Hướng dẫn Soạn Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm sgk GDCD 6

Hướng dẫn soạn Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, sách giáo khoa GDCD lớp 6. Nội dung bài Soạn Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm sgk GDCD 6 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 6.


Lý thuyết

1. Truyện đọc: Một bài học

Soạn Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm sgk GDCD 6
Soạn Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm sgk GDCD 6

2. Nội dung bài học

1. Thế nào là quyền bất khả xâm phạm, quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng?

– Quyền bất khả xâm phạm về than thể có nghĩa là: Không ai được xâm phạm đến thân thể của mình. Cấm xâm phạm đến thân thể của người khác.

– Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền của công dân.

2. Ý nghĩa

Đây là quyền cơ bản của công dân ví nó gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của con người

3. Quy định của pháp luật

– Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác.Việc bắt giữ người phải theo đúng pháp luật.

– Pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân. Mọi người phải trân trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của người khác.

– Mọi việc xâm hại đến tính mạng, thân thể sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

– Biểu hiện những hành vi, việc làm xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác:

+ Đánh đập, hành hạ người khác.

+ Gây thương tích, chết người.

+ Vu khống, vu cáo, làm nhục.

+ Chửi mắng, trêu chọc quá mức.

+ Đua xe trái phép.

+ Dùng hung khí đùa giởn, hành hung người khác.

+ Mua bán phụ nữ, trẻ em.

+ Dụ dỗ trẻ em sa vào tệ nạn xã hội.

♦ Đọc điều 71 Hiến pháp năm 1992.

– Pháp luật nước ta quy định:

+ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể; nghĩa là: không ai được xâm phạm đến thân thể người khác.

+ Việc bắt giữ người phải đúng quy định của pháp luật.

+ Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; nghĩa là: mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự và nhân phẩm của người khác.

+ Mọi việc làm xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.

– Những hành vi, việc làm xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của các bạn ở trường, ở lớp:

+ Vu khống, vu oan cho bạn lấy cắp đồ.

+ Trêu chọc, đùa giởn quá mức (nắm đầu, giựt tóc.)

+ Nói xấu, chửi mắng bạn. Vô cớ đánh bạn, rủ người khác đánh bạn

+ Tụ tập trốn học rủ nhau hút thuốc, chơi bài, đánh nhau, lập băng đảng, đua xe trái phép,tổ chức cướp giật.

– Khi gặp những hành vi, việc làm nêu trên thì em sẽ:

+ Kiên quyết không tham gia.

+ Khuyên can, ngăn cản.

+ Dùng lời lẽ để giải thích cho bạn hiểu làm như thế là vi phạm pháp luật.

+ Báo cho thầy cô, cha mẹ của bạn, các cơ quan, đoàn thể để kịp thời ngăn chận và xử lý.

→ Nhà nước ta thật sự coi trọng con người. Chúng ta phải biết tự bảo vệ bản thân mình, tôn trọng người khác; biết phê phán, tố cáo các hành vi xâm phạm quyền con người.

4. Trách nhiệm của học sinh

– Tôn trọng tính mạng, thân thể danh dự nhân phẩm của người khác.

– Bảo vệ quyền của mình.

– Phê phán tố cáo những việc làm trái với quy định của pháp luật.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 42 sgk GDCD 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 42 sgk GDCD 6

a) Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở?

Trả lời:

Ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở vì ông Hùng đã sử dụng chăng dây điện để làm bẫy chuột. Việc làm này, ông Hùng chỉ nghĩ cái lợi trước mắt là bẫy chết chuột nên không nghĩ sẽ làm chết người (ông Nở chết vì điện giật)

b) Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?

Trả lời:

Chứng tỏ, dù vô tình hay cố ý gây chết người thì đều phải chịu hậu quả, trách nhiệm pháp lí. Ông Hùng đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.

c) Theo em, đối với mỗi con người thì những gì là quý giá nhất? Vì sao?

Trả lời:

Đối với mỗi con người tính mạng là quan trọng nhất. Nhưng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm cũng rất quan trọng. Vì vậy, mọi hành vi xâm phạm đến các yếu tố trên đều bị xử lí nghiêm minh.

d) Khi thân thể, tính mạng, danh dự bị người khác xâm phạm thì em phải làm gì và làm như thế nào?

Trả lời:

Khi bản thân em bị xâm phạm về tính mạng, sức khỏe hay khi danh dự, nhân phẩm em bị xúc phạm em sẽ trình báo với cơ quan công an, lãnh đạo nhà trường hoặc gia đình, bố mẹ để họ giúp đỡ và bảo vệ em.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập trang 43 44 sgk GDCD 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Giải bài tập trang 43 44 sgk GDCD 6

a) Em hãy nêu một số ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân mà em biết.

Trả lời:

– Xô vào người khác làm bị thương, chết người.

– Giết người để cướp của.

– Đánh đập thân thể người khác, hiếp dâm.

– Xúc phạm danh dự, chửi bới người khác để hạ uy tín.

– Chồng đánh vợ, bố mẹ đánh con.

b) Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải.

Theo em, Tuấn có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể… không? Trong trường hợp đó, Hải có thể có những cách ứng xử nào ? Cách nào là tốt nhất ?

Trả lời:

– Theo em Tuấn đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe (rủ anh trai đánh Hải); vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm (chửi Hải).

– Hải nên giải thích cho bạn hiểu chỉ là nghi ngờ và Hải không nói xấu Tuấn.

– Hải phải tự vệ chính đáng, không để bạn đánh, tìm người giúp đỡ kịp thời.

– Hải đi trình bày sự việc của mình cho bố mẹ, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giúp đỡ và bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho Hải.

– Cách làm tốt nhất là Hải phải tự bảo vệ mình và thông báo, tìm sự giúp đỡ của những người có trách nhiệm: bố mẹ Hải, bố mẹ Tuấn, chính quyền địa phương.

c) Hà là học sinh lớp 6. Hằng ngày, Hà phải đi bộ từ nhà đến trường. Con đường này thường vắng vẻ và thỉnh thoảng em gặp một nhóm con trai lớn hơn em. Nhóm này thường trêu chọc, giật tóc và đụng chạm vào người Hà.

Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng thế hiện cách ứng xử đúng:

– Hà mắng và còn cãi nhau với đám con trai.
– Hà sợ hãi không dám đi học nữa.
– Hà không có phản ứng gì và không dám nói cho bô” mẹ biết vì sợ bô” mẹ không cho đi học nữa.
– Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy cô giáo biết.

Trả lời:

– Hà mắng và còn cãi nhau với đám con trai.
– Hà sợ hãi không dám đi học nữa.
– Hà không có phản ứng gì và không dám nói cho bô” mẹ biết vì sợ bô” mẹ không cho đi học nữa.
– Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy cô giáo biết. X

d) Hãy đánh dấu X vào ô trống phù hợp với ý kiến của em về những điều sau đây:

Đúng Sai
– Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể.
– Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội.
– Mọi việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác đều vi phạm pháp luật.
– Chỉ cần giữ gìn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình, còn của người khác thì không quan tâm.
– Khi bị người khác xâm hại thân thể thì tốt nhất là im lặng, không để mọi người biết.

Trả lời:

Đúng Sai
– Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể. X
– Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội. X
– Mọi việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác đều vi phạm pháp luật. X
– Chỉ cần giữ gìn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình, còn của người khác thì không quan tâm. X
– Khi bị người khác xâm hại thân thể thì tốt nhất là im lặng, không để mọi người biết. X

đ) Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp bị xâm hại thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.

Trả lời:

– Em sẽ tự vệ chính đáng, hét thật to để tìm kiếm sự trợ giúp gần nhất, tìm cách bảo vệ mình.

– Báo cho bố mẹ, thầy cô giáo và những người có trách nhiệm để họ giúp đỡ.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm sgk GDCD 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com