Hướng dẫn Soạn Bài 2: Siêng năng kiên trì sgk GDCD 6

Hướng dẫn soạn Bài 2: Siêng năng, kiên trì, sách giáo khoa GDCD lớp 6. Nội dung bài Soạn Bài 2: Siêng năng kiên trì sgk GDCD 6 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 6.


Lý thuyết

1. Truyện đọc: Bác Hồ tự học ngoại ngữ

Soạn Bài 2: Siêng năng kiên trì sgk GDCD 6
Soạn Bài 2: Siêng năng kiên trì sgk GDCD 6

2. Nội dung bài học

1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?

– Siêng năng thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc một cách thường xuyên, đều dặn, không tiếc công sức.

Ví dụ: An tự làm bài tập, học bài trước khi đến lớp.

Ngoài việc học ra Lan còn giúp mẹ công việc nhà, phụ mẹ chăm em bé nhỏ.

Hoa vừa học vừa làm để phụ mẹ.

Trái vơi siêng năng: Lười biếng, không muốn làm việc, hay lần lữa, trốn tránh công viêc, ỷ lại vào người khác hoặc đùn đẩy việc cho người khác.

– Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại.

Ví dụ: Vì chữ xấu nên Hà đã cố gắng rèn luyện, sau 1 thời gian chữ viết của Hà đã tiến bộ và đẹp hơn trước rất nhiều.

Biểu hiện của đức tính kiên trì: Chăm chỉ, cần cù, chịu khó, miệt mài…

Trái với kiên trì: Hay nản lòng, chóng chán, làm được đến đâu hay đến đó, không quyết tâm và thường không đạt được mục đích gì cả.

Biểu hiện của trái với kiên trì, siêng năng: Lười nhát, chểnh mảng, nản lòng, ngại khó, ngại khổ,…

2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì

– Trong học tập: Đi học chuyên cần, Bài khó không nản chí, tự giác học, không chơi la cà…

– Trong lao động: Tìm tòi sáng tạo, chăm chỉ làm việc nhà, không ngại khó, tiết kiệm…

– Trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác: Kiên trì tập thể dục thể thao, bảo vệ môi trường, kiên trì chống tệ nạn xã hội. Bảo vệ môi trường. Đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, xoá đói, giảm nghèo

Biểu hiện trái với siêng năng: Lười biếng, ỷ lại, hời hợt, cẩu thả, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám…

Biểu hiện trái với kiến trì: Ngại khó, ngại khổ, nãn lòng, chống chán …

3. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 5 sgk GDCD 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 5 sgk GDCD 6

a) Qua truyện trên, em thấy Bác Hồ đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào?

Trả lời:

Bác nhờ những thuỷ thủ người Pháp giảng bài; mỗi ngày Bác viết 10 từ mới vào cánh tay để vừa làm, vừa nhẩm đọc. Bác tự chủ động học vào sáng sớm và chiều ở vườn hoa. Bác tra tự điển hoặc nhờ người thạo tiếng nước đó giải thích rồi ghi lại vào sổ để nhớ. Bác học thêm 2 giờ nghỉ vào ban đêm.

b) Trong quá trình tự học, Bác Hồ đã gặp những khó khăn gì? Bác đã vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào?

Trả lời:

Bác không được học trong nhà trường nhiều. Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối trong một ngày nên đã mệt và không có nhiều thời gian dành cho việc tự học. Bác học ngoại ngữ trong lúc vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng.

Bác Hồ đã vượt qua những khó khăn đó với tất cả lòng quyết tâm, nghị lực và sự kiên trì của mình.

c) Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?

Trả lời:

Cách học ngoại ngữ của Bác thể hiện đức tính siêng năng và sự kiên trì.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập trang 6 sgk GDCD 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Giải bài tập trang 6 sgk GDCD 6

a) Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng những câu thể hiện tính siêng năng, kiên trì:

– Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.
– Hà muốn học giỏi Toán, nên ngày nào cũng làm bài tập.
– Gặp bài tập khó Bắc không làm.
– Đến phiên trực nhật lớp, Hồng toàn nhờ bạn làm hộ
– Chưa làm xong bài tập, Lâm đã đi chơi.

Trả lời:

– Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà. X
– Hà muốn học giỏi Toán, nên ngày nào cũng làm bài tập. X
– Gặp bài tập khó Bắc không làm.
– Đến phiên trực nhật lớp, Hồng toàn nhờ bạn làm hộ
– Chưa làm xong bài tập, Lâm đã đi chơi.

b) Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính siêng năng của em.

Trả lời:

– Kiên trì luyện tập thể dục, thể thao.

– Đi học đúng giờ.

– Cố gắng làm xong tất cả bài tập trước khi đi ngủ, không nản chí khi gặp bài khó.

– Chăm chỉ lao động, vệ sinh trường lớp.

c) Kể một tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết.

Trả lời:

Học sinh liên hệ thực tế trong lớp học, trong trường của mình để trả lời câu hỏi.

Ví dụ: An học lớp 6A1 – là lớp học rất tốt môn Toán. Nhưng An muốn học tốt cả môn Ngữ văn và môn Anh văn. Vì vậy, An đã cùng với bạn Hòa cùng học chung với nhau để cùng giúp nhau học tập. Mỗi ngày, tranh thủ giờ ra chơi An và Hòa đã cùng nhau học từ mới, ghi lại các công thức trong Tiếng Anh để học. Sau đó, hai bạn còn cùng nhau tập làm văn, tập đọc, tập phát âm cho chính xác. Năm vừa qua, hai bạn đã đăng kí thi học sinh giỏi môn Ngữ văn và Anh văn, cả hai bạn đều đạt giải nhì trong kì thi đó.

d) Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì.

Trả lời:

– Có công mài sắt, có ngày nên kim.

– Nói chín thì phải làm mười, nói mười làm chín kẻ cười người chê.

– Siêng làm thì có, siêng học thì hay.

– Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

– Cần cù bù khả năng.

– Khen nét hay làm, ai khen nét hay ăn.

– Mưa lâu thấm đất.

– Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn Bài 2: Siêng năng kiên trì sgk GDCD 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com