Trả lời câu hỏi 1 2 bài 22 trang 106 sgk Lịch sử 7

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 22 – Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI – XVIII), Chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII, sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 bài 22 trang 106 sgk Lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.


Lý thuyết

I. Tình hình chính trị – xã hội

1. Triều đình nhà Lê

Thời Lê sơ (thế kỉ XV) là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền. Nhưng từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.

Nội bộ triều Lê “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực. Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, giết hại công thần tôn thất nhà Lê. Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy sản gây thành phe phái mới, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.

2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI

Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương “cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết”, “dùng của như bùn đất…, coi dân như cỏ rác”. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.

Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.

Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).

Nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc, gọi là “quân ba chỏm”. Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hoá.

Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.

Trả lời câu hỏi 1 2 bài 22 trang 106 sgk Lịch sử 7

Trước khi đi vào Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 bài 22 trang 106 sgk Lịch sử 7 chúng ta hãy trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 105 sgk Lịch sử 7

Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê đầu thế kỉ XVI?

Trả lời:

Nhận xét:

– Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua quan ăn chơi, xa xỉ, xây dựng cung điện tốn kém…

– Nội bộ triều đình Lê thì “chia bè kéo cánh” tranh giành quyền lực.

⇒ Nhà Lê đã bắt đầu thời kì suy yếu, vua quan không quan tâm đến việc triều chính, nội bộ triều đình thì rối ren. Đất nước lâm vào khủng hoảng.


2. Trả lời câu hỏi trang 106 sgk Lịch sử 7

Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?

Trả lời:

Tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:

– Khởi nghĩa Trần Tuân (Cuối năm 1511) ở Sơn Tây ( Hà Nội).

– Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512 ở Nghệ An, Thanh Hóa.

– Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng Tam Đảo.

– Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516 ở Đông triều (Quảng Ninh).

Chỉ trên lược đồ những vùng hoạt động của phong trào nông dân bấy giờ.

Trả lời:

Địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa (Theo dõi lược đồ SGK – Tr 106)

– Khởi nghĩa Trần Tuân ở Sơn Tây ( Hà Nội).

– Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng ở Nghệ An, Thanh Hóa.

– Khởi nghĩa Phùng Chương ở vùng Tam Đảo.

– Khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông triều (Quảng Ninh).

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 bài 22 trang 106 sgk Lịch sử 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi lịch sử 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 bài 22 trang 106 sgk Lịch sử 7 của Bài 22 – Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI – XVIII) của Chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII trong Phần hai. Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi 1 2 bài 22 trang 106 sgk Lịch sử 7
Trả lời câu hỏi 1 2 bài 22 trang 106 sgk Lịch sử 7

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 22 trang 106 sgk Lịch sử 7

Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì?

Trả lời:

Nguyên nhân bùng nổ phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:

Tình hình đất nước ngày càng lâm vào khủng hoảng:

– Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

– Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.

– Xã hội bất ổn đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

⇒ Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.


2. Trả lời câu hỏi 2 bài 22 trang 106 sgk Lịch sử 7

Ý nghĩa của phong trào nông dân đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

– Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt nhưng đã góp phần làm suy yếu nhà Lê sơ và làm cho triều đình nhà Lê nhanh chóng sụp đổ.

– Thể hiện ý chí đấu tranh của nhân dân chống lại một nhà nước phong kiến đã khủng hoảng, suy yếu. Thể hiện tình trạng mâu thuẫn xã hội gay gắt ở đầu thế kỉ XVI.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 7 với trả lời câu hỏi 1 2 bài 22 trang 106 sgk Lịch sử 7!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com