat {uIv}\)

Góc sOt lớn hơn góc pIq nếu số đo của góc sOt lớn hơn số đo của góc pIq, ta viết: \(\widehat {sOt}\,\, > \,\,\widehat {pIq}\) (h.15).

Khi đó, ta còn nói: góc pIq nhỏ hơn góc sOt và viết \(\widehat {pIq}\, < \,\,\widehat {sOt}\)

3. Góc vuông. Góc nhọn. Góc tù

Góc có số đo bằng \({90^0}\) là góc vuông. Số đo của góc vuông còn được kí hiệu là 1v.

Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.

Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.

4. Ví dụ minh họa

Trước khi đi vào giải bài 15 16 17 trang 80 sgk toán 6 tập 2, chúng ta hãy tìm hiểu các ví dụ điển hình sau đây:

Ví dụ 1: 

Một học sinh làm một mặt đồng hồ như hình. Hãy đo để kiểm tra xem đồng hồ đó kẻ đúng hay sai?

Bài giải:

Gọi O là gốc chung của hai kim đồng hồ. Chẳng hạn lúc 3 giờ, kim giờ chỉ số III, kim phút chỉ số XII, ta có góc IIIOXII. Kiểm tra xem các góc IOII, IIOIII, IIIOIV,…có bằng nhau hay không.

Ví dụ 2: 

Hai lúc mấy giờ đúng kim phút và kim giờ của đồng hồ tạo thành góc \({0^0},\,\,{60^0},\,{90^0},\,{150^0},\,\,{180^0}\)?

Bài giải:

Kim phút và kim giờ tạo thành góc \({0^0}\) lúc 12 giờ

Ví dụ 3: 

Đổi thành độ, phút:

\(\begin{array}{l}15,{25^0}\\30,{5^0}\end{array}\)

Bài giải:

\(\begin{array}{l}15,{25^0} = 15.\frac{{\,\,{1^0}}}{4} = {15^0}15′ = 915’\\30,{5^0} = 30.\frac{{\,\,\,{1^0}}}{2} = {30^0}30′ = 1830′.\end{array}\)

Ví dụ 4: 

Hãy cho biết mỗi câu sau đây là đúng hay sai?

a) Góc có số đo \({135^0}\) là góc nhọn.

b) Góc có số đo \({75^0}\) là góc tù

c) Góc có số đo \({90^0}\) là góc bẹt

d) Góc có số đo \({180^0}\) là góc vuông

e) Một góc không phải là góc tù thì phải là góc nhọn

f) Một góc không phải là góc vuông thì phải là góc tù

g) Một góc bé hơn góc bẹt thì phải là góc tù

h) Góc nhỏ hơn 1v là góc nhọn

i) Góc tù nhỏ hơn góc bẹt

Bài giải:

Câu đúng là:

h) Góc nhỏ hơn 1v là góc nhọn

i) Góc tù nhỏ hơn góc bẹt

Câu sai là:

a) Góc có số đo \({135^0}\) là góc nhọn.

b) Góc có số đo \({75^0}\) là góc tù

c) Góc có số đo \({90^0}\) là góc bẹt

d) Góc có số đo \({180^0}\) là góc vuông

e) Một góc không phải là góc tù thì phải là góc nhọn

f) Một góc không phải là góc vuông thì phải là góc tù

g) Một góc bé hơn góc bẹt thì phải là góc tù

Ví dụ 5: 

Cho hình:

a. Hãy đọc tên các góc đỉnh O có trong hình đó.

b. Cho biết số đo của góc nhọn đỉnh O, một cạnh là Ot có trong hình đó.

c. Cho biết số đo của góc nhọn đỉnh O, một cạnh là Om có trong hình đó.

d. Hãy đo và cho biết tên của các góc vuông đỉnh O có trong hình đó.

e. Cho biết số đo của các góc tù đỉnh O có trong hình đó.

f. Hãy đo và cho biết tên của góc bẹt đỉnh O có trong hình đó.

Bài giải:

a. Ta có các góc đỉnh O là: mOt, mOz, mOw, mOn, nOt, nOz, nOw, wOt, wOz, zOt.

b. \(\widehat {tOz}\,\, = \,{45^0}\)

c. \(\widehat {mOn}\, = \,{30^0}\)

d. \(\widehat {mO{\rm{w}}}\,\, = \,\,{90^0}\) và \(\widehat {mOz}\,\, = \,{135^0}\)

e. \(\widehat {tOn}\, = \,{150^0}\) và \(\widehat {mOz}\,\, = \,{135^0}\)

f. \(\widehat {tOm}\, = \,{180^0}\)

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 15 16 17 trang 80 sgk toán 6 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần hình học 6 kèm bài giải chi tiết bài 15 16 17 trang 80 sgk toán 6 tập 2 của bài §3 Số đo góc chương II – Góc cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 15 16 17 trang 80 sgk toán 6 tập 2
Giải bài 15 16 17 trang 80 sgk toán 6 tập 2

1. Giải bài 15 trang 80 sgk Toán 6 tập 2

Ta có thể xem kim phút và kim giờ của đồng hồ là hai tia chung gốc(Gốc trùng với trục quay của hai kim). Tại mỗi thời điểm hai kim tạo thành một góc. Tìm số đo của góc đó lúc 2 giờ, 3 giờ, 5 giờ, 10 giờ.

Bài giải:

Vào lúc 6 giờ đúng, kim giờ và kìm phút thẳng hàng với nhau, chúng tạo thành góc \(180^{0}\).

Do \(180^{0}\) : \(6= 130^{0}\) nên mỗi giờ kim đồng hồ quay được góc \(30^{0}\)

Góc giữa hai kim:

Lúc 2 giờ là \(30^{0}\) \(.2=60^{0}\)

Lúc 5 giờ là \(30^{0}\) \(.5=150^{0}\)

Lúc 10 giờ là \(30^{0}\) \(.2=60^{0}\)

Lúc 3 giờ là \(30^{0}\) \(.3=90^{0}\)

Lúc 6 giờ là \(30^{0}\) \(.6=180^{0}\)


2. Giải bài 16 trang 80 sgk Toán 6 tập 2

Khi hai tia Ox, Oy trùng nhau, trong trường hợp cần thiết, ta cũng gọi xOy là một góc và gọi là “góc không”. Số đo của góc là \(0^{0}\). Tìm số đo của góc tạo bởi kim giờ và kim phút lúc 12 giờ.

Bài giải:

Vào lúc 12 giờ thì kim phút và kim giờ trùng nhau nên góc do chúng tạo thành bằng \(0^{0}\)


3. Giải bài 17 trang 80 sgk Toán 6 tập 2

Đố: Một em học sinh đề nghị làm một thước đo góc hình chữ nhật như hình 22, các đoạn thẳng trên các cạnh BC, CD, DA có độ dài bằng nhau.

Hãy đo để kiểm tra xem thước đó đúng hay sai.

Bài giải:

Các em tự thực hành đo.

Kết quả là: Thước đo góc này sai


Câu trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 15 16 17 trang 80 sgk toán 6 tập 2!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com