Hướng dẫn Soạn bài Lời văn đoạn văn tự sự sgk Ngữ văn 6 tập 1

Hướng dẫn Soạn Bài 5 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập một. Nội dung bài Soạn bài Lời văn đoạn văn tự sự sgk Ngữ văn 6 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Soạn bài Lời văn đoạn văn tự sự sgk Ngữ văn 6 tập 1
Soạn bài Lời văn đoạn văn tự sự sgk Ngữ văn 6 tập 1

I – Lời văn, đoạn văn tự sự

1. Lời văn giới thiệu nhân vật

Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.

2. Lời văn kể sự việc

Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.

3. Đoạn văn

Đoạn văn phải có ý chính được diễn đạt bằng một câu gọi là câu chủ đề.

Các câu khác trong đoạn văn:

– Diễn đạt ý phụ dẫn đến ý chính đó.

– Giải thích cho ý chính, làm nổi bật ý chính.


1. Trả lời câu hỏi 1 trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Đọc từng câu trong các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con  một người  chồng thật xứng đáng.

(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu hỏi:

Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trên đây thường dùng những từ, cụm từ gì?

Trả lời:

– Đoạn văn (1): giới thiệu nhân vật Vua Hùng và con gái Mị Nương.

– Đoạn văn (2): giới thiệu nhân vật Sơn Tinh vùng núi, Thủy Tinh miền biển, cả hai đều tài năng.

Câu văn giới thiệu thường dùng từ , từ , hoặc kể bằng ngôi thứ ba Người ta gọi chàng là …


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dân nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu hỏi:

Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…) gây được ấn tượng gì cho người đọc?

Trả lời:

– Đoạn văn thường dùng những từ để kể hành động nhân vật (các động từ): đến, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,…

– Các hành động được kể mỗi lúc một căng thẳng, dồn dập, kể hành động rồi đến kết quả dựa theo thứ tự thực hiện hành động của nhân vật.

– Kết quả được kể lại trong câu văn cuối.

– Lời kể trùng điệp (nước ngập …, nước ngập …, nước dâng …) tạo nên sự căng thẳng, sự dồn dập, đẩy câu chuyện đến hồi kịch tính cao.


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) ở trên và trả lời các câu hỏi:

– Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào, gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy. Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề?

– Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.

Em hãy kể (hoặc viết) đoạn văn nêu ý chính: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, phun lửa giết chết hết giặc Ân. Hoặc viết đoạn văn nêu ý chính: Tuệ Tĩnh thấy ai có bệnh nặng thì lo chữa trước cho người đó, không kể người đó có địa vị như thế nào, giàu hay nghèo.

Trả lời:

Đoạn Số câu Chủ đề của đoạn Câu thể hiện chủ đề Câu làm rõ chủ đề
(1) 2 Giới thiệu nhân vật Hùng Vương và Mị Nương (1) “Hùng Vương thứ 18…tính nết hiền dịu (2) “Vua cha yêu thương nàng hết mực…thật xứng đáng
(2) 5 Giới thiệu hai nhân vật đến cầu hôn (1) “Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn (2) (3) (4) (5): “Một người ở vùng núi Tản Viên…làm rể vua Hùng
(3) 4 Miêu tả trận đánh của Thủy Tinh (1) “Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ…cướp Mị Nương (2) (3): “Thần hô mưa…trên một biển nước

Kết luận: Câu văn thể hiện ý chính được gọi là câu Chủ đề. Gọi là câu chủ đề vì nó diễn đạt ý chính của đoạn văn thành một câu hoàn chỉnh.

– Để dẫn dắt ý chính người kể đã từng bước kể các ý phụ phù hợp với ý chính theo trình tự trước sau. Các ý phụ bổ sung làm nổi bật cho ý chính.

Viết đoạn văn nêu chính:

– Đoạn văn về Tuệ Tĩnh:

Tuệ Tĩnh là một người thầy thuốc giàu y đức, hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh, không kể giàu nghèo sang hèn. Một lần, ông chuẩn bị đi xem bệnh cho con nhà quý tộc thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị gãy đùi đến xin ông chạy chữa. Ông liền hoãn lại việc đến tư dinh nhà quý tộc để chữa gấp cho chú bé trước.

– Đoạn văn về Thánh Gióng:

Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa giết chết hết giặc Ân. Ngựa phun lửa, Thánh Gióng thúc ngựa phi đến nơi có giặc, đón đầu giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.


II – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 60 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

(Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay!

(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

Câu hỏi:

Mỗi đoạn văn trên kể về điều gì? Hãy gạch dưới câu chủ đề quan trọng nhất của mỗi đoạn văn. Các câu văn triển khai chủ đề ấy theo thứ tự nào?

Trả lời:

Đoạn văn Nội dung chính Câu chủ đề Thứ tự triển khai của câu chủ đề.
a) Sọ Dừa chăn bò giỏi Cậu chăn bò rất giỏi Cái gì xảy ra trước thì kể trước, cái gì xảy ra sau thì kể sau.
b) TÌnh hình cô út và hai cô chị Hai cô chị… tử tế
c) Tính tình cô hàng nước tên Dần Tính tình cô còn trẻ lắm Câu trước bao quát, câu sau giải thích, cụ thể hóa

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 60 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai, vì sao?

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lẽn lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

Trả lời:

Câu a): các hành động thực hiện theo thứ tự không logic, không hợp lí ⇒ sai

Câu b): thứ tự hợp lí ⇒ đúng

Giải thích:

– Trong lời kể, các sự việc được kể phải diễn ra theo đúng lôgic của diễn biến sự việc trong thực tế. Sự việc nào xảy ra trước phải được kể đến trước, xảy ra sau phải được kể đến sau, không được đảo lộn.

– Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến trên thực tế của sự việc

+ Phải đóng yên ngựa trước.

+ Nhảy lên lưng ngựa sau.

+ Cuối cùng rồi mới “lao vào bóng chiều“.


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 60 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

Trả lời:

Giới thiệu nhân vật:

– Thánh Gióng là tráng sĩ dẹp giặc Ân trên lưng ngựa sắt đời Hùng Vương thứ sáu, được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương.

– Lạc Long Quân là vị thần nòi rồng sống ở miền Lạc Việt.

– Ở vùng núi phía Bắc có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần thuộc họ Thần Nông.

– Tuệ Tĩnh là một danh y tài giỏi và giàu y đức.


4. Trả lời câu hỏi 4 trang 60 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Viết đoạn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết gặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Trả lời:

– Đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận:

Gióng mặc giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Gióng cầm roi sắt vung lên, ngựa hí vang xông thẳng vào chiến trận. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân giặc, giết hết lớp này đến lớp khác.

– Đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy:

Thế trận đang thắng, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc, giặc tan vỡ, giẫm đạp lên nhau mà chạy.


Áp dụng

Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về 4 nhân vật: Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thạch Sanh, Em bé thông minh.

Bài làm:

EM BÉ THÔNG MINH

Sau khi học truyện Em bé thông minh, em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất thông minh và nhanh trí. Em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục. Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng. Qua câu chuyện này, em mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn như em bé.

SƠN TINH, THỦY TINH

Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ: “vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi“. Anh thật tài giỏi, đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ. Anh đã chiến đấu kiên cường, bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng, không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc từng quả núi, dời từng quả đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ. Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ làm em rất khâm phục.

THÁNH GIÓNG

Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên. Cậu bé Gióng thật kì lạ, lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc. Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận. Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt, con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc, thích thú. Gióng chiến đấu thật kiên cường, dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng, nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng. Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục, biết ơn. Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.

THẠCH SANH

Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp. Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng. Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành, giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục. Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề. Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình, đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh. Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng. Em rất thích cung tên vàng, cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh. Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Lời văn đoạn văn tự sự sgk Ngữ văn 6 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com