Bài 6: Thực hành Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học sgk Địa lí 6

Hướng dẫn Soạn Bài 6: Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo đế vẽ sơ đồ lớp học, sách giáo khoa Địa lí lớp 6. Nội dung Bài 6: Thực hành Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học sgk Địa lí 6 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 6.

Bài 6: Thực hành Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học sgk Địa lí 6
Bài 6: Thực hành Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học sgk Địa lí 6

1. Đề bài

Hãy sử dụng địa bàn và thước đo thông thường để tập vẽ sơ đồ lớp học của em.

Hướng dẫn

Các dụng cụ cần thiết để làm bài thực hành:

– Địa bàn.

– Thước đo.

– Giấy, bút chì, tẩy.

Tổ chức lớp:

– Chia lớp ra bốn tổ.

– Tổ trưởng phân công việc cho các tổ viên và chịu trách nhiệm về việc hoàn thành sơ đồ lớp học.

Các bước tiến hành:

– Toàn lớp học cách sử dụng địa bàn để xác định hướng của lớp học (Tìm hiểu đặc điểm của địa bàn, đặc tính của kim nam châm, học cách sử dụng địa bàn để tìm phương hướng, xác định phương hướng của lớp học).

– Tính tỉ lệ và vẽ sơ đồ lớp học trên giấy.


2. Cách sử dụng địa bàn

a) Cấu tạo địa bàn: Hộp nhựa đựng kim Nam châm và vòng chia độ.

– Nam châm: Bắc màu xanh, Nam màu đỏ

– Vòng chia độ: Trên vòng chia độ có ghi 4 hướng chính và số độ từ 00 → 3600. Hướng Bắc (N) = 00 (3600), hướng Nam (S) = 1800, hướng Đông (E) = 900, hướng Tây (W) = 2700. (N,S,E,W viết tắt chữ cái đầu chỉ các hướng trong tiếng Anh)

b) Cách sử dụng

– Đặt địa bàn thăng bằng trên mặt phẳng, tránh xa các vật bằng kim loại.

– Mở chốt hãm cho kim chuyển động, đến khi kim đứng yên, ta xoay hộp nhựa lựa cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng Bắc, đầu kim màu xanh chỉ hướng Nam → Như vậy ta đã xác định đúng hướng Bắc – Nam, từ đó xác định các hướng khác.

Lưu ý: Cách xác định và thể hiện hướng trên sơ đồ

– Đặt chiều dài giấy A4 nằm song song với chiều dài lớp học, dùng la bàn xác định hướng Bắc. Ngồi nhìn lên hướng Bắc, dùng thước, kẻ vào góc tờ giấy đường thẳng chỉ hướng Bắc, từ đó xác định hướng của lớp học.

Thứ tự Đối tượng đo Khoảng cách

Ghi chú

Tỉ lệ lớp học 1:50

Thực tế (m) Trên sơ đồ (cm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Dài lớp AB

Rộng lớp BC

Bục giảng

Cạnh AE

Cạnh EM

Cạnh MN

Cạnh NH

Rộng cửa ra vào

Rộng cửa sổ

Khoảng cách 2 cửa

Chiều dài bàn ghế học sinh

Chiều dài bàn giáo viên

10m

8m

2,5m

0,5m

4,5m

1m

2m

2,2m

2m

0,5m

1,2m

1,6m

20cm

16cm

5cm

1cm

9cm

2cm

4cm

4,4cm

4cm

1cm

2,4cm

3,2cm

Ý nghĩa: Tỉ lệ 1 : 50 tức là 1cm trên sơ đồ = 50cm (0,5 m) thực tế
13 Hướng lớp Hướng của lớp học chạy dài theo hướng Tây – Tây Bắc xuống Đông – Đông Nam
Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo đế vẽ sơ đồ lớp học
(Sơ đồ lớp học trên giấy)

3. Các bước vẽ sơ đồ lớp học

– B1: Sử dụng địa bàn để xác định hướng của lớp học.

– B2: Đo chiều dài, chiều rộng của lớp học, của cửa ra vào, của bục, của bàn GV, bàn HS…

– B3: Tính tỉ lệ và vẽ sơ đồ lớp học lên giấy (trước tiên vẽ khung lớp họ, sau đó mới đến các đối tượng bên trong).

– B4: Hoàn thiện bản vẽ: ghi tên sơ đồ, tỉ lệ, mũi tên chỉ hướng bắc và các ghi chú khác.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là Hướng dẫn Soạn Bài 6: Thực hành Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học sgk Địa lí 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Địa lí lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com