Hướng dẫn Soạn Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em sgk GDCD 6

Hướng dẫn soạn Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, sách giáo khoa GDCD lớp 6. Nội dung bài Soạn Soạn Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em sgk GDCD 6 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 6.


Lý thuyết

1. Truyện đọc: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội

2. Nội dung bài học

1. Công ước LHQ về quyền trẻ em?

– Năm 1989: Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời.

– Năm 1990: Việt Nam kí và phê chuẩn công ước.

– Năm 1991: Việt Nam ban hành luật bảo về, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

– Các nhóm quyền của trẻ em:

+ Nhóm quyền sống – ăn.

+ Nhóm quyền bảo vệ: Khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bỏ rơi, bóc lột,…

+ Nhóm quyền phát triển.

+ Nhóm quyền tham gia

2. Ý nghĩa của quyền trẻ em và bổn phận của trẻ em

– Ý nghĩa: Quyền trẻ em rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em

– Bổn phận và trách nhiệm của trẻ em: Bảo vệ quyền của mình, chống mọi sự xâm phạm. Tôn trọng quyền của người khác và thực hiện tốt bổn phận.

– Biểu hiện tốt:

+ Tổ chức việc làm cho trẻ em khó khăn

+ Dạy học lớp học tình thương

+ Dạy nghề miễn phí

+ Tổ chức tiêm phòng dịch

+ Tổ chức trại hè

+ Tổ chức cho trẻ em tham gia các trò chơi bổ ích.

+ Trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo.

– Biểu hiện chưa tốt:

+ Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy

+ Cha mẹ ly hôn

+ Đánh đập trẻ em

+ Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện

+ Không nhận trẻ em nghèo vào lớp.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 30 sgk GDCD 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 30 sgk GDCD 6

a) Tết ở Làng trẻ em SOS Hà Nội đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Tết ở Làng trẻ em SOS rất vui, nhà nào cũng đỏ rực lửa để luộc bánh trưng. Mọi thứ diễn ra đúng lễ nghi, mang hơi thở ấm cúng giống một gia đình. Các con được sắm quần áo đầy đủ. Kẹo bánh, hoa quả không thiếu. Mọi người quây quần bên tivi, và cùng chúc tụng nhau năm mới với mọi điều tốt lành, rồi thi nhau hát hò vui vẻ. Hạnh phúc luôn mỉm cười trên môi những đứa trẻ.

b) Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em mồ côi ở đó?

Trả lời:

– Cuộc sống của trẻ em SOS luôn được ấm no, đủ đầy. Dù giữa họ không chung huyết thống nhưng luôn mang hơi ấm của một gia đình, mọi người quan tâm và giúp đỡ nhau.

– Cuộc sống không cướp đi của các em tất cả. Ít nhất, các em đã có một nơi để nương tựa, để dựa giẫm, động viên và tạo điều kiện cho các em được sống, được hưởng hạnh phúc.

c) Hãy kể tên những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biết. Những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em?

Trả lời:

– Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.

– Trung tâm Bảo trợ Xã hội Trẻ em thiệt thòi.

– Hiệp hội Bảo trợ trẻ em.

– Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.

⇒ Những hoạt động đó có ý nghĩa là: giúp các em có cơ hội được nuôi dưỡng, học tập và nương tựa. Đấu tranh xóa bỏ thái độ kỳ thị đối với việc thực hiện các quyền của trẻ em, tạo điều kiện cho các em có cơ hội được hòa nhập với xã hội.

d) Em hãy kể những quyền mà em đã được hưởng. Em suy nghĩ gì khi được hưởng những quyền đó?

Trả lời:

– Quyền mà em đã được hưởng:

+ Được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động xã hội.

+ Được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, sở thích, mong muốn của mình.

+ Được ăn uống đầy đủ, được nuôi dưỡng, giáo dục, chăm lo cả về vật chất và tinh thần

– Em cảm thấy hạnh phúc và may mắn khi được hưởng những quyền đó, em muốn chia sẻ quyền lợi của mình, những thứ mình có cho những bạn gặp hoàn cảnh khó khăn.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập trang 31 32 sgk GDCD 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Giải bài tập trang 31 32 sgk GDCD 6

a) Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với việc làm thực hiện quyền trẻ em, đánh dấu (-) tương ứng với việc làm vi phạm quyền trẻ em.

– Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
– Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.
– Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
– Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
– Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn.
– Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
– Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.
– Đánh đập trẻ em.
– Tổ chức trại hè cho trẻ em.
– Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.

Trả lời:

– Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn. X
– Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.
– Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
– Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ. X
– Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn. X
– Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
– Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ. X
– Đánh đập trẻ em.
– Tổ chức trại hè cho trẻ em. X
– Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.

b) Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện đó?

Trả lời:

– 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em:

+ Đánh đập trẻ em

+ Bắt trẻ em làm việc quá sức

+ Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút

– Theo em, để hạn chế những biểu hiện đó, mỗi người cần tự ý thức được về quyền của trẻ em để bảo vệ và giúp trẻ em có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Đồng thời các bậc phụ huynh phải giáo dục con cái đúng cách và dạy trẻ cách để không bị lôi kéo hay lợi dụng bởi người lạ.

c) Mỗi nhóm quyền cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi trẻ em?

Trả lời:

Mỗi nhóm quyền rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ:

– Nhóm quyền sống còn: quyền này là quyền quan trọng nhất. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có quyền này và được hưởng quyền này để tồn tại và thực hiện các quyền khác.

– Nhóm quyền bảo vệ: trẻ phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức đối xử, bóc lột, xâm hại, bị bỏ rơi.

– Nhóm quyền phát triển: quyền được học tập, vui chơi… phát triển toàn diện.

– Nhóm quyền tham gia: có quyền nói lên ý kiến của mình bày tỏ nguyện vọng của mình, được người lớn tôn trọng.

d) Lên học ở Trung học cơ sở, Lan đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền sẽ mua. Lan so sánh mình với mấy bạn có xe trong lớp và cảm thấy ấm ức, nên oán trách mẹ. Theo em, Lan đúng hay sai? Vì sao? Nếu em là Lan, em sẽ ứng xử thế nào?

Trả lời:

– Theo em, Lan trong tình huống này là sai. Vì gia đình Lan không có điều kiên, Lan nên tiết kiệm tiền bạc, chứ không nên so sánh gia đình mình với nhà người khác, không nên ghen ghét, đố kị.

– Nếu em là Lan, em sẽ không oán trách mẹ. Em sẽ thương mẹ nhiều hơn, cố gắng học thật giỏi, sau giờ học tranh khủ giúp đỡ công việc nhà cho mẹ.

đ) Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp, bố mẹ cũng không cho Quân đi dự. Quân rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là Quân, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Nếu em là Quân, em sẽ trình bày cho bố mẹ biết về việc em sẽ chọn bạn để chơi. Về lập trường rằng em sẽ không bị nhiễm những thói hư tật xấu. Đặc biệt, em sẽ giải thích cho bố mẹ biết về việc mở rộng các mối quan hệ bạn bè thì em mới có tiềm năng để học hỏi, trao đổi bài cũng như tâm tư, chuyện trong cuộc sống.

e) Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp sau đây:

– Em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ.

– Em thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi.

– Em thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ.

Trả lời:

– Em sẽ ngăn cản hành vi của người lớn, sau đó sẽ báo cho cơ quan công an, trình bày sự việc.

– Em sẽ nói chuyện, động viên cho bạn hiểu về ý nghĩa của việc học. Sau đó, sẽ nhờ thầy cô, gia đình bạn ý giúp đỡ, khuyên nhủ.

– Em sẽ giúp các em, sẽ dạy cho các em những gì em biết, tổ chức khuyên góp, nhờ thầy cô và các tổ chức xã hội tạo điều kiện cho các em có cơ hội được đi học.

g) Em hãy tự nhận xét xem bản thân đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với cha mẹ và thầy giáo, cô giáo chưa. Những điều gì em đã thực hiện tốt và còn những điều gì chưa tốt ? Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện nhằm khắc phục những điều chưa tốt đó.

Trả lời:

– Em thấy bản thân mình chưa thực hiện tốt bổn phận với cha mẹ, thầy cô giáo.

– Những điều em đã thực hiện tốt là: Ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ, đi học đúng giờ.

– Những điều em chưa làm tốt là: Còn nói chuyện riêng trong lớp, đôi lúc chưa học bài cũ, chưa giúp đỡ công việc nhà cho bố mẹ, còn đòi hỏi đò chơi, quần áo với bố mẹ.

– Học sinh tự đặt kế hoạch để khắc phục những nhược điểm của bản thân như: sáng dậy dớm tập thể dục, ăn sáng đầy đủ, đến trường không đi la cà, ngồi ngay ngắn trong lớp, không mất trật tự, ghi chép bài đầy đủ. Về nhà tự vệ sinh cá nhân, giúp mẹ dọn nhà. Làm bài tập đầy đủ.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em sgk GDCD 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com