Hướng dẫn Soạn Bài 6: Tôn sư trọng đạo sgk GDCD 7

Hướng dẫn Soạn Bài 6: Tôn sư trọng đạo, sách giáo khoa GDCD lớp 7. Nội dung bài Soạn Bài 6: Tôn sư trọng đạo sgk GDCD 7 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 7.


Lý thuyết

1. Truyện đọc: Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu

Soạn Bài 6: Tôn sư trọng đạo sgk GDCD 7

2. Nội dung bài học

1. Thế nào là tôn sư trọng đạo?

– Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.

– Trọng đạo: Coi trọng những lời thầy dạy trọng đạo lí làm người.

2. Biểu hiện của tôn sư trọng đạo

– Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo.

– Hành động đền ơn đáp nghĩa.

– Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo

3. Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo

– Là truyền thống quý báu của dân tộc.

– Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ.

– Là nét đẹp trong tâm hồn con người, làm cho mối quan hệ người-người gắn bó, thân thiết. Con người sống với nhau có nhân nghĩa thủy chung trước sau như một.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 19 sgk GDCD 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 19 sgk GDCD 7

a) Những chi tiết nào trong truyện thể hiện sự kính trọng và biết ơn của những học sinh cũ đối với thầy Bình?

Trả lời:

– Mọi người vây quanh chào hỏi thầy thắm thiết.

– Tặng thầy những bó hoa tươi thắm.

– Không khí thật cảm động.

– Thầy trò tay bắt mặt mừng.

– Ông Nam đứng đậy phát biểu, bày tỏ tình cảm chân thành của những học trò cũ đối với thầy.

– Buổi gặp kết thúc nhưng cả thầy và trò đều lưu luyến, không muốn về.

b) Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo?

Trả lời:

– Tôn sư là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những thầy giáo, cô giáo, những người đã dạy mình.

– Trọng đạo là coi trọng và làm theo đạo lí tốt đẹp, học tập được qua thầy cô.

c) Em hãy nêu một số biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo trong học sinh hiện nay.

Trả lời:

– Nói leo trong giờ, mất trật tự, cãi lời thầy cô.

– Không nghe những lời thầy cô răn dạy, có thái độ chống đối.

– Không chào hỏi, ra vào lớp tự do.

– Vi phạm quy định của nhà trường, lớp.

– Không học bài, làm bài, quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập trang 19 20 sgk GDCD 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Giải bài tập trang 19 20 sgk GDCD 7

a) Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo? Hành vi nào cần phê phán? Vì sao?

(1) Ngày chủ nhật, Năm ra chợ, gặp cô giáo cũ, Năm đứng nghiêm, bỏ mũ chào cô;

(2) Thầy Minh ra bài tập Toán cho học sinh về nhà làm. Mải chơi nên Hoa không làm bài tập;

(3) Anh Thắng là một sinh viên đại học, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, anh Thắng đã viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy anh từ hồi lớp 1;

(4) Giờ trả bài Tập làm văn, An bị điểm kém. Vừa nhận được bài từ tay thầy giáo, An đã vò nát và đút bài vào ngăn bàn.

Trả lời:

– Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo là hành vi (1) và (3). Bởi vì:

(1) Năm đứng nghiêm và bỏ mũ chào cô. Đây là hành động thể hiện sự tôn trọng thầy cô, không qua loa, vội vàng mà đứng nghiêm trang, lễ phép.

(3) Anh Thắng viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy từ hồi cấp 1: Anh Thắng đã là sinh viên, nhưng thầy cô khi còn là lớp 1 anh vẫn còn nhớ và tỏ lòng biết ơn.

– Hành vi cần phê phán là hành vi (2) và (4). Bởi vì:

(2) Hoa không biết vâng lời thầy, mải chơi nên không làm bài tập, không thể hiện sự ngoan ngoãn, nghe lời.

(4) Hành động vò nát bài tập là thiếu tôn trọng thầy giáo. Đó là sự vô lễ cần phải bị nên án.

b) Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.

Trả lời:

– Cơm cha áo mẹ chữ thầy,

Gắng công mà học có ngày thành danh.

– Trọng thầy mới được làm thầy,

– Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

– Mấy ai là kẻ không thầy.

Thế gian thường nói: đố mày làm nên!

– Ở đây gần bạn gần thầy,

Có công mài sắt có ngày nên kim.

c) Trong những câu dưới đây, theo em, câu nào thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo?

(1) Ân trả, nghĩa đền.

(2) Không thầy đố mày làm nên.

(3) Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

(4) Muốn sang thì bắc cầu kiều

     Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

(5) Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

    (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư).

Trả lời:

Câu thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo là câu (5) Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư).


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn Bài 6: Tôn sư trọng đạo sgk GDCD 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 7 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com