Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) sgk Ngữ văn 7 tập 2

Hướng dẫn Soạn Bài 32 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) sgk Ngữ văn 7 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 7 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 7.

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) sgk Ngữ văn 7 tập 2
Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) sgk Ngữ văn 7 tập 2

3. Các phép biến đổi câu đã học

Có nhiều phép biến đổi câu nhưng tập trung ôn tập hai phép biến đổi: thêm, bớt thành phần trong câu và chuyển đổi kiểu câu.

– Thêm bớt thành phần câu gồm:

+ Rút gọn câu là lược bỏ một số thành phần câu, thường nhằm những mục đích: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước; Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chúng mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

+ Mở rộng câu thường bằng hai cách:

– Thêm trạng ngữ vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu; giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc có một dấu phẩy khi viết.

– Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu là dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ – vị làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C – V.

– Chuyển đổi kiểu câu: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại ở mỗi đoạn văn nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

+ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

+ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).


4. Các phép tu từ cú pháp đã học

Có nhiều phép tu từ cú pháp nhưng tập trung ôn tập vào hai phép: điệp ngữ và liệt kê.

– Điệp ngữ:

+ Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu (để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh).

+ Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

– Liệt kê

+ Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

+ Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.

+ Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) sgk Ngữ văn 7 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com