§6 So sánh phân số – Trắc nghiệm và giải bài 37 38 trang 23 sgk Toán 6 tập 2

Hướng dẫn giải Bài §6. So sánh phân số, chương III – Phân số, sách giáo khoa toán 6 tập hai. Nội dung bài trắc nghiệm và giải bài 37 38 trang 23 sgk toán 6 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

Bài trước ta đã biết làm thế nào để quy đồng 2 hay nhiều phân số. Bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu cách so sánh các phân số với nhau qua bài 6 So sánh phân số.

1. So sánh hai phân số cùng mẫu

So sánh 2 phân số cùng mẫu ta có quy tắc:

Trong hai phân số bất kì có cùng một mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

Ví dụ: So sánh các cặp phân số sau

a) \(\frac{-2}{3} ;\frac{-5}{3}\)

b) \(\frac{4}{-7} ;\frac{-5}{7}\)

Bài giải:

a)  Vì \(-2>-5\Rightarrow \frac{-2}{3} >\frac{-5}{3}\)

b) Vì 2 phân số chưa có cùng mẫu dương nên ta sẽ biến đổi: \(\frac{4}{-7}=\frac{-4}{7}\) và ta sẽ so sánh \(\frac{-4}{7};\frac{-5}{7}\)

Vì \(-4>-5\Rightarrow \frac{4}{-7}=\frac{-4}{7}>\frac{-5}{7}\)

2. So sánh hai phân số không cùng mẫu

So sánh 2 phân số không cùng mẫu ta có quy tắc:

Muốn so sánh 2 phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau: Phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn

Ví dụ: So sánh 2 phân số sau: \(\frac{3}{-7}\) và \(\frac{-2}{5}\)

Bài giải:

Đưa về mẫu dương: \(\frac{3}{-7}=\frac{-3}{7}\)

Quy đồng mẫu các phân số: \(\frac{-3}{7}\) và \(\frac{-2}{5 }\)

\(\frac{-3}{7}=\frac{(-3).5}{7.5}=\frac{-15}{35}\); \(\frac{-2}{5}=\frac{(-2).7}{5.7}=\frac{-14}{35}\)

Vì \(-15<-14\Rightarrow \frac{-15}{35}<\frac{-14}{35}\Rightarrow \frac{-3}{7}<\frac{-2}{5}\Rightarrow \frac{3}{-7}<\frac{-2}{5}\)

3. Ví dụ minh họa

Trước khi đi vào trắc nghiệm và giải bài 37 38 trang 23 sgk toán 6 tập 2, chúng ta hãy tìm hiểu các ví dụ điển hình sau đây:

Ví dụ 1: 

So sánh 2 phân số sau:

a) \(\frac{2}{5};\frac{3}{5}\)

b) \(\frac{2}{-9};\frac{-4}{9}\)

Bài giải:

a) Vì \(2<3\Rightarrow \frac{2}{5}<\frac{3}{5}\)

b) Ta có: \(\frac{2}{-9}=\frac{-2}{9}\) và vì \(-2>-4\Rightarrow \frac{2}{-9}=\frac{-2}{9}>\frac{-4}{9}\)

Ví dụ 2: 

So sánh 2 phân số sau: \(\frac{7}{12};\frac{9}{16}\)

Bài giải:

BCNN (12;16)=48 nên ta có:

\(\frac{7}{12}=\frac{7.4}{12.4}=\frac{28}{48};\frac{9}{16}=\frac{9.3}{16.3}=\frac{27}{48}\)

Vì \(28>27\Rightarrow \frac{7}{12}=\frac{28}{48}>\frac{27}{48}=\frac{9}{16}\)

Ví dụ 3: 

Tìm các phân số có mẫu là 12 lớn hơn \(\frac{-2}{3}\) và nhỏ hơn \(\frac{-1}{4}\)

Bài giải:

Ta sẽ quy đồng: BCNN (3;4)=12 nên  \(\frac{-2}{3}=\frac{(-2).4}{3.4}=\frac{-8}{12}\)

và \(\frac{-1}{4}=\frac{(-1).3}{4.3}=\frac{-3}{12}\). Khi đó các phân số cần tìm sẽ có mẫu là 12 và lớn hơn \(\frac{-8}{12}\) và nhỏ hơn \(\frac{-3}{12}\) là các số:

\(\frac{-7}{12};\frac{-6}{12};\frac{-5}{12};\frac{-4}{12}\)

Ví dụ 4: 

Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự tăng dần: \(\frac{-5}{6};\frac{7}{8};\frac{7}{24};\frac{16}{17}\)

Bài giải:

BCNN (6,8,24,17)=24.17=408 nên:

\(\frac{5}{6}=\frac{5.68}{6.68}=\frac{340}{408};\frac{7}{8}=\frac{7.51}{8.51}=\frac{357}{408};\frac{7}{24}=\frac{7.17}{24.17}=\frac{119}{408};\frac{16}{17}=\frac{16.24}{17.24}=\frac{384}{408}\)

\(\Rightarrow \frac{7}{24}<\frac{5}{6}<\frac{7}{8}<\frac{16}{17}\)

Dưới đây là trắc nghiệm bài §6 So sánh phân số. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Trắc nghiệm

Phần trắc nghiệm bài §6 So sánh phân số sgk toán 6 tập 2 có 5 câu hỏi cùng đáp án với 4 lựa chọn A, B, C, D. Các bạn hãy vận dụng các kiến thức cơ bản trong bài học để làm tốt nhé. Các bạn có thể kiểm tra lại đáp án của mình xem có khớp với phần đáp án mà Giaibaisgk đưa ra phía dưới nhé.

1. Câu 1:

So sánh 2 phân số: \(\frac{-3}{5}\) và \(\frac{-4}{5}\)

  • A. \(\frac{-3}{5}>\frac{-4}{5}\)
  • B. \(\frac{-3}{5}=\frac{-4}{5}\)
  • C. \(\frac{-3}{5}<\frac{-4}{5}\)
  • D. Không thể so sánh

2. Câu 2:

So sánh 2 phân số \(\frac{-11}{12};\frac{17}{-18}\) 

  • A. \(\frac{-11}{12}< \frac{17}{-18}\)
  • B. \(\frac{-11}{12}> \frac{17}{-18}\)
  • C. \(\frac{-11}{12}= \frac{17}{-18}\)
  • D. Không thể so sánh

3. Câu 3:

Trong các số sau có bao nhiêu phân số là số dương: \(\frac{1}{4};\frac{-2}{3};\frac{5}{-7};\frac{-4}{-9};\frac{-(-3)}{7}\) 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

4. Câu 4:

Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự giảm dần: \(\frac{4}{5};\frac{7}{10};\frac{23}{25}\)

  • A. \(\frac{23}{25}>\frac{7}{10}>\frac{4}{5}\)
  • B. \(\frac{23}{25}>\frac{4}{5}>\frac{7}{10}\)
  • C. \(\frac{4}{5}>\frac{23}{25}>\frac{7}{10}\)
  • D. \(\frac{4}{5}>\frac{7}{10}>\frac{23}{25}\)

5. Câu 5:

2 người A và B cùng đi trên một đoạn đường như nhau: Biết rằng  thời gian của người A và người B để đi hết đoạn đường lần lượt là: \(\frac{5}{6}(h);\frac{7}{8}(h)\). Khẳng định nào sau đây là đúng? 

  • A. A chậm hơn B
  • B. B nhanh hơn A
  • C. B chậm hơn A
  • D. Chưa thể xác định được

⇒ Đáp án: 1A; 2B; 3C; 4B; 5C

Dưới đây là Hướng dẫn giải giải bài 37 38 trang 23 sgk toán 6 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 37 38 trang 23 sgk toán 6 tập 2 của bài §6 So sánh phân số trong chương III – Phân số cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

§6 So sánh phân số – Trắc nghiệm và giải bài 37 38 trang 23 sgk toán 6 tập 2
Giải bài 37 38 trang 23 sgk toán 6 tập 2

1. Giải bài 37 trang 23 sgk Toán 6 tập 2

Điền số thích hợp vào chỗ trống:

a) \(\frac{{ – 11}}{{13}} < \frac{{…}}{{13}} < \frac{{…}}{{13}} < \frac{{…}}{{13}} < \frac{{ – 7}}{{13}}\)

b) \(\frac{{ – 1}}{3} < \frac{{…}}{{36}} < \frac{{…}}{{18}} < \frac{{..1}}{4}\)

Bài giải:

a) \(\frac{{ – 11}}{{13}} < \frac{{ – 10}}{{13}} < \frac{{ – 9}}{{13}} < \frac{{ – 8}}{{13}} < \frac{{ – 7}}{{13}}\)

b) Ta có: \(\frac{{ – 1}}{3} < \frac{{…}}{{36}} < \frac{{…}}{{18}} < \frac{{ – 1}}{4}\)

Hay \(\frac{{ – 1}}{3} = \frac{{ – 12}}{{36}} < \frac{{…}}{{36}} < \frac{{…}}{{18}} < \frac{{ – 9}}{{36}} = \frac{{ – 1}}{4}\)

Hay \(\frac{{ – 1}}{3} = \frac{{ – 12}}{{36}} < \frac{{ – 11}}{{36}} < \frac{{ – 10}}{{36}} < \frac{{ – 9}}{{36}} = \frac{{ – 1}}{4}\)

Vậy \(\frac{{ – 1}}{3} < \frac{{ – 11}}{{36}} < \frac{{ – 5}}{{18}} < \frac{{ – 1}}{4}\)


2. Giải bài 38 trang 23 sgk Toán 6 tập 2

a) Thời gian nào dài hơn: \(\frac{2}{3}h\,\,hay\,\,\frac{3}{4}h?\)

b) Đoạn thẳng nào ngắn hơn: \(\frac{7}{{10}}m\,\,hay\,\,\frac{3}{4}m?\)

c) Khối lượng nào lớn hơn: \(\frac{7}{8}kg\,\,hay\,\,\frac{9}{{10}}kg?\)

d) Vận tốc nào nhỏ hơn: \(\frac{5}{6}km/h\,\,hay\,\frac{7}{9}km/h?\)

Bài giải:

a) \(\frac{2}{3}h\,\, < \,\,\frac{3}{4}h\)

b) \(\frac{7}{{10}}m\,\, < \,\,\frac{3}{4}m\)

c) \(\frac{7}{8}kg\,\, < \,\,\frac{9}{{10}}kg\)

d) \(\frac{5}{6}km/h\,\, > \,\frac{7}{9}km/h\)


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 37 38 trang 23 sgk toán 6 tập 2!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com